Xây dựng chiến lược tiếp thi đa kênh

Một phần của tài liệu Thực trạng phát triển chiến lược phân phối đa kênh trong ngành hàng thời trang ứng dụng tại thương hiệu thời trang biluxury,khoá luận tốt nghiệp (Trang 94 - 105)

Khi doanh nghiệp phân phối trên nhiều kênh thì việc thiết kế các chiến lược marketing trên các kênh như thế nào tác động rất lớn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh trên các kênh và hiệu quả chung của doanh nghiệp. Tại Biluxury, các chương trình tiếp thị đa kênh chưa được chú trọng và phát triển dẫn đến hiệu quả hoạt động đa kênh chưa tốt chưa truyền thông được cho khách hàng về thương hiệu.

Thay vì tạo các chiến dịch riêng biệt cho từng kênh tiếp thị, công ty nên hướng tới thiết kế các chiến dịch đơn lẻ, bao trùm nhiều kênh. Ví dụ: nhằm mở rộng khách hàng tiềm năng mới, chiến dịch đa kênh có thể là xây dựng các quảng cáo trả tiền để được xuất hiện trên Google, Facebook và Instagram. Mỗi quảng cáo, bất kể nó xuất hiện trên nền tảng nào cũng sẽ hướng khách hàng quan tâm đến các sản phẩm trên các kênh. Sau đó, khách hàng truy cập vào kênh cụ thể đó sẽ được nhắm tới trở thành

mục tiêu với quảng cáo tiếp theo của Google trên các nền tảng tương tự.

Để phát triển hơn các hoạt động đa kênh tại Biluxury, các chiến dịch tiếp thị cần

được xây dựng để mở rộng các kênh ngoại tuyến sang trực tuyến trong khi tạo ra trải nghiệm thương hiệu gắn kết cho người tiêu dùng, tạo nên sự gắn kết và nhận thức thương hiệu trong chiến lược đa kênh của họ.

KẾT LUẬN

Phân phối đa kênh đang ngày càng trở thành xu hướng bùng nổ trong thời đại công nghệ số hiện nay. Trong những năm gần đây, bằng việc thiết lập sự có mặt trên nhiều kênh phân phối cũng như tích hợp thông tin và năng lực phục vụ trên các kênh,

các doanh nghiệp đang ngày càng xây dựng và phát triển chiến lược này trong hoạt động kinh doanh của mình nhằm đáp ứng sự thay đổi trong nhu cầu và hành vi của người tiêu dùng cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Tuy nhiên việc phát triển chiến lược phân phối đa kênh tại doanh nghiệp sao cho phù hợp và hiệu quả đang là bài toán khó đối với hầu hết các doanh nghiệp hiện nay.

Khóa luận đã tập trung làm rõ về thực trạng phát triển chiến lược phân phối đa kênh tại thương hiệu thời trang Biluxury và đã rút ra được một số kết luận như sau:

+ Khóa luận đã hệ thống hóa một cách khoa học cơ sở lý luận về phân phối và phân phối đa kênh với những kiến thức được cập nhật bởi một số giáo trình, sách báo

tham khảo, các bài nghiên cứu góp phần tạo cơ sở để phân tích thực trạng hoạt động phân phối đa kênh tại doanh nghiệp đạt hiệu quả cao hơn.

+ Thông qua quá trình khảo sát thu thập thông tin ý kiến khách quan của khách hàng về hoạt động mua sắm trên các kênh trực tuyến và ngoại tuyến của doanh nghiệp

cùng với những nghiên cứu về hoạt động phân phối tại doanh nghiệp đã xem xét, đánh giá được những vấn đề tồn tại trong thực trạng phát triển chiến lược phân phối đa kênh tại doanh nghiệp và nguyên nhân của những tồn tại.

+ Dựa trên kết quả phân tích tình hình và thực trạng, khóa luận cũng đưa ra một

số giải pháp mang tính cá nhân để nham hoàn thiện, nâng cao việc thực hiện chiến lược phân phối đa kênh tại doanh nghiệp.

