Định hướng của thị trường

Một phần của tài liệu Thực trạng phát triển chiến lược phân phối đa kênh trong ngành hàng thời trang ứng dụng tại thương hiệu thời trang biluxury,khoá luận tốt nghiệp (Trang 87 - 88)

Ngày nay, xu hướng mua sắm trực tuyến đang nở rộ và phát triển mạnh trong vài năm trở lại đây. Đặc biệt, khi mà dịch bệnh do Covid 19 đang bùng phát mạnh, trong khi mua sắm trực tiếp giảm mạnh thì mua sắm trực tuyến đang phát triển tương

đối mạnh và trở thành thói quen của người dân trong thời điểm xảy ra dịch COVID 19. Càng ngày, nhu cầu mua sắm của người dân càng gia tăng. Bên cạnh đó, cùng với

sự phát triển của công nghệ, thương mại điện tử cũng trở thành kênh lựa chọn khá phổ biến của người tiêu dùng bởi tính thuận tiện, nhanh chóng và giảm nhiều chi phí về thời gian cũng như vận chuyển. Theo đó, thay vì tìm đến tận nơi các cửa hàng truyền thống để mua sắm, nhiều người tiêu dùng đã lựa chọn kênh thương mại điện tử để giao dịch, mua bán.

Cũng theo Worldpanel Mua sắm trực tuyến chiếm ưu thế và bùng nổ ấn tượng. Nhiều người mua sắm trực tuyến hơn so với bình thường, đóng góp vào mức tăng trưởng 3 chữ số chỉ trong 1 tháng kể từ khi có thông báo chính thức về dịch bệnh ở Việt Nam.

Trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay, TMĐT càng phát huy tác dụng khi các doanh nghiệp châu Âu có khuynh hướng ngại tiếp xúc trực tiếp với nhà cung ứng đến

từ Trung Quốc và một số nước châu Á.

Theo báo cáo của Bộ Công Thương, doanh thu bán lẻ hàng hóa 2 tháng đầu năm

nay ước tính đạt 673,96 nghìn tỷ đồng, chiếm 78% tổng mức và tăng 9,8% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn nhiều mức tăng 13,3% của cùng kỳ năm 2019. do ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến người tiêu dùng hạn chế đến nơi công cộng mua sắm.

Thay vào đó, mua sắm online là hình thức được nhiều người tiêu dùng chọn lựa hơn. Đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, hiện nay các siêu thị, cửa hàng tiện lợi thực phẩm đều triển khai chương trình bán hàng qua điện thoại hoặc đặt hàng qua ứng dụng, trang web, giảm tần suất đến siêu thị. Doanh số qua kênh bán hàng không

tiếp xúc này được ghi nhận tăng mạnh, có nhà bán lẻ ghi nhận mức tăng trưởng 10 lần so với ngày thường.

Các doanh nghiệp đã, đang và sẽ tập trung phát triển thương mại điện tử, đẩy mạnh phối hợp với các đơn vị thanh toán, khuyến khích ứng dụng thanh toán điện tử trong việc phân phối hàng hoá trên môi trường trực tuyến.

Mặc dù vậy, các doanh nghiệp vẫn không phủ nhận tầm quan trọng của kênh thương mại truyền thống. Vì vậy, sự kết hợp giữa hình thức mua sắm trực tuyến và gặp gỡ trực tiếp tại cửa hàng vẫn là cách tốt nhất để đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng.

Một phần của tài liệu Thực trạng phát triển chiến lược phân phối đa kênh trong ngành hàng thời trang ứng dụng tại thương hiệu thời trang biluxury,khoá luận tốt nghiệp (Trang 87 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w