5. Kết cấu của luận văn
4.3.1. Đối với Chính phủ
- Nhà nước cần sớm ban hành Luật Quản lý đầu tư vốn Nhà nước. Đối tượng và phạm vi điều chỉnh của luật bao gồm toàn bộ quy trình quản lý đầu tư xây dựng thuộc nguồn vốn Nhà nước. Trong đó cần quán triệt những nội dung như: Luật hóa công tác quy hoạch, những dự án nằm ngoài quy hoạch dứt khoát bị loại bỏ; cần chống khép kín trong tổ chức bộ máy quản lý đầu tư xây dựng vì thực chất đây là hình ảnh thu gọn của mô hình Nhà nước vừa là “người mua hàng” (công trình) vừa là “người sản xuất”, vừa là người giao thầu vừa là người nhận thầu nên dễ dẫn đến đấu thầu chỉ là hình thức, không khuyến khích được cạnh tranh.
- Nhà nước cần hoàn thiện cơ chế, chính sách trong quản lý đầu tư. Tránh tình trạng “tuổi thọ” của các văn bản quá ngắn, cấp thực hiện không thể điều chỉnh kịp, ảnh hưởng tiến độ dự án, bị động trong kế hoạch vốn. Tăng cường công tác quy hoạch, tránh tình trạng “độc quyền” quy hoạch. Nâng cao chất lượng các hoạt động tư vấn trong tất cả các bước như lập dự án đầu tư, thẩm định dự án, thiết kế kỹ thuật, lập tổng dự toán. Khắc phục tình trạng đấu thầu hình thức, hạn chế tình trạng khép kín trong hoạt động đầu tư.
- Nhà nước cần hoàn thiện cơ chế, chính sách, xây dựng bảng giá đất đền bù cho phù hợp cho công tác bồi thường hỗ trợ tái định cư cho cho các hộ dân. cho phù hợp, sát với giá thị trường để khi đền bù cho các trường hợp phải thu hồi đất các hộ dân không bị thiệt thòi và công tác đền bù cho phù hợp cho công tác bồi thường hỗ trợ tái định cư cho cho các hộ dân được thuận lợi hơn. Tránh tình trạng các hộ dân vì quá bức xúc với việc đền bù không thoả đáng dẫn đến tình trạng gây khó khăn cho công tác thu hồi đất để thực hiện dự án và khó khăn cho công tác bồi thường tái định cư.
- Xây dựng chiến lược đầu tư phù hợp, trong đó coi trọng việc tăng cường đầu tư đổi mới trang thiết bị, phương tiện thẩm định dự án: Hệ thống thông tin liên lạc (điện thoại, Fax, Internet...), các chương trình phần mềm ứng dụng, các kỹ thuật phân tích, tính toán mới, đảm bảo xử lý thông tin kịp thời, chính xác và hiệu quả; đồng thời giành một phần kinh phí xứng đáng cho công tác nghiên cứu, điều tra, khảo sát, thu thập số liệu đầu vào để đảm bảo tính khách quan và toàn diện. Nâng cao khả năng nắm bắt, vận dụng các phương pháp hiện đại trong phân tích, đánh giá dự án của đội ngũ cán bộ nói chung và đội ngũ cán bộ thẩm định dự án nói riêng.