Bài học kinh nghiệm về thẩm định các dự án đầu tư xây dựng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác thẩm định các dự án đầu tư xây dựng công trình đê điều tại sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh bắc ninh​ (Trang 36)

5. Kết cấu của luận văn

1.2.3. Bài học kinh nghiệm về thẩm định các dự án đầu tư xây dựng

trình đê điều cho sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Ninh

Sau khi nghiên cứu về phương pháp thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình đê điều ở tỉnh Phú Thọ và tỉnh Vĩnh Phúc, chúng ta có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho tỉnh Bắc Ninh như sau:

Về cơ bản các địa phương lập dự án và trình thẩm định dự án đầu tư tuân theo Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/06/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng.

UBND tỉnh phải coi trọng công tác thẩm định dự án, coi đây là đòn bẩy phát triển kinh tế của tỉnh. Từ đó xây dựng quan điểm, tư tưởng và đường lối chỉ đạo đúng đắn trong quá trình thẩm định dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước. Uỷ ban nhân dân tỉnh và các Sở ngành có liên quan phải thay đổi cơ chế chính sách, làm việc tận tâm, tận lực có trách nhiệm giải quyết các sự vụ hết sức linh hoạt phù hợp với thực tế nhằm tạo niềm tin cho các Nhà đầu tư có như vậy mới thu hút được các dự án đầu tư vào tỉnh.

Sở Nông nghiệp và PTNT vẫn là cơ quan đầu mối thẩm định dự án đầu tư trong địa bàn tỉnh, Khi có dự án đầu tư gửi tới thẩm định Sở Nông nghiệp và PTNT có trách nhiệm nhận và gửi hồ sơ dự án đến cơ quan chuyên ngành có thẩm quyền để lấy ý kiến về thiết kế cơ sở (như Sở Xây dựng, Sở Công Thương, Sở Văn hóa thể thao & Du lịch, Sở Tài nguyên và Môi Trường, Sở Lao động thương binh & Xã hội....) thuộc lĩnh vực của dự án triển khai.

Thành lập hội đồng thẩm định dự án cấp tỉnh có các Sở, ngành liên quan dự án tham gia, qua đó phân định rõ chức năng thẩm định dự án của các Sở ngành khi thành lập hội đồng thẩm định dự án, Phân định cụ thể trách nhiệm của từng người, từng bộ phận trong việc giải quyết các sự vụ, có chế độ khen thưởng và xử phạt nghiêm minh các cá nhân, tập thể hoàn thành tốt nhiệm vụ, và các cá nhân gây nhũng nhiễu cản trở Đầu tư trong tiến trình thực hiện thẩm định dự án. Giải quyết tốt các khâu chính là đặt niềm tin cho các nhà đầu tư dự án, đó là nhân tố hấp dẫn các nguồn vốn.

- Nâng cao vai trò lãnh đạo của các sở ban ngành chủ chốt trong mọi nhiệm vụ, với phương châm dám nghĩ, dám làm và chịu trách nhiệm, không tư túi tất cả vì mục tiêu chung của xã hội. Thường xuyên tổ chức các hội nghị tiếp xúc với các Chủ đầu tư để nghe ý kiến trong công tác quản lý đầu tư góp phần điều chỉnh các quyết định khi cần thiết.

- UBND tỉnh ban hành về quy chế phối hợp giữa Sở kế hoạch & Đầu tư với các sở, ban, ngành tỉnh và các huyện về quản lý nhà nước về thẩm định dự án đầu tư và quản lý dự án. Theo đó, nguyên tắc phối hợp giữa các cơ quan là nội dung phối hợp phải liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, các cấp chính quyền địa phương; bảo đảm tính khách quan trong quá trình phối hợp; bảo đảm yêu cầu chuyên môn, chất lượng và thời hạn phối hợp; chịu trách nhiệm về nội dung, kết quả phối hợp. Việc phối hợp giữa các cơ quan phải phục vụ lợi ích chung, tôn trọng chức năng, nhiệm vụ của các bên tham gia theo đúng quy định của pháp luật; đồng thời tạo điều kiện để các bên hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Từ những kinh nghiệm thực tế ngày càng hoàn thiện hơn góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả thẩm định dự án.