Sau ba tháng nghiên cứu với những nỗ lực của bản thân và sự giúp đỡ của quý thầy cô, khóa luận đã đạt được những thành công nhất định, hoàn thành các mục tiêu nghiên cứu đề ra. Khóa luận góp một phần nhỏ trong lĩnh vực nghiên cứu về phân phối, đặc biệt là chiến lược phân phối đa kênh. Tuy nhiên, do thời gian nghiên cứu và kinh nghiệm hạn chế, vì vậy khóa luận không thể tránh khỏi những thiếu sót, do đó có thể mở rộng các hướng nghiên cứu sau:

+ Khóa luận mới chỉ tiến hành nghiên cứu và phân tích thực trạng phát triển chiến lược phân phối đa kênh tại doanh nghiệp dựa trên ý kiến khách quan của khách

hàng và tình hình hoạt động tại doanh nghiệp nhằm xem xét đánh giá việc thực hiện và phát triển chiến lược này. Nếu thời gian và điều kiện cho phép: có thể tiến hành nghiên cứu đo lường hiệu quả của chiến lược phân phối đa kênh này tại doanh nghiệp

để bài nghiên cứu có giá trị khoa học hơn.

+ Khóa luận được thực hiện trong một thời gian và không gian xác định, vì vậy kết quả có ý nghĩa hơn trong giai đoạn hiện tại và thời gian sắp tới. Nếu về lâu dài thì

ý nghĩa của khóa luận sẽ không phản ánh chính xác như kết luận của nghiên cứu và đòi hỏi phải cập nhật, bổ sung thông tin.

Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn Công ty Cổ phần Thời trang Bimart- thương hiệu thời trang Biluxury đã tạo điều kiện cho em trong quá trình thực tập và sự giúp đỡ của các thầy cô trong khoa Quản trị kinh doanh - Học viện ngân hàng, đặc

biệt là sự hướng dẫn tận tình của NCS. Nguyễn Thị Thúy Hà đã giúp em hoàn thiện khóa luận một cách tốt nhất.

Rất mong nhận được sự góp ý từ quý thầy cô giáo và các bạn để khóa luận ngày

TÀI LIỆU THAM KHẢO A. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. Philip Kotler & Kevin Keller (2012), Quản trị Marketing, do Vũ Trọng Hùng dịch,

Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội

2. Philip Kotler & Gary Amstrong ( 2008), Nguyên lý tiếp thị, do Lại Thị Hồng Vân dịch, Nhà xuất bản Lao động-xã hội, Hà Nội

3. Trương Đình Chiến (2010), Quản trị kênh phân phối, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân

4. Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam VECOM (2019), Báo cáo Chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam năm 2019, Việt Nam.

5. Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam VECOM (2018), Báo cáo Chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam năm 2018, Việt Nam.

6. We are social & Hootsuite (2019), Digital 2019.

7. Phùng Thị Thủy (2020), “Bán lẻ hợp kênh - Xu hướng của doanh nghiệp bán lẻ tại

Việt Nam trong thời kỳ của kỷ nguyên số”, Tạp chí Công thương, truy cập lần cuối ngày 06/05/2020, từ <http://tapchicongthuong.vn/bai-viet/ban-le-hop-kenh-xu- huong-cua-doanh-nghiep-ban-le-tai-viet-nam-trong-thoi-ky-cua-ky-nguyen-so- 68515.htm >

8. Tài liệu nội bộ về Quy chế hoạt động, kết quả kinh doanh của công ty.

B. CÁC TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ

1. https://biluxury.vn/pages/about-us

C. TÀI LIỆU TIẾNG ANH

1. Aubrey, C. and Judge, D. (2012). Re-imagine retail: Why store innovation is key to a brand's growth in the ‘new normal’, digitally-connected and transparent world. Journal of Brand Strategy, 1 (1), 31-39.

