Một số bài học rút ra về kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước thị xã phúc yên, tỉnh vĩnh phúc​ (Trang 34)

6. Bố cục của luận văn

1.2.2. Một số bài học rút ra về kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà

nước đối với Kho bạc nhà nước Phúc Yên

Từ những kinh nghiệm công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN tại các KBNN ở các địa phương nêu trên, có thể rút ra một số bài học đối với KBNN Phúc Yên như sau:

Một là, phải nhận thức được rằng công tác kiểm soát chi không phải chỉ đơn thuần là công việc của KBNN mà nó bao gồm nhiều khâu liên quan đến nhiều cấp, ngành và nhiều cơ quan, đơn vị. Vì vậy, để thực hiện tốt công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN, Kho bạc phải biết phối hợp tốt với các cơ quan đơn vị trên địa bàn, tranh thủ sự hỗ trợ của cấp ủy, chính quyền địa phương, chủ động tham mưu cho UBND, HĐND các cấp ban hành nhanh chóng và đầy đủ các văn bản thuộc lĩnh vực ngân sách để Kho bạc có cơ sở pháp lý thực hiện kiểm soát các khoản chi ngân sách do địa phương quản lý.

Hai là, nhận thức tầm quan trọng của yếu tố con người trong công tác quản lý NSNN và kiểm soát chi thường xuyên. Để công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN ngày càng hoàn thiện hơn thì trước hết đội ngũ cán bộ công chức KBNN nói chung và cán bộ kiểm soát chi thường xuyên nói riêng cũng phải được hoàn thiện. Để làm được điều đó, Kho bạc cần nâng cao chất lượng cán bộ trong tất cả các khâu từ tuyển dụng, bố trí, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng... Việc bố trí cán bộ làm công tác kiểm soát chi, không chỉ chú trọng khả năng chuyên môn mà còn phải chọn người có đạo đức tốt, liêm khiết, công minh.

Ba là, ứng dụng tin học vào các hoạt động nghiệp vụ KBNN, đặc biệt là công tác quản lý và kiểm soát chi NSNN. Tính đến thời điểm hiện tại KBNN Phúc Yên đã áp dụng thành công chương trình thanh toán song phương điện tử, thanh toán liên ngân hàng, thanh toán bù trừ và một số ứng dụng khai thác khác nhằm giảm bớt thời gian cho đơn vị sử dụng ngân sách. Phấn đầu cùng KBNN tiến đến năm 2020 về cơ bản không thực hiện giao dịch bằng tiền mặt.

Bốn là, đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực kiểm soát chi thường xuyên trong kiểm soát chi với mô hình tiên tiến sao cho vừa tạo thuận lợi cho khách hàng vừa nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát chi.

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

Như chúng ta đã biết, quản lý chi NSNN là trách nhiệm của các ngành, các cấp, các cơ quan, đơn vị có liên quan đến việc quản lý và sử dụng kinh phí NSNN, trong đó hệ thống KBNN giữ vai trò đặc biệt quan trọng, trực tiếp kiểm soát và chịu trách nhiệm về kết quả kiểm soát của mình. Do vậy để hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN tại KBNN Phúc Yên, câu hỏi đặt ra là:

- Thực trạng thực hiện công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN tại

KBNN thị xã Phúc Yên như thế nào?

- Những nhân tố ảnh hưởng đến việc kiểm soát chi thường xuyên NSNN tại KBNN thị xã Phúc Yên?

- Giải pháp nào để hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN tại KBNN Phúc Yên?

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu

Thu thập dữ liệu là một giai đoạn có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với quá trình nghiên cứu các hiện tượng kinh tế, xã hội. Tuy nhiên việc thu thập dữ liệu lại tốn nhiều thời gian, công sức và chi phí; do đó cần phải nắm chắc các phương pháp thu thập dữ liệu để từ đó chọn ra các phương pháp thích hợp với hiện tượng. Dữ liệu bao gồm dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp.

2.2.1.1. Thu thập dữ liệu thứ cấp

Là các dữ liệu từ các văn bản như Luật NSNN, các văn bản pháp quy hướng dẫn về công tác kiểm soát chi NSNN qua KBNN. Các công trình nghiên cứu của cá nhân, tổ chức về quản lý chi NSNN, các báo cáo thu chi NSNN hàng năm của thị xã Phúc Yên - Vĩnh Phúc. Số liệu được thu thập từ các báo cáo thường qui, các tạp chí ngân sách nhà nước phát hành hàng tháng, các báo cáo nội bộ vận hành trên phần mềm tabmis,...

2.2.1.2. Thu thập dữ liệu sơ cấp

a. Đối tượng điều tra

Đối tượng là các chủ tài khoản của các đơn vị sử dụng ngân sách mở tài khoản tại KBNN thị xã Phúc Yên - tỉnh Vĩnh Phúc.

b. Mẫu phiếu điều tra

Để đánh giá được tình hình kiểm soát chi thường xuyên NSNN, nội dung phiếu điều tra được lập là những điều kiện trong công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN tại KBNN thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.

Nội dung của phiếu điều tra gồm 2 phần:

- Phần I: Thông tin cá nhân của đơn vị sử dụng ngân sách mở tài khoản tại KBNN thị xã Phúc Yên - tỉnh Vĩnh Phúc.

- Phần II: Các câu hỏi điều tra cụ thể được chọn lọc từ vấn đề cần giải quyết: Phân cấp quản lý và sử dụng NSNN; Hệ thống cơ sở pháp lý về KSC NSNN; Năng lực, trình độ và kinh nghiệm của cán bộ; Cơ sở vật chất, hạ tầng truyền thông và việc ứng dụng công nghệ thông tin; việc chấp hành chi NSNN và ý thức trách nhiệm của các đơn vị sử dụng ngân sách.

Mẫu phiếu điều tra với các thang đo câu hỏi: 1- Hoàn toàn không đồng ý, 2- Không đồng ý; 3- Lưỡng lự; 4- Đồng ý; 5- Hoàn toàn đồng ý.

c. Số lượng mẫu điều tra

Hiện nay trên địa bàn thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, KBNN đã mở tài khoản dự toán cho 114 đơn vị sử dụng ngân sách trên địa bàn. Như vậy tổng mẫu điều tra là 114 đơn vị, tác giả áp dụng việc điều tra mẫu ngẫu nhiên phân theo nhóm:

- Nhóm thứ nhất: các đơn vị hành chính sự nghiệp có thu (bệnh viện, trường học…), các đơn vị hành chính tự chủ tự chịu trách nhiệm (ủy ban nhân dân thị xã Phúc Yên, phòng tài chính, phòng văn hóa,…) với tổng số 104 đơn vị.

- Nhóm thứ hai: 10 thị trấn, xã thuộc khối ngân sách cấp xã trên địa bàn thị xã Phúc Yên - Vĩnh Phúc.

Bên cạnh đó, tác giả lựa chọn nhóm thứ ba là các cán bộ kho bạc đang trực tiếp tham gia kiểm soát tại KBNN đối với Chi thường xuyên NSNN của các đơn vị sử dụng NSNN, với tổng số 37 cán bộ.

Với việc áp dụng cách chọn mẫu phân tầng có trọng số, công thức như sau:

n = N/(1+N*e2)

Trong đó:

n: Số mẫu cần điều tra N: Tổng thể mẫu

e: Sai số cho phép (trong trường hợp số lượng mẫu nhỏ, ta chọn e = 10%) Như vậy, với nhóm thứ nhất ta sẽ điều tra:

n= 104/(1+104*0,12) = 50,98 làm tròn số 51 đơn vị

Nhóm thứ hai: n= 10/(1+10*0.12) = 9,09 làm tròn 9 đơn vị Nhóm thứ ba: n= 37/(1+37*0.12) = 27,03 làm tròn 27 người. Như vậy tổng số phiếu điều tra phát ra và thu về là 87 phiếu.

2.2.2. Phương pháp tổng hợp và phân tích thông tin

2.2.2.1. Phương pháp tổng hợp thông tin

Thông tin sau khi thu thập sẽ được hệ thống hóa số liệu, đánh giá kết quả đạt được; kết hợp với kết quả điều tra thống kê để phân tích vấn đề nghiên cứu, từ đó rút ra kết luận về công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN tại KBNN thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.

2.2.2.2. Phương pháp phân tích thông tin a. Phương pháp thống kê mô tả

Thống kê mô tả bao gồm các phương pháp liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán các đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu.

Phương pháp này giúp ta thu thập tài liệu, phân tích, tổng hợp, so sánh số liệu từ dự toán và các báo cáo quyết toán giữa các năm (so sánh số tương đối và số tuyệt đối) trong công tác kiểm soát chi thường xuyên từ nguồn vốn NSNN trên địa bàn thị xã Phúc Yên trong giai đoạn 2014-2016 để từ đó chỉ ra

được nguyên nhân biến dộng các chỉ tiêu. Đồng thời thông qua việc xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê toán học trên Excel đưa ra được nhận xét về hiệu quả công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN trên địa bàn, từ đó rút ra kết luận về thực trạng công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN trên địa bàn có những khó khăn thuận lợi gì.

b. Phương pháp so sánh

Đây là phương pháp sử dụng nhiều trong nghiên cứu kinh tế, số liệu được thu thập dùng để so sánh đối chiếu mô tả sự biến động của vấn đề theo thời gian và không gian. So sánh thuận lợi cũng như khó khăn của công tác quản lý quỹ NSNN. Từ việc so sánh, phân tích này rút ra nguyên nhân ảnh hưởng đến vấn đề nghiên cứu và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN. Trong luận văn tác giả sử dụng các kỹ thuật so sánh là:

- So sánh số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa số liệu của kỳ phân tích và kỳ gốc. Phương pháp này dùng để so sánh sự biến đổi giữa số liệu của kỳ tính toán với số liệu của kỳ gốc để tìm ra sự biến đổi nguyên nhân của sự biến động đó, từ đó rút ra các đánh giá và giải pháp tiếp theo.

- So sánh số tương đối: Tỷ trọng của chỉ tiêu phân tích: Được đo bằng tỉ lệ %, là tỷ lệ giữa số liệu thành phần và số liệu tổng hợp. Phương pháp chỉ rõ mức độ chiếm giữ của các chỉ tiêu thành phần trong tổng số, mức độ quan trọng của chỉ tiêu tổng thể. Kết hợp với các phương pháp khác để quan sát và phân tích được tầm quan trọng và sự biến đổi của chỉ tiêu, nhằm đưa ra các biện pháp quản lý, điều chỉnh kịp thời.

c. Phương pháp chuyên gia

Tác giả sẽ xin ý kiến của Ban lãnh đạo về quan điểm, mục tiêu, định hướng về công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN tại KBNN thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.

d. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu

Trên cơ sở số liệu thu thập được, chúng tôi tiến hành tổng hợp và phân tích. Số liệu được tổng hợp cơ bản theo nguồn vốn và các chỉ tiêu tính hiệu quả sử dụng ngân sách từ NSNN trên địa bàn. Phân tích số liệu nhằm đánh giá thực trạng sử dụng tiền nộp vào NSNN. Trên cơ sở phân tích và đánh giá thực trạng sử dụng vốn thường xuyên từ NSNN, đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện kiểm soát chi NSNN trên địa bàn thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.

2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

- Chi thường xuyên NSNN theo nội dung chi NSNN.

- Tình hình kiểm soát chi qua Kho bạc Nhà nước Phúc Yên: chỉ tiêu về nguồn vốn trung ương và địa phương.

- Chỉ tiêu dự toán và số kiểm soát chi thường xuyên tại KBNN thị xã Phúc Yên.

- Thống kê từ chối thanh toán qua KSC thường xuyên tại KBNN Phúc Yên.

- Đánh giá của đối tượng điều tra về hệ thống cơ sở pháp lý về KSC NSNN. - Đánh giá của đối tượng điều tra về Ý thức chấp hành và trách nhiệm của các đơn vị sử dụng ngân sách.

- Đánh giá của đối tượng điều tra về cơ sở vật chất, hạ tầng truyền thông và việc áp dụng công nghệ thông tin.

- Đánh giá của đối tượng điều tra về Thái độ, năng lực, kinh nghiệm làm việc của cán bộ KSC.

Chương 3

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NSNN TẠI KBNN PHÚC YÊN, TỈNH VĨNH PHÚC

3.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu

3.1.1. Lịch sử hình thành thị xã Phúc Yên

Thị xã Phúc Yên được tái lập theo Nghị định số 153/NĐ-CP ngày 9 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ. Phúc Yên nằm ở phái đông nam tỉnh Vĩnh Phúc, phía đông bắc của thủ đô Hà Nội, cách trung tâm thủ đô 40km. Thị xã Phúc Yên có chiều dài theo trục Bắc - Nam 24 km, từ phường Hùng Vương đến đèo Nhe, xã Ngọc Thanh giáp với tỉnh Thái Nguyên. Phúc Yên có địa hình đa dạng, tổng diện tích là 12.029,55 ha, chia thành 2 vùng chính là vùng đồi núi bán sơn địa (Ngọc Thanh, Cao Minh, Xuân Hoà), diện tích 9700 ha; vùng đồng bằng gồm các xã, phường: Nam Viêm, Tiền Châu, Phúc Thắng, Hùng Vương, Trưng Trắc, Trưng Nhị, diện tích 2300 ha, có hồ Đại Lải và nhiều đầm hồ khác có thể phát triển các loại hình du lịch. Phúc Yên được xác định như là một trong những đô thị vệ tinh của Vùng thủ đô Hà Nội; là trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng, thể dục thể thao và đào tạo, là trung tâm kinh tế công nghiệp- dịch vụ, trung tâm khoa học kỹ thuật và công nghệ, giữ vị trí chiến lược quan trọng về phát triển công nghiệp và thương mại - du lịch của tỉnh, góp phần kết nối giao lưu phát triển kinh tế với vùng thủ đô Hà Nội. Dưới sự chỉ đạo của UBND huyện, thị xã Phúc Yên đã đạt được nhiều thành tựu về kinh tế vượt bậc.

Địa giới hành chính thị xã Phúc Yên: - Phía Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên. - Phía Tây giáp huyện Bình Xuyên.

- Phía Nam, Đông giáp với Thủ đô Hà Nội.

Phúc Yên có hệ thống giao thông đa dạng: đường bộ có các tuyến Quốc lộ 2, Quốc lộ 23, đường xuyên Á Hà Nội - Lào Cai đi qua; có đường sắt Hà

Nội - Lào Cai, giáp cảng hàng không quốc tế Nội Bài, tạo điều kiện cho Phúc Yên tiềm lực, lợi thế để mở rộng thị trường, thu hút đầu tư, giao lưu kinh tế, văn hoá. Thị xã là một đô thị lớn của tỉnh, đạt tiêu chuẩn đô thị loại III vào năm 2012 và theo quy hoạch là đô thị loại II vào năm 2017, loại I vào năm 2020, là trung tâm công nghiệp, thương nghiệp, du lịch và dịch vụ tổng hợp của tỉnh, đồng thời còn là một trong những trung tâm của vùng. Thị xã Phúc Yên còn có hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hệ thống cung cấp dịch vụ tương đối hoàn chỉnh.

3.1.2. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của thị xã Phúc Yên - Về dân số: - Về dân số:

Tính đếm năm 2014, quy mô dân số trung bình của thị xã ước đạt 151.448 người, mật độ dân số khoảng là 1260 người/km2. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của thị xã so với cùng kỳ năm trước đạt khoảng 1,93%.Dân số của thị xã trong những năm qua có xu hướng tăng nhanh ở khu vực thành thị và tăng không nhiều ở nông thôn. Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên so với cùng kỳ năm trước đạt khoảng 1,9%.

- Về xã hội:

Phúc Yên có nguồn lao động dồi dào, lao động trong độ tuổi chiếm trên 60% tổng dân số; tỷ lệ lao động phi nông nghiệp chiếm trong tổng cơ cấu không cao.

Thị xã Phúc Yên còn có hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hệ thống cung cấp dịch vụ tương đối hoàn chỉnh. Trên địa bàn thị xã có trên 500 cơ quan, doanh nghiệp, các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp, dạy nghề của trung ương, của tỉnh, của Hà Nội, là điều kiện thuận lợi để Phúc Yên khai thác các thế mạnh, phát triển kinh tế xã hội.

- Về kinh tế:Cơ cấu kinh tế của thị xã Phúc Yên được xác định là: công nghiệp-dịch vụ, du lịch - nông, lâm nghiệp.

Thị xã Phúc Yên có nhiều tiềm năng, lợi thế để thu hút đầu tư phát triển kinh tế xã hội.Kinh tế trên địa bàn luôn đạt mức tăng trưởng cao, 5 năm gần đây bình quân tăng 23,05%/năm, trong đó, công nghiệp tăng 21,78%; dịch vụ tăng 25,57%; nông nghiệp tăng 5,37%/năm. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của thị xã luôn cao hơn mức bình quân chung của tỉnh. Cơ cấu kinh tế của thị xã trong những năm vừa qua chuyển biến theo hướng tích cực, có sự chuyển dịch phù hợp với xu thế chung của toàn tỉnh, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước thị xã phúc yên, tỉnh vĩnh phúc​ (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)