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Hệ thống câu hỏi nghiên cứu

Để làm sáng tỏ các yêu cầu của đề tài, tập trung đi vào giải quyết các vấn đề nhằm trả lời các câu hỏi lớn:

- Cơ sở lý luận và thực tiễn về thẩm định các dự án đầu tư xây dựng công trình đê điều là như thế nào?

- Thực trạng công tác thẩm định các dự án đầu tư xây dựng công trình đê điều tại Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Ninh?

- Những nhân tố nào ảnh hưởng trực tiếp đến công tác thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình đê điều tại Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Ninh?

- Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định các dự án xây dựng công trình đê điều tại Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Ninh?

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

- Thông tin thứ cấp: Thông tin thứ cấp là những thông tin đã có sẵn, được tổng hợp từ trước và đã được công bố. Những số liệu được thu thập trong đề tài phục vụ cho nghiên cứu chủ yếu là số liệu thứ cấp.

- Các số liệu thứ cấp sử dụng trong đề tài nhằm nghiên cứu, phân tích, phản ánh về điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội, tình hình thực hiện công tác thẩm định dự án đầu tư từ NSNN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Lào Cai được thu thập tại Sở Nông nghiệp và PTNT để lựa chọn thông tin, số liệu phục vụ trong quá trình nghiên cứu đề tài.

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, thông tin thứ cấp được thu thập bao gồm chủ yếu từ Báo cáo tình hình đầu tư XDCB trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh từ năm 2013 đến năm 2015, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2010-2015 tầm nhìn đến năm 2020, các Nghị định, Thông tư hướng dẫn của Chính phủ…và các văn bản hướng dẫn của UBND tỉnh Bắc Ninh…

2.2.2. Phương pháp xử lý thông tin

Các tài liệu sau khi thu thập được tiến hành chọn lọc, hệ thống hoá để tính toán phù hợp cho việc phân tích đề tài. Phân tích sâu để tìm ra những nguyên nhân, những tồn tại, hạn chế dựa trên một số tiêu chí như: Các nguyên nhân nào dẫn đến việc thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình đê điều chưa đạt hiệu quả, qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế xã hội và các giải pháp nào để tiến tới hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư xây dựng đê điều trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh được tốt hơn trong những năm tiếp theo.

Các công cụ và kỹ thuật tính toán được xử lý trên chương trình Excel. Công cụ phần mềm này được kết hợp với phương pháp phân tích chính được vận dụng là thống kê mô tả để phản ánh thực trạng công tác hoàn thiện thẩm định dự án đầu tư xây dựng đê điều trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh thông qua các số tuyệt đối, số tương đối và số bình quân, được thể hiện thông qua các bảng biểu số liệu, sơ đồ và đồ thị.

2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin

2.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả

Là phương pháp nghiên cứu các dự án đầu tư đã được thẩm định bằng việc mô tả thông qua các số liệu thu thập được. Phương pháp này được sử dụng để phân tích tình hình thẩm định dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh và tình hình thực hiện quá trình đầu tư. Nguồn dữ liệu thống kê, cũng như việc kế thừa kết quả nghiên cứu trước đó là những thông tin cơ sở quan trọng cho đề tài này.

2.2.3.2. Phương pháp so sánh

Đây là phương pháp được áp dụng rất phổ biến, so sánh trong phân tích là đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hóa có cùng một nội dung. Phương pháp này đòi hỏi phải bám sát các căn cứ pháp lý để thẩm định (Luật, Nghị định, Quyết định, văn bản hướng dẫn thi hành Luật). Trên cơ sở đó có thể đánh giá được một cách khách quan thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư trên địa bàn của tỉnh, để từ đó đưa ra cách giải quyết, các giải pháp nhằm đạt được hiệu quả tối ưu.

2.2.3.3. Phương pháp phân tích độ nhạy dự án

Đây là một phương pháp thường áp dụng đối với các dự án lớn và mức độ phức tạp với nhiều yếu tố có thể thay đổi do khách quan. Vận dụng phương pháp này nhằm mục đích tìm ra những yếu tố nhạy cảm có ảnh hưởng đến các chỉ tiêu của dự án (chủ yếu là các chỉ tiêu tài chính) hoặc những tình huống bất lợi có thể xảy ra.

2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1. Các chỉ tiêu phản ánh chi phí xây dựng

Tổng dự án đầu tư xây dựng công trình được xác định theo công thức sau: GXDCT = GXD + GTB + GQLDA + GTV + GK + GDP

2.3.1.1. Chi phí thiết bị (GTB)

Chi phí thiết bị bao gồm: chi phí mua sắm thiết bị công nghệ (kể cả thiết bị công nghệ cần sản xuất, gia công); chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ; chi phí lắp đặt thiết bị và thí nghiệm, hiệu chỉnh được xác định theo công thức sau:

GTB = GMS + GĐT + GLĐ Trong đó:

- GMS: chi phí mua sắm thiết bị công nghệ;

- GĐT: chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ;

- GLĐ: chi phí lắp đặt thiết bị và thí nghiệm, hiệu chỉnh.

- Chi phí mua sắm thiết bị công nghệ được xác định theo công thức sau: n

GMS =  [QiMi x (1 + TiGTGT-TB)]

i=1

Trong đó:

- Qi: khối lượng hoặc số lượng thiết bị (nhóm thiết bị) thứ i

- Mi: giá tính cho một đơn vị khối lượng hoặc một đơn vị số lượng thiết bị (nhóm thiết bị) thứ i (i = 1ữn), được xác định theo công thức:

Mi = Gg + Cvc + Clk + Cbq + T Trong đó:

- Gg: giá thiết bị ở nơi mua đã gồm cả chi phí thiết kế và giám sát chế tạo; - Cvc: chi phí vận chuyển một đơn vị khối lượng hoặc một đơn vị số lượng thiết bị (nhóm thiết bị) từ nơi mua hay từ cảng Việt Nam đến công trình;

- Clk: chi phí lưu kho, lưu bãi, lưu container một đơn vị khối lượng hoặc một đơn vị số lượng thiết bị (nhóm thiết bị) tại cảng Việt Nam đối với thiết bị nhập khẩu;

- Cbq: chi phí bảo quản, bảo dưỡng một đơn vị khối lượng hoặc một đơn vị số lượng thiết bị (nhóm thiết bị) tại hiện trường;

- T: thuế và phí bảo hiểm, kiểm định thiết bị (nhóm thiết bị);

- TiGTGT-TB: mức thuế suất thuế giá trị gia tăng quy định đối với loại thiết bị

2.3.1.2. Chi phí dự phòng (GDP)

Chi phí dự phòng được xác định bằng 2 yếu tố: dự phòng chi phí cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh và dự phòng chi phí cho yếu tố trượt giá.

Chi phí dự phòng được xác định theo công thức sau: GDP = GDP1 + GDP2

Trong đó:

- GDP1: chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh được xác định theo công thức:

GDP1 = (GXD + GTB + GQLDA + GTV + GK) x Kps

Kps là hệ số dự phòng cho khối lượng công việc phát sinh là 5%.

- GDP2: chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá được xác định như đối với chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá trong tổng mức đầu tư

Thời gian để tính chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá trong dự toán công trình là thời gian xây dựng công trình được tính bằng tháng, quý, năm.

2.3.1.3. Chi phí quản lý dự án (GQLDA)

Chi phí quản lý dự án được xác định theo công thức sau: GQLDA = T x (GXDtt + GTBtt)

Trong đó :

- T: định mức tỷ lệ (%) đối với chi phí quản lý dự án; - GXDtt : chi phí xây dựng trước thuế;

- GTBtt : chi phí thiết bị trước thuế.

2.3.1.4. Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng (GTV)

Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng được xác định theo công thức sau: n m

GTV =  Ci x (1 + TiGTGT-TV) +  Dj x (1 + TjGTGT-TV) i=1 j=1

Trong đó:

- Ci: chi phí tư vấn đầu tư xây dựng thứ i tính theo định mức tỷ lệ (i=1-n); - Dj: chi phí tư vấn đầu tư xây dựng thứ j tính bằng lập dự toán (j=1- m); - TiGTGT-TV: mức thuế suất thuế giá trị gia tăng theo quy định hiện hành đối với khoản mục chi phí tư vấn đầu tư xây dựng thứ i tính theo định mức tỷ lệ;

- TjGTGT-TV: mức thuế suất thuế giá trị gia tăng theo quy định hiện hành đối với khoản mục chi phí tư vấn đầu tư xây dựng thứ j tính bằng lập dự toán.

2.3.1.5. Chi phí khác (GK)

Chi phí khác được xác định theo công thức sau:

n m l GK =  Ci x (1 + TiGTGT-K) +  Dj x (1 + TjGTGT-K) +  Ek i=1 j=1 k=1 Trong đó: - Ci: chi phí khác thứ i tính theo định mức tỷ lệ - Dj: chi phí khác thứ j tính bằng lập dự toán

- Ek: chi phí khác thứ k có liên quan khác (k=1l);

- TiGTGT-K: mức thuế suất thuế giá trị gia tăng theo quy định hiện hành đối với khoản mục chi phí khác thứ i tính theo định mức tỷ lệ;

- TjGTGT-K: mức thuế suất thuế giá trị gia tăng theo quy định hiện hành đối với khoản mục chi phí khác thứ j tính bằng lập dự toán.

2.3.2. Các chỉ tiêu phản ánh mức độ hoàn thiện thẩm định dự án đầu tư

- Các chỉ tiêu đảm bảo tính hiệu quả của dự án bao gồm: sự cần thiết đầu tư, các yếu tố đầu vào của dự án, quy mô, công suất, công nghệ, thời gian, tiến độ thực hiện dự án, phân tích tài chính, tổng mức đầu tư, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án.

- Các chỉ tiêu đảm bảo tính khả thi của dự án bao gồm: sự phù hợp quy hoạch, nhu cầu sử du ̣ng đất, tài nguyên, khả năng giải phóng mặt bằng, khả năng huy động vố n, kinh nghiệm quản lý của chủ đầu tư, khả năng hoàn thiện trả vốn vay, giải pháp phòng cháy, chữa cháy; các yếu tố ảnh hưởng đến dự án quốc phòng an ninh, môi trường và các quy định khác của pháp luật.

- Các chỉ tiêu về thiết kế cơ sở bao gồ m:

+ Sự phù hợp của thiết kế cơ sở với quy hoa ̣ch chi tiết xây dựng hoặc tổng mặt bằ ng được phê duyệt; sự phù hơ ̣p của thiết kế cơ sở với phương án tuyến công trình đươ ̣c cho ̣n đối với công trình xây dựng theo tuyến, sự phù hợp của thiết kế cơ sở với vị trí, quy mô xây dựng và các chỉ tiêu quy hoa ̣ch đã được chấp thuận đối với công trình xây dựng ta ̣i khu vực chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng đươ ̣c phê duyệt;

+ Sự phù hợp của việc kết nối ha ̣ tầng kỹ thuật của khu vực;

+ Sự hơ ̣p lý của phương án công nghệ, dây truyền công nghệ đối với công trình có yêu cầu công nghệ;

+ Việc áp du ̣ng các quy chuẩn, tiêu chuẩn về xây dựng, môi trường, phòng cháy, chữa cháy;

+ Điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức tư vấn, năng lực hành nghề của cá nhân lập thiết kế cơ sở theo quy đi ̣nh.

2.3.3. Các chỉ tiêu phân tích độ nhạy cảm của dự án

* Giá trị hiện tại thuần (NPV)

NPV là giá trị hiện tại thuần (hay còn gọi là: hiện giá thuần) của một khoản đầu tư. Đó chính là giá trị tại thời điểm hiện tại của toàn bộ dòng tiền thuần của một dự án.

Công thức:

Trong đó: Bt là dòng tiền thu vào tại năm thứ t Ct là dòng tiền chi ra tại năm thứ t

r là tỷ suất chiết khấu trong suốt thời gian sống của khoản đầu tư. Tỷ suất này có thể sử dụng là tỷ suất sinh lời kỳ vọng của nhà đầu tư hay chi phí sử dụng vốn (thường được căn cứ vào lãi vay ngân hàng).

* Về mặt ý nghĩa:

Chỉ tiêu NPV được dùng để đánh giá tính khả thi về mặt tài chính của một dự án đầu tư về lý thuyết cũng như thực tiễn.

+ Nếu NPV > 0 thì: nếu các dự án là độc lập thì đều có thể chấp thuận. Trường hợp các dự án loại trừ lẫn nhau và đều có thời gian hoạt động như

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác thẩm định các dự án đầu tư xây dựng công trình đê điều tại sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh bắc ninh​ (Trang 36)