Đối với UBND tỉnh Bắc Ninh và các sở ban ngành trong tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác thẩm định các dự án đầu tư xây dựng công trình đê điều tại sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh bắc ninh​ (Trang 92 - 97)

5. Kết cấu của luận văn

4.3.3. Đối với UBND tỉnh Bắc Ninh và các sở ban ngành trong tỉnh

quan đến dự án đầu tư

* Nâng cao trình độ, năng lực cán bộ

- Về năng lực của đội ngũ thẩm định: Trong công tác thẩm định dự án, đội ngũ cán bộ chính là những người chịu trách nhiệm trực tiếp thực hiện công việc và quyết định đến chất lượng, hiệu quả dự án (do có ảnh hưởng nhiều đến cả quy trình, nội dung và phương pháp thẩm định). Điều đó đòi hỏi cán bộ chuyên trách phải có sự am hiểu sâu rộng nhiều lĩnh vực, đặc biệt là kỹ năng nghiệp vụ, trình độ chuyên môn phải vững vàng, thành thạo, có tinh thần trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp cao. Vì vậy cần thiết phải quan tâm đến chất lượng của đội ngũ thẩm định dưới nhiều cách thức khác nhau.

- Tổ chức đào tạo, nâng cao kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ cho cán bộ thẩm định theo các chuyên đề về: pháp luật, kinh tế, tài chính, khoa học công nghệ phù hợp với yêu cầu thẩm định; từng bước tiêu chuẩn hoá đội ngũ cán bộ thẩm định.

- Có chính sách ưu đãi, khuyến khích những sáng kiến, đề xuất, nghiên cứu có giá trị, cũng như ý thức, tinh thần trách nhiệm trong công việc; cùng với đó cơ chế kiểm soát, quản lý cũng cần phải chặt chẽ hơn, gắn trách nhiệm với kết quả thực hiện.

- Tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các tổ chức tư vấn, thẩm định dự án đảm bảo công bằng và hiệu quả trên cơ sở phân công và phối hợp thẩm định một cách chặt chẽ theo pháp luật.

* Hoàn thiện và bổ sung cơ chế quản lý đầu tư và xây dựng

Trong điều hành kế hoạch đầu tư hàng năm cụ thể đã có thay đổi căn bản trong việc quyết định phê duyệt dự án, phân bổ sử dụng nguồn vốn cho các dự án đầu tư, đặc biệt là các Chỉ thị số 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác quản lý vốn đầu tư từ

NSNN và vốn trái phiếu Chính phủ, Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 10/10/2012, Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 28/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về vấn đề xử lý nợ đọng trong xây dựng cơ bản.

Với cơ chế mới này, hiện các bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ được phép quyết định đầu tư dự án khi nguồn vốn được cấp có thẩm quyền thẩm tra; nguồn vốn trung ương gồm vốn cho các bộ và vốn hỗ trợ có mục tiêu cho các địa phương được cơ quan tổng hợp ở trung ương thẩm tra, soát xét kỹ trước khi triển khai hạn chế và tiến tới chấm dứt tình trạng bố trí dàn trải; bố trí vốn xử lý nợ đọng là một tiêu chí trong kế hoạch đầu tư hàng năm của các cấp với mục tiêu đến 2015 xử lý xong nợ đọng xây dựng cơ bản. Riêng đối với nguồn vốn trái phiếu Chính phủ đã được thông báo cho giai đoạn 2011-2015, căn cứ hạn mức của cả giai đoạn giúp các bộ, địa phương có sự chủ động trong điều chỉnh kế hoạch triển khai cụ thể của từng dự án phù hợp thực tế.

KẾT LUẬN

Trong những năm qua công tác thẩm định các dự án đầu tư xây dựng công trình đê điều đã được nhiều kết quả tích cực góp phần thúc đẩy kinh tế- xã hội trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.

Qua tìm hiểu một số vấn đề chung về cơ chế quản lý đầu tư, xây dựng và thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình đê điều tại Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Ninh, luận văn đã chỉ ra được rất nhiều những hạn chế công tác thẩm định dự án của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Ninh: Quy trình thẩm định còn nặng tính đại khái, mang tính hình thức, chưa sát với thực tế; tổ chức thẩm định chưa hợp lý và hiệu quả; phương pháp thẩm định còn đơn giản, truyền thống; Trình độ năng lực của đội ngũ thẩm định viên còn chưa đồng đều, yếu kém. Trên cơ sở phân tích hạn chế và nguyên nhân, Tác giả đã đề xuất những giải pháp sau: Đổi mới nhận thức về công tác thẩm định dự án đầu tư; hoàn thiện quy trình, công tác tổ chức thẩm định, nội dung và phương pháp thẩm định dự án đầu tư; nâng cao năng lực của đội ngũ thẩm định viên; nghiên cứu xem xét tác động môi trường, hiệu quả kinh tế kỹ thuật, nguồn tài chính của các dự án.

