Tình hình thực hiện các dự án đầu tư xây dựng công trình đê

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác thẩm định các dự án đầu tư xây dựng công trình đê điều tại sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh bắc ninh​ (Trang 49 - 74)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.1. Tình hình thực hiện các dự án đầu tư xây dựng công trình đê

giai đoạn

Tình hình thực hiê ̣n các quy chế quản lý nhà nước về đầu tư, thẩm định phê duyệt dự án, đấu thầu, giám sát, thanh quyết toán,.. của tỉnh Bắc Ninh thực hiện đúng theo các quy định của nhà nước về việc thẩm định phê duyệt dự án đầu tư, đấu thầu, giám sát đánh giá đầu tư.

Bảng 3.1. Tình hình thực hiện các dự án đầu tư xây dựng giai đoạn 2011-2015

Đơn vị: Triệu đồng

STT Tên dự án Chủ

đầu tư

Thời gian

thực hiện Vốn đầu tư

Kết quả thực hiện

1

Dự án đầu tư xây dựng xử lý cấp bách kè hộ đê và hoàn thiện mặt cắt đoạn K28 + 860 - K82+350 huyện Yên Phong, Quế Võ, Bắc Ninh

Sở NN và PTNT Bắc Ninh

2011-2012 316.455,388 Đã hoàn thành 2 Nâng cấp tuyến đê hữu

Thái Bình, Bắc Ninh

Sở NN và PTNT Bắc Ninh

2011-2014 201.738,398 Đã hoàn thành 3 Nâng cấp tuyến đê hữu Đuống,

Bắc Ninh Sở NN và PTNT Bắc Ninh 2011-2015 928.140,5 Đã hoàn thành 50% theo kế hoạch 4 Cải tạo và nâng cấp đê hữu

huyện Yên Phong, Bắc Ninh

Sở NN và PTNT Bắc Ninh 2011-2015 101.532,466 Hoàn thành được 30% tiến độ 5 Xử lý khẩn cấp kè Lam Cầu đê bốc Hòa Thượng huyện Thuận Thành Chi cụ đê và phòng chống lụt bão 2011-2012 27.608,739 Đã hoàn thành 6 Xử lý khẩn cấp kè Mỹ Lộc, Cáp

Điền huyện Gia Bình

Chi cụ đê và phòng chống lụt bão 2011-2012 63.750,421 Đã hoàn thành 7 Dự án xử lý kè Bình Cầu huyện Thuận Thành Chi cụ đê và phòng chống lụt bão 2011-2012 64.488 Đã hoàn thành 8 Xử lý kè Hồ huyện Thuận Thành Chi cụ đê và phòng chống lụt bão 2011-2012 24.560 Đã hoàn thành

Qua bảng số liệu ta thấy công tác thẩm định các dự án xây dựng công trình đê điều tại Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Ninh ngày càng được nâng cao trong giai đoạn 2011- 2015:

- Thẩm định, phê duyệt mới 215 DA với tổng mức ĐT là 12.600 tỷ đồng. - Điều chỉnh, bổ sung 183 dự án với TMĐT bổ sung là 1.485 tỷ đồng; - Phê duyệt KH đấu thầu cho 28 DA với tổng giá trị 1.694 tỷ đồng Trong đó nguồn vốn đầu tư cho xây dựng công trình đê điều là 1.402,85 tỷ đồng đã phân bổ 712,081 tỷ đồng cho cho 8 công trình,cụ thể:

- Dự án nhóm A: 02 công trình với số vốn bố trí là 63,817 tỷ đồng; - Dự án nhóm B: 04 công trình với số vốn bố trí là 129,141 tỷ đồng. - Dư án nhóm C: 02 công trình với số vốn bố trí là 519,123 tỷ đồng.

3.2.2. Thực trạng công tác thẩm định các dự án đầu tư xây dựng công trình đê điều giai đoạn 2011-2015 đê điều giai đoạn 2011-2015

3.2.2.1. Về phân giao nhiệm vụ đối với các dự án

Trong giai đoạn 2011-2015 theo quy định quy chế quản lý đầu tư và xây dựng, thẩm quyền quyết định các dự án nhóm B, C do Chủ tịch UBND tỉnh (không tính các dự án dưới 5 tỷ phân cấp cho Chủ tịch UBND cấp huyện phê duyệt). Việc thẩm định dự án cấp tỉnh thuộc về sở Kế hoạch và Đầu tư- Cơ quan đầu mối cũng đồng thời là đơn vị trực tiếp chịu trách nhiệm thẩm định chung dự án (do Phòng Thẩm định và Quản lý dự án trực tiếp thực hiện), lấy ý kiến thẩm định thiết kế cơ sở của sở, ngành kinh tế- kỹ thuật (sở Giao thông vận tải, sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sở Công thương), lập và báo cáo Kết quả thẩm định, trình UBND Tỉnh phê duyệt dự án.