2. Backhaus, K. and van Doorn, J. (2007). Consumer perceptions of advertising standardization: A crosscountry study of different advertising categories.

International Management Review, 3 (4), 37-49.

3. Berman, B. and Thelen, S. (2004). A guide to developing and managing a well- integrated multi-channel retail strategy. International Journal of Retail & Distribution Management, 32 (3), 147-156.

4. Brynjolfsson, E., Hu, Y.J. and Rahman, M.S. (2013). Competing in the age of omnichannel retailing. MIT Sloan Management Review, 54 (4), 23-29.

5. Cao Hien, 2018, “The growth of e-commerce and its impact on the fast fashion Retailers”, Bachelor’s Thesis Degree Programme in International Business, Haaga- Helia University of Applied Sciences.

6. De Faultrier, B., Boulay, J., Feenstra, F. and Muzellec, L. (2014). Defining a retailer’s channel strategy applied to young consumers. International Journal of Retail

& Distribution Management, 42 (11/12), 953-973.

7. Deloitte and eBay. The omnichannel opportunity: Unlocking the power of the

connected consumer February 2014.

https://www2.deloitte.com/content/dam/Deloitte/uk/Documents/

consumerbusiness/unlocking-the-power-of-the-connectedconsumer.pdf visited 10th May 2020.

8. Dimitrova, B. and Rosenbloom, B. (2010). Standardization versus adaptation in global markets: is channel strategy different?. Journal of Marketing Channels, 17 (2), 157-176.

9. Goolsbee, A. (2001). Competition in the computer industry: Online versus retail. The Journal of Industrial Economics, 49(4), 487-499.

10. Harris, L.C. and Goode, M.H. (2004), “The four levels of loyalty and the pivotal role of trust: a study of online service dynamics”, Journal of Retailing, Vol. 80 No. 2, pp. 138-58.

11. Harris, Clare. 2017. The Fundamentals of Digital Fashion Marketing. London: Bloomsbury Visual Arts

S., &amp; Verhoef, P. C. (2006). Challenges and opportunities in multichannel customer management. Journal of service research, 9(2), 95-112. [88].

13. Neslin, S., &amp; Shankar, V. (2009). Key issues in multichannel customer management: current knowledge and future directions. Journal of Interactive Marketing, 23, 70- 82.

14. Nysveen, H., Pedersen, P.E., Thorbjornsen, H. and Berthon, P. (2005), “Mobilizing the brand: the effect of mobile services on brand relationships and main channel sue”, Journal of Service Research, Vol. 7 No. 3, pp. 257-76.

15. Lewis, J., Whysall, P. and Foster, C. (2014). Drivers and technology related obstacles in moving to multichannel retailing, International Journal of Electronic Commerce, 18 (4), 43-68.

16. Pinel, J, and Gilmore, J (1999), The Experience Economy, Harvard Business School Press, Boston.

17. Piotrowicz, W. and Cuthbertson, R. (2014). Introduction to the special issue information technology in retail: Toward omnichannel retailing. International Journal of Electronic Commerce, 18 (4), 5-16.

18. Sharma , A .and Mehrotra , A .( 2007 ) ‘ Choosing an optimal channel mix in multichannel environments ’ ,Industrial Marketing Management, Vol. 36 , No. 1,pp. 21 - 28.

19. Schramm-Klein, H., Wagner, G., Steinmann, S. and Morschett, D. (2011). Crosschannel integration. Is it valued by customers? International Review of Retail, Distribution and Consumer Research, 21(5), 501-511

20. Seck, A.M. and Philippe, J. (2013). Service encounter in multichannel distribution context: Virtual and face-to-face interactions and consumer satisfaction. Service Industries Journal, 33 (6), 565-579.

21. Shaw and Ivens (2002), Building Great Customer Experience, Palgrave Schol, Print UK.

to omni-channel retailing: Introduction to the special issue on multi-channel retailing.

