5. Kết cấu của luận văn
4.3.2. Đối với các cơ quan cấp bộ
- Phân cấp quản lý đầu tư xây dựng gắn với quy định trách nhiệm, quyền hạn theo 3 cấp: Cấp thẩm quyền quyết định đầu tư, chủ đầu tư, các chủ thể tham gia đầu tư xây dựng.
- Kiện toàn bộ máy cơ quan chức năng của Bộ chuyên ngành- cấp thẩm quyền quyết định đầu tư với trách nhiệm, quyền hạn của cấp thẩm quyền quyết định đầu tư và của cơ quan quản lý Nhà nước trong quản lý đầu tư và xây dựng.
- Xây dựng và hoàn thiện cơ cấu tổ chức, quy chế hoạt động của Ban Quản lý dự án theo quy định tại Nghị định 12/CP: Ban QLDA do Chủ đầu tư thành lập, chịu trách nhiệm trước pháp luật và Chủ đầu tư theo nhiệm vụ và quyền hạn được giao trong trường hợp Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án.
- Các chủ thể tham gia quá trình thực hiện đầu tư (tư vấn, nhà thầu, nhà cung cấp v.v...) tự xây dựng và hoàn thiện bộ máy quản lý dự án của mình, trước hết là bộ máy quản lý điều hành dự án trên công trường, gói thầu. Chủ đầu tư, Ban QLDA phải coi việc kiểm tra đảm bảo về số lượng và chất lượng hoạt động của bộ máy quản lý điều hành các chủ thể tham gia thực hiện đầu tư xây dựng trên công trường là điều kiện tiên quyết để đảm bảo sự thành công của dự án.
- Tiếp tục nghiên cứu, kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan nhằm hoàn thiện và thống nhất nội dung và hình thức các văn bản qui phạm pháp luật liên quan đến quản lý đầu tư xây dựng, trong đó có Luật Đấu thầu, Luật Xây dựng và các văn bản dưới luật.
- Nghiên cứu xây dựng một số quy định trong việc phân bổ dự án hoặc quy chế phân bổ dự án; xây dựng các tiêu chí yêu cầu đối với các Chủ đầu tư là các sở quản lý ngành kinh tế - kỹ thuật của địa phương; tiêu chí lựa chọn Ban QLDA. Xây dựng hệ thống thanh tra, kiểm tra, giám sát quá trình đầu tư kiểm định chất lượng.