Dự trên kết quả luận án, tác giả đã kiến nghị Ban lãnh đạo Sở và cán bộ liên quan 04 vấn đề sau nhằm hoàn thiện các giải pháp công tác thẩm định các dự án đầu tư xây dựng công trình đê điều tại Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Ninh, đó là:

- Nâng cao nhận thức về vai trò của công tác thẩm định dự án, các vấn đề cơ bản về quy trình, nội dung, phương pháp thẩm định và làm rõ những đặc trưng riêng của công tác thẩm định từng loại dự án đầu tư.

- Tích cực đổi mới và hoàn thiện phương pháp thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình đê điều tại Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Ninh dựa trên hiện trạng, nhu cầu phát triển, so sánh với tình hình thực hiện dự án đầu tư và làm rõ trách nhiệm của cá nhân trong quá trình thẩm định;

- Tích cực tổ chức đào tạo, nâng cao kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ cho cán bộ thẩm định theo các chuyên đề về: pháp luật, kinh tế, tài chính, khoa học công nghệ phù hợp với yêu cầu thẩm định; từng bước tiêu chuẩn hoá đội ngũ cán bộ thẩm định. Tạo mọi điều kiện cũng như cơ chế động viên khích lệ cán bộ học tập nâng cao năng lực chuyên môn.

- Trên cơ sở quán triệt quan điểm đổi mới, bám sát những bất cập tồn tại, đề ra các hướng giải pháp đồng bộ và các điều kiện thực hiện các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định các dự án đầu tư xây dựng công trình đê điều tại Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới.

Do điều kiện thời gian nghiên cứu, mặc dù đã cố gắng nhưng với kiến thức, năng lực, kinh nghiệm và thời gian thực hiện còn hạn chế; trong khi nội dung đề tài tương đối phức tạp, sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, tác giả rất mong muốn nhận được những ý kiến đóng góp, bổ sung để để tài được hoàn thiện hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày26/11/2013. 2. Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13 ngày 18/6/2014. 3. Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014.

4. Nghị định 112/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của chính phủ về Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.

5. Nghị định 48/2010/NĐ-CP ngày 7/5/2010 của Chính Phủ về Hợp đồng trong hoạt động xây dựng.

6. Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính Phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.

7. Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính Phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng.

8. Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015.

9. Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính Phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính Phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. 10. Nhóm biên soạn Trung tâm thông tin và tư vấn doanh nghiệp, Tổ chức

và điều hành dự án, Nhà xuất bản tài chính, Hà Nội, 2007.

11. Quốc Hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003), Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003.

12. Quốc Hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009), Luật số 38/2009/QH12 ngày 19/6/2009 về sửa đổi, bổ sung một số điều của các. 13. Trịnh Quốc Thắng (2009), Quản lý dự án đầu tư xây dựng, NXB Xây dựng. 14. Thông tư 10/TT-BXD ngày 25/7/2013 của bộ xây dựng quy định chi tiết

một số nội dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng.

15. Thông tư 13/TT-BXD ngày 15/8/2013 của bộ xây dựng quy định thẩm tra, thẩm định và phê duyệt thiết kế xây dựng công trình.

16. Bùi Ngọc Toàn (2009), Quản lý dự án xây dựng - Lập và thẩm định dự án, NXB Xây dựng.

17. VS.I.I Madur (2004), Quản lý dự án, NXB Ô-Mê-Ga, Maxcova.

18. Website của Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng, UBND tỉnh Bắc Ninh.

19. Trần Xuân Huê, “Hoàn thiện phương án thẩm định đầu tư công trình thủy lợi trên địa bàn huyên Thường Tín Hà Nội” năm 2013, Luận văn thạc sỹ- Trường Đại học Thủy Lợi.

20. Cao Tuấn Dũng, “Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư từ ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Phú Thọ”, năm 2013 Luận văn thạc sỹ kinh tế- Trường Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác thẩm định các dự án đầu tư xây dựng công trình đê điều tại sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh bắc ninh​ (Trang 92 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)