Phân tích, đánh giá kết quả khảo sát

Một phần của tài liệu Thực trạng phát triển chiến lược phân phối đa kênh trong ngành hàng thời trang ứng dụng tại thương hiệu thời trang biluxury,khoá luận tốt nghiệp (Trang 71 - 81)

2.2.1.1. Thông tin chung của khách hàng

Giới tính 100 100 %

Nữ 39 39 Độ tuổi 100 100 % Từ 20 đến 25 tuổi 18 18 Từ 26 đến 35 tuổi 66 66 Từ 35 đến 40 tuổi 9 9 Từ 41 đến 45 tuổi 5 5 Trên 45 tuổi 2 2 Nghề nghiệp 100 100 % Học sinh, sinh viên 16 16 Nhân viên văn phòng 37 37 Lao động phổ thông 4 4 Kinh doanh tự do 23 23 15 15

Trong tổng số 100 người tham gia khảo sát, tỷ lệ khách hàng là nam giới chiếm tỷ lệ cao hơn với 61% trong tổng số, nữ chiếm 31%. Độ tuổi chủ yếu là từ 26 đến 35 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất với 66%, tiếp theo là nhóm tuổi từ 20 đến 25 tuổi ( 18%) và 35 đến 40 tuổi chiếm 9%. Nhân viên văn phòng chiếm tỷ lệ cao nhất là 37%, tiếp theo đó là kinh doanh tự do chiếm 23% và cán bộ công chức 15% , thấp nhất là lao động phổ thông (4%). Đối tượng mà Biluxury hướng tới là nam giới trong độ tuổi từ 25 đến 35 tuổi, những người đàn ông thành đạt với phong cách trẻ trung, lịch sự, luôn

muốn có sự cân bằng giữa phát triển sự nghiệp và tận hưởng cuộc sống.

2.2.1.2. Tần suất mua sắm tại cửa hàng và mua sắm trực tuyến

■ Thường xuyên "Thỉnh thoảng "Rất ít khi "Chưa bao giờ

Biểu đồ 2.1. Tần suất mua sắm tại cửa hàng

tại cửa hàng để thư giãn, lựa chọn mua sắm cũng như để được tương tác tư vấn của nhân viên bán hàng trong quá trình mua sắm của họ.

■ Thường xuyên ■ Thỉnh thoảng "Rất ít khi ■Chưa bao giờ

Biểu đồ 2.2. Tần suất mua sắm trực tuyến

Biểu đồ trên thể hiện tần suất mua sắm trực tuyến của khách hàng. Ta thấy có tới 61% trong tổng số những người được hỏi nói rằng họ thường xuyên mua sắm và cũng chỉ có 5% trong đó rất ít khi mua sắm trực tuyến. Điều này có thể dễ dàng lý giải rằng hiện nay, mua sắm trực tuyến đang trở thành xu hướng phát triển mạnh mẽ và nhu cầu mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng tăng cao. Người tiêu dùng có thể

sử dụng nhiều các thiết bị hiện đại để tham quan mua sắm trên website của cửa hàng,

hay trên fanpage, các kênh thương mại điện tử để có thể dễ dàng hơn so sánh giá cả sản phẩm và thực hiện các hoạt động đặt hàng trực tuyến với các hình thức thanh

2.2.1.3. Lý do, động lực mua sắm tại cửa hàng

Danh mục sản phẩm Thương hiệu Hiểu biết của nhân viên bán hàng Hàng sẵn có trong kho Phòng thử đồ Xếp hàng tại cửa hàng Quá trình đổi trả Chỉ khuyến mãi tại cửa hàng Không mất chi phí vận chuyển Sở hữu sản phẩm tức thì Tương tác thực tế với sản phẩm Vị trí cửa hàng Dịch vụ khách hàng

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%

■ Rất không đồng ý ■ Không đồng ý BBlnh thường BQong ý ■Rất đồng ý

Biểu đồ 2.3. Lý do mua sắm tại cửa hàng

Động lực chính cho khách hàng khi họ ghé thăm một cửa hàng trực tiếp đó là do yếu tố danh mục sản phẩm chiếm tới 69% trong khi dịch vụ cửa hàng là ưu tiên thứ hai chiếm 55% và tiếp sau đó là yếu tố sẵn có hàng hóa trong kho. Người tiêu dùng mua sắm tại cửa hàng với mong muốn là sẽ có được nhiều sự lựa chọn hơn khi có một danh mục sản phẩm đa dạng phong phú được sắp xếp và trưng bày đẹp mắt, tiện lợi. Bên cạnh đó, dịch vụ khách hàng cũng là yếu tố được họ quan tâm. Khách hàng khi mua sắm luôn cần nhận được sự tư vấn và thấu hiểu họ. So sánh với mua sắm trực tuyến, một khách hàng muốn có thể ngay lập tức sở hữu sản phẩm mà không

gặp bất kỳ rắc rối nào như hàng gói bị thiếu, thêm giá vận chuyển... Ngoài ra, các sản

phẩm mà họ quan tâm cũng luôn được sẵn có trong kho, không lo lắng là sẽ có thể bị hết hàng khi mua sắm, Bên cạnh đó, các yếu tố như quá trình đổi trả, phòng thử đồ cũng được coi là các động lực đáng kể khi mua sắm tại cửa hàng.

2.2.1.4. Lý do, động lực mua sắm trực tuyến

■ Rất không đồng ý BKhong đồng ý BBlnh thường BDong ý BRat đồng ý

Biểu đồ 2.4: Lý do mua sắm trực tuyến

Các khách hàng sẽ mua sắm trực tuyến không phải là để tránh sự đông đúc trong

phòng thử đồ, dịch vụ khách hàng không phù hợp hay điều hòa không khí khó chịu tại cửa hàng quần áo mà như dữ liệu trong Hình 6 thì tốc độ giao hàng mới là ưu tiên hàng đầu của họ khi mua sắm trực tuyến, chiếm là 72% trong tổng số, điều này khẳng

định được động lực và khả năng cạnh tranh cao nhất của kênh thương mại điện tử. Vì

vậy, các dịch vụ giao hàng nhanh chóng, tiện lợi đang là xu hướng mới để doanh nghiệp tận dụng.

Sau đó, hình thức thanh toán và giao hàng chiếm 54% trong tổng số. Điều này một lần nữa khẳng định sự tiện lợi của các phương thức thanh toán đa dạng nhiều

tin cậy cho công ty trong việc dễ dàng thực hiện các đơn đặt hàng trực tuyến và mua hàng an toàn. Từ đó, cập nhật và hoàn thiện hơn nữa trang web đặt hàng của công ty để người tiêu dùng có trải nghiệm tốt hơn trên kênh này.

Yếu tố quá trình đổi trả là ưu tiên tiếp theo của người tiêu dùng. Khác với mua sắm tại cửa hàng, khi khách hàng mua sắm trực tuyến họ sẽ không biết được chắc chắn sản phẩm đó có phù hợp vơi bản thân mình không về kích cỡ hay kiểu dáng hay

về chất lượng sản phẩm. Và vì vậy họ mong muốn có thể đổi trả sản phẩm đó và lựa chọn sản phẩm phù hợp hơn. Vì vậy quá trình đồi trả sản phẩm khi mua sắm trực tuyến có dễ dàng, tiện lợi và hợp lý hơn sẽ thúc đẩy nhu cầu mua sắm của họ.

2.2.1.5. Vai trò, xu hướng tương lai của các cửa hàng truyền thống

■ Rất không quan trọng hơn ■ Không quan trọng hơn ■Không thay đổi ■ Quan trọng hơn ■ Rất quan trọng hơn

Biểu đồ 2.5: Vai trò tương lai của các cửa hàng truyền thống

họ dễ dàng đặt hàng thanh toán mà có thể tới địa điểm cửa hàng gần nhất để lấy hàng

tiện lợi hơn.

Tiếp theo, cửa hàng trực tiếp vẫn là nơi để gắn kết với khách hàng và cung cấp dịch vụ khách hàng và được ưu tiên tiếp theo. Khách hàng mong muốn có thể tương tác tạo mối quan hệ gắn kết với các cửa hàng trực tiếp, là ghé thăm cửa hàng mua sắm nhằm trải nghiệm không gian mua sắm, được trò chuyện trao đổi, thảo luận,tư vấn với nhân viên bán hàng. Công ty nên coi yếu tố này là một cơ hội để tăng giá trị cung cấp cho khách hàng và tăng sự hài lòng của khách hàng thông qua dịch vụ khách

hàng.

Mặc dù hoạt động mua sắm trực tuyến đang phát triển tuy nhiên hầu hết sự tăng

trưởng doanh số vẫn phần lớn là doanh số từ các cửa hàng. Các cửa hàng trực tiếp vẫn là một nơi để bán sản phẩm, tương tác trực tiếp với người tiêu dùng, diễn ra các chương trình hoạt động để truyền thông cho thương hiệu. Các yếu tố địa điểm bán hàng trực tiếp, địa điểm cho tương tác xã hội là những ưu tiên thấp hơn với tỷ lệ ít hơn so với các yếu tố khác.

2.2.1.6. Đánh giá kết quả khảo sát

Khảo sát này cho thấy rằng chiến lược phân phối đa kênh vẫn được coi là một xu hướng đáng kể trong tương lai. Nhu cầu của người tiêu dùng và cạnh tranh đã thúc

đẩy các thương hiệu thời trang như Biluxury mở thêm các cửa hàng trực tuyến bên cạnh các cửa hàng truyền thống, tuy nhiên nghiên cứu này đã chỉ ra rằng hai loại cửa hàng này đang hỗ trợ lẫn nhau để tương tác tiếp cận với khách hàng. Khảo sát cũng cho thấy người tiêu dùng đang sử dụng cả kênh cửa hàng trực tiếp và kênh mua sắm trực tuyến để mua sắm và tần suất mua sắm tại các cửa hàng của những khách hàng đã khảo sát là thường xuyên hơn so với mua sắm trực tuyến.

Các kênh thương mại điện tử kinh doanh hoạt động như một kênh để giảm chi phí quảng cáo, quản lý trực tiếp các chiến dịch quảng bá cùng những lợi ích về tăng nhận thức thương hiệu. Với sự phát triển nhanh chóng của internet, Biluxury có thể dễ dàng áp dụng chiến lược đa kênh để tiếp cận số lượng lớn các khách hàng và phân

Trong khi đó, các cửa hàng trực tiếp là nơi để người mua hàng trực tuyến có thể

nhận hàng từ các đơn hàng trực tuyến, tương tác xã hội và trải nghiệm các dịch vụ khách hàng đáng chú ý mà doanh nghiệp cung cấp trong các cửa hàng. Hơn nữa, bằng

cách nghiên cứu để áp dụng các công nghệ tiên tiến hiện nay tại các cửa hàng như công nghê AR, công ty có thể cung cấp được trải nghiệm mua sắm mới mẻ cho người

tiêu dùng. Những ảnh hưởng của các xu hướng khác nhau trong thời trang sẽ tác động

đến xu hướng tiêu dùng của khách hàng và xu hướng phát triển của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Thực trạng phát triển chiến lược phân phối đa kênh trong ngành hàng thời trang ứng dụng tại thương hiệu thời trang biluxury,khoá luận tốt nghiệp (Trang 71 - 81)