Journal of Retailing, 91 (2), 174-181.

23. Zhang, J., Farris, P., Kushwaha, T., Irvin, J., Steenburgh, T. and Weitz, B. (2010).Crafting integrated multichannel retailing strategies. Journal of Interactive Marketing, 24 (2), 168-180.

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1: BẢNG KHẢO SÁT

BẢNG KHẢO SÁT ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ XU HƯỚNG MUA SẮM ĐA KÊNH CỦA KHÁCH HÀNG TẠI BILUXURY

Với mục đích nghiên cứu đánh giá thực trạng phát triển chiến lược phân phối đa kênh tại thương hiệu thời trang Biluxury, chúng tôi tiến hành cuộc khảo sát để có thể cải thiện, phát triển và hoàn thiện chiến lược này tại doanh nghiệp nhằm đem đến

trải nghiệm và dịch vụ tốt hơn cho khách hàng.

Để cuộc nghiên cứu đạt kết quả tốt, chúng tôi rất mong nhận được sự giúp đỡ của quý anh/chị. Chúng tôi xin đảm bảo các thông tin thu được chỉ nhằm phục vụ mục đích nghiên cứu, không cung cấp thông tin với bên thứ ba.

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!

Phần 1. Phần câu hỏi chung

1. Xin vui lòng cho biết giới tính của anh/chị?

□ Nam □ Nữ

2. Xin vui lòng cho biết độ tuổi của anh/chị? □ Từ 20 đến 25 tuổi

□ Từ 26 đến 35 tuổi □ Từ 36 đến 40 tuổi □ Từ 41 đến 45 tuổi □ Trên 45 tuổi

3. Xin vui lòng cho biết anh/chị thuộc đối tượng nào sau đây? □ Học sinh, sinh viên

□ Kinh doanh tự do □ Nhân viên văn phòng □ Lao động phổ thông

Yếu tố 1 2 3 4 5

□ Cán bộ công chức □ Khác

4. Anh/chị có sử dụng sản phẩm của Biluxury không? (Nếu không có thể bỏ qua những câu hỏi bên dưới)

□ Có □ Không

5. Anh/chị có thường xuyên mua sắm tại cửa hàng không? □ Thường xuyên

□ Thỉnh thoảng □ Rất ít khi □ Chưa bao giờ

6. Anh/chị có thường xuyên mua sắm trực tuyến không? □ Thường xuyên

□ Thỉnh thoảng □ Rất ít khi □ Chưa bao giờ

7. Anh/chị vui lòng đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố khi mua sắm tại cửa hàng theo thang điểm từ 1 đến 5, với quy ước sau đây:

Quá trình đổi trả Xếp hàng tại cửa hàng Phòng thử đồ

Hàng sẵn có trong kho

Hiểu biết của nhân viên bán hàng Thương hiệu

Yeu tố 1 2 3 4 5

Mua sắm 24/7

Tính khả dụng của trang web Giao hàng và thanh toán Khuyến mại Quá trình đổi trả Danh mục sản phẩm Tốc độ giao hàng Sự phù hợp của sản phẩm (1) = Đồng ý (2) = Rất đồng ý

Yếu tố 1 2 3 4 5

Điểm bán hàng trực quan hấp dẫn Địa điểm lấy hàng cho đơn hàng trực

tuyến

Địa điểm bán hàng trực tiếp Nơi để gắn kết khách hàng

Địa điểm cho dịch vụ khách hàng Địa điểm cho tương tác xã hội

(3) Theo anh/chị vai trò tương lai của các cửa hàng trực tiếp sẽ thay đổi như thế nào

trong tương lai? Vui lòng đánh giá theo thang điểm từ 1 đến 5, với quy ước sau đây :

Một phần của tài liệu Thực trạng phát triển chiến lược phân phối đa kênh trong ngành hàng thời trang ứng dụng tại thương hiệu thời trang biluxury,khoá luận tốt nghiệp (Trang 94 - 105)