3.2.2.2. Quy trình tổ chức thẩm định

Trách nhiệm Tiên hành

Bộ phận một cửa

Phòng KH-KT chuyên môn

Chuyên viên lãnh đạo phòng chuyên môn

Chuyên viên thẩm định Chuyên viên thẩm định Phòng thẩm định, lãnh đạo Sở Bộ phận một cửa

Sơ đồ 3.1. Quy trình thẩm định dự án xây dựng công trình đê điều

Tiến trình này được diễn giải cụ thể là:

*Tiếp nhận hồ sơ

Bộ phận một cửa có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ đề nghị thẩm định thiết kế cơ sở các công trình của các chủ đầu tư.

Hồ sơ đề nghị thẩm định thiết kế cơ sở bao gồm: Tờ trình thẩm định; Thuyết minh dự án; Hồ sơ thiết kế cơ sở công trình; Điều kiện, năng lực của tổ chức tư vấn khảo sát thiết kế; Chứng chỉ hành nghề của chủ nhiệm đồ án; Kết quả khảo sát xây dựng; Quyết định phê duyệt nhiệm vụ khảo sát xây dựng của chủ đầu tư; Biên bản nghiệm thu sản phẩm khảo sát xây dựng; Văn bản chấp thuận về quy hoạch, môi trường, phòng chống cháy nổ, đê điều, an toàn giao thông... của cơ quan có thẩm quyền.

Tiếp nhận hồ sơ yêu cầu thẩm định

Phân công cán bộ

Kiểm tra thẩm định hồ sơ Thẩm định hiện trường Báo cáo kết quả thẩm định

Xem xét duyệt Trả kết quả

Chuyên viên phụ trách tại Bộ phận một cửa có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ.

- Trường hợp hồ sơ không đầy đủ: Chuyên viên phụ trách trả hồ sơ và hướng dẫn cho các chủ đầu tư bổ sung.

- Trường hợp hồ sơ đầy đủ: Chuyên viên phụ trách vào Sổ theo dõi tiếp nhận và trả hồ sơ; viết Phiếu tiếp nhận và trả hồ sơ cho người nộp hồ sơ.

Các hồ sơ sau khi được Bộ phận một cửa kiểm tra tiếp nhận, chuyển về phòng chuyên môn để xem xét; Khi giao nhận phải có ký nhận vào Sổ theo dõi tiếp nhận và trả hồ sơ. Thời gian chuyển hồ sơ: ngay cuối ngày làm việc tiếp nhận hồ sơ.

* Phân công cán bộ

Lãnh đạo phòng xem xét hồ sơ, phân công cán bộ xử lý theo Sổ theo dõi thực hiện công việc.

* Kiểm tra, thẩm định hồ sơ

Chuyên viên thẩm định tiến hành kiểm tra tính đầy đủ về mặt pháp lý, kỹ thuật của hồ sơ theo các quy định hiện hành. Kiểm tra chất lượng hồ sơ theo các yêu cầu sau:

- Sự phù hợp của thiết kế cơ sở với quy hoạch được duyệt; sự kết nối với các công trình hạ tầng kỹ thuật khác.

- Việc áp dụng các quy chuẩn, tiêu chuẩn về xây dựng, môi trường, phòng chống cháy nổ.

- Điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức tư vấn, năng lực hành nghề của cá nhân lập thiết kế cơ sở theo quy định.

Thời gian thẩm định hồ sơ: 02 ngày làm việc đối với dự án nhóm C; 04 ngày làm việc đối với dự án nhóm B, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ tại Bộ phận một cửa.

Sau khi thẩm định hồ sơ theo thời gian quy định trên, phòng chuyên môn gửi thông báo về Bộ phận một cửa bằng Phiếu trả lời tổ chức, cá nhân về kết quả kiểm tra, thẩm định chất lượng hồ sơ:

- Trường hợp hồ sơ chưa đảm bảo chất lượng: Phòng KHKT chuyển hồ sơ về Bộ phận một cửa trả lại cho tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện.

- Trường hợp hồ sơ đạt yêu cầu về chất lượng: Phòng chuyên môn hẹn ngày kiểm tra, thẩm định hiện trường trong Phiếu trả lời tổ chức, cá nhân để Bộ phận một cửa trả lời tổ chức, cá nhân.

* Thẩm định địa điểm đầu tư

Sau khi hồ sơ đã hợp lệ, chuyên viên thẩm định sẽ tiến hành thẩm định địa điểm đầu tư để xác định tính phù hợp của hồ sơ với thực địa.

Chuyên viên thẩm định có trách nhiệm thông báo kết quả thẩm định, lập biên bản thẩm định địa điểm đầu tư với đầy đủ chữ ký xác nhận của các bên liên quan.

Thời gian thẩm định địa điểm đầu tư 1  2 ngày làm việc (Tuỳ theo quy mô, tính chất, khối lượng công việc), kể từ ngày thẩm định hồ sơ đạt yêu cầu.

* Báo cáo kết quả thẩm định.

Chuyên viên thẩm định lập báo cáo kết quả thẩm định, trình Lãnh đạo phòng xem xét trước khi trình Lãnh đạo Sở phê duyệt.

Thời gian lập báo cáo kết quả thẩm định, trình ký và trả kết quả tại Bộ phận một cửa: 7 - 8 ngày làm việc (đối với công trình thuộc dự án nhóm B), 4- 5 ngày làm việc (đối với công trình thuộc dự án nhóm C).

* Trả kết quả.

Sau khi báo cáo kết quả được phê duyệt, Chuyên viên thẩm định chuyển kết quả kèm theo bảng tính lệ phí thẩm định phải thu về Bộ phận một cửa.

Chuyên viên tại Bộ phận một cửa có trách nhiệm thu lệ phí thẩm định và trả kết quả theo thời gian quy định, vào Sổ theo dõi tiếp nhận và trả hồ sơ.

Thời gian giải quyết: 30 ngày làm việc (đối với công trình thuộc dự án nhóm B), 20 ngày làm việc (đối với công trình thuộc dự án nhóm C), kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ tại Bộ phận một cửa.

Ngoài các bước nêu trên, việc lưu trữ hồ sơ thẩm định và các giấy tờ, tài liệu liên quan đảm bảo đúng nguyên tắc là hết sức quan trọng đối với một quy trình chuẩn về thẩm định nói chung và thẩm định thiết kế cơ sở nói riêng. Các yêu cầu cụ thể là:

STT Tên hồ sơ Thời gian lưu Trách nhiệm lưu

1 Hồ sơ đề nghị thẩm định

thiết kê cơ sở Lâu dài Các phòng chuyên môn 2 Sổ theo dõi tiếp nhận và

trả hồ sơ Lâu dài Bộ phận một cửa 3 Phiếu tiếp nhận và trả

hồ sơ

01 năm kể từ

ngày giao phiếu Các phòng chuyên môn

4 Sổ theo dõi giải quyết

công việc Lâu dài Các phòng chuyên môn 5 Biên bản thẩm định Lâu dài Thẩm định hoặc phòng

quản lý dự án

6 Báo cáo kết quả thẩm định Lâu dài Thẩm định hoặc phòng quản lý dự án

* Đánh giá về quy trình thẩm định dự án

Có thể nói, từ khi Nghị định 16/ 2005/ NĐ-CP và Nghị định 12/ 2009/ NĐ-CP về Quản lý dự án đầu tư xây dựng có hiệu lực, công tác thẩm định dự án nói chung đã được phân định một cách rõ ràng, không còn hiện tượng chồng chéo, trùng lặp giữa các cơ quan Nhà nước; từ đó công tác thẩm định dự án đi vào nề nếp, có điều kiện nâng cao chất lượng và hiệu quả. Trên cơ sở những quy định đó, sở Kế hoạch và Đầu tư và các sở chuyên ngành kinh tế- kỹ thuật (sở Giao thông vận tải, sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sở Công thương, sở Xây dựng,..) đã chủ động áp dụng Hệ thống tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO 9001:2000 cho các hoạt động chức năng của Sở; trong đó có công tác thẩm định dự án đối với sở Kế hoạch và Đầu tư và thẩm

định thiết kế cơ sở các công trình xây dựng chuyên ngành, nhằm thống nhất trình tự thực hiện và chuẩn hoá quá trình này. Về cơ bản tính chất chặt chẽ được thể hiện ở:

Một là, cơ chế “một cửa” được đảm bảo một cách nghiêm túc trