Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước thị xã phúc yên, tỉnh vĩnh phúc​ (Trang 36 - 40)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu

Thu thập dữ liệu là một giai đoạn có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với quá trình nghiên cứu các hiện tượng kinh tế, xã hội. Tuy nhiên việc thu thập dữ liệu lại tốn nhiều thời gian, công sức và chi phí; do đó cần phải nắm chắc các phương pháp thu thập dữ liệu để từ đó chọn ra các phương pháp thích hợp với hiện tượng. Dữ liệu bao gồm dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp.

2.2.1.1. Thu thập dữ liệu thứ cấp

Là các dữ liệu từ các văn bản như Luật NSNN, các văn bản pháp quy hướng dẫn về công tác kiểm soát chi NSNN qua KBNN. Các công trình nghiên cứu của cá nhân, tổ chức về quản lý chi NSNN, các báo cáo thu chi NSNN hàng năm của thị xã Phúc Yên - Vĩnh Phúc. Số liệu được thu thập từ các báo cáo thường qui, các tạp chí ngân sách nhà nước phát hành hàng tháng, các báo cáo nội bộ vận hành trên phần mềm tabmis,...

2.2.1.2. Thu thập dữ liệu sơ cấp

a. Đối tượng điều tra

Đối tượng là các chủ tài khoản của các đơn vị sử dụng ngân sách mở tài khoản tại KBNN thị xã Phúc Yên - tỉnh Vĩnh Phúc.

b. Mẫu phiếu điều tra

Để đánh giá được tình hình kiểm soát chi thường xuyên NSNN, nội dung phiếu điều tra được lập là những điều kiện trong công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN tại KBNN thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.

Nội dung của phiếu điều tra gồm 2 phần:

- Phần I: Thông tin cá nhân của đơn vị sử dụng ngân sách mở tài khoản tại KBNN thị xã Phúc Yên - tỉnh Vĩnh Phúc.

- Phần II: Các câu hỏi điều tra cụ thể được chọn lọc từ vấn đề cần giải quyết: Phân cấp quản lý và sử dụng NSNN; Hệ thống cơ sở pháp lý về KSC NSNN; Năng lực, trình độ và kinh nghiệm của cán bộ; Cơ sở vật chất, hạ tầng truyền thông và việc ứng dụng công nghệ thông tin; việc chấp hành chi NSNN và ý thức trách nhiệm của các đơn vị sử dụng ngân sách.

Mẫu phiếu điều tra với các thang đo câu hỏi: 1- Hoàn toàn không đồng ý, 2- Không đồng ý; 3- Lưỡng lự; 4- Đồng ý; 5- Hoàn toàn đồng ý.

c. Số lượng mẫu điều tra

Hiện nay trên địa bàn thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, KBNN đã mở tài khoản dự toán cho 114 đơn vị sử dụng ngân sách trên địa bàn. Như vậy tổng mẫu điều tra là 114 đơn vị, tác giả áp dụng việc điều tra mẫu ngẫu nhiên phân theo nhóm:

- Nhóm thứ nhất: các đơn vị hành chính sự nghiệp có thu (bệnh viện, trường học…), các đơn vị hành chính tự chủ tự chịu trách nhiệm (ủy ban nhân dân thị xã Phúc Yên, phòng tài chính, phòng văn hóa,…) với tổng số 104 đơn vị.

- Nhóm thứ hai: 10 thị trấn, xã thuộc khối ngân sách cấp xã trên địa bàn thị xã Phúc Yên - Vĩnh Phúc.

Bên cạnh đó, tác giả lựa chọn nhóm thứ ba là các cán bộ kho bạc đang trực tiếp tham gia kiểm soát tại KBNN đối với Chi thường xuyên NSNN của các đơn vị sử dụng NSNN, với tổng số 37 cán bộ.

Với việc áp dụng cách chọn mẫu phân tầng có trọng số, công thức như sau:

n = N/(1+N*e2)

Trong đó:

n: Số mẫu cần điều tra N: Tổng thể mẫu

e: Sai số cho phép (trong trường hợp số lượng mẫu nhỏ, ta chọn e = 10%) Như vậy, với nhóm thứ nhất ta sẽ điều tra:

n= 104/(1+104*0,12) = 50,98 làm tròn số 51 đơn vị

Nhóm thứ hai: n= 10/(1+10*0.12) = 9,09 làm tròn 9 đơn vị Nhóm thứ ba: n= 37/(1+37*0.12) = 27,03 làm tròn 27 người. Như vậy tổng số phiếu điều tra phát ra và thu về là 87 phiếu.

2.2.2. Phương pháp tổng hợp và phân tích thông tin

2.2.2.1. Phương pháp tổng hợp thông tin

Thông tin sau khi thu thập sẽ được hệ thống hóa số liệu, đánh giá kết quả đạt được; kết hợp với kết quả điều tra thống kê để phân tích vấn đề nghiên cứu, từ đó rút ra kết luận về công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN tại KBNN thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.

2.2.2.2. Phương pháp phân tích thông tin a. Phương pháp thống kê mô tả

Thống kê mô tả bao gồm các phương pháp liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán các đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu.

Phương pháp này giúp ta thu thập tài liệu, phân tích, tổng hợp, so sánh số liệu từ dự toán và các báo cáo quyết toán giữa các năm (so sánh số tương đối và số tuyệt đối) trong công tác kiểm soát chi thường xuyên từ nguồn vốn NSNN trên địa bàn thị xã Phúc Yên trong giai đoạn 2014-2016 để từ đó chỉ ra

được nguyên nhân biến dộng các chỉ tiêu. Đồng thời thông qua việc xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê toán học trên Excel đưa ra được nhận xét về hiệu quả công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN trên địa bàn, từ đó rút ra kết luận về thực trạng công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN trên địa bàn có những khó khăn thuận lợi gì.

b. Phương pháp so sánh

Đây là phương pháp sử dụng nhiều trong nghiên cứu kinh tế, số liệu được thu thập dùng để so sánh đối chiếu mô tả sự biến động của vấn đề theo thời gian và không gian. So sánh thuận lợi cũng như khó khăn của công tác quản lý quỹ NSNN. Từ việc so sánh, phân tích này rút ra nguyên nhân ảnh hưởng đến vấn đề nghiên cứu và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN. Trong luận văn tác giả sử dụng các kỹ thuật so sánh là:

- So sánh số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa số liệu của kỳ phân tích và kỳ gốc. Phương pháp này dùng để so sánh sự biến đổi giữa số liệu của kỳ tính toán với số liệu của kỳ gốc để tìm ra sự biến đổi nguyên nhân của sự biến động đó, từ đó rút ra các đánh giá và giải pháp tiếp theo.

- So sánh số tương đối: Tỷ trọng của chỉ tiêu phân tích: Được đo bằng tỉ lệ %, là tỷ lệ giữa số liệu thành phần và số liệu tổng hợp. Phương pháp chỉ rõ mức độ chiếm giữ của các chỉ tiêu thành phần trong tổng số, mức độ quan trọng của chỉ tiêu tổng thể. Kết hợp với các phương pháp khác để quan sát và phân tích được tầm quan trọng và sự biến đổi của chỉ tiêu, nhằm đưa ra các biện pháp quản lý, điều chỉnh kịp thời.

c. Phương pháp chuyên gia

Tác giả sẽ xin ý kiến của Ban lãnh đạo về quan điểm, mục tiêu, định hướng về công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN tại KBNN thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.

d. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu

Trên cơ sở số liệu thu thập được, chúng tôi tiến hành tổng hợp và phân tích. Số liệu được tổng hợp cơ bản theo nguồn vốn và các chỉ tiêu tính hiệu quả sử dụng ngân sách từ NSNN trên địa bàn. Phân tích số liệu nhằm đánh giá thực trạng sử dụng tiền nộp vào NSNN. Trên cơ sở phân tích và đánh giá thực trạng sử dụng vốn thường xuyên từ NSNN, đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện kiểm soát chi NSNN trên địa bàn thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước thị xã phúc yên, tỉnh vĩnh phúc​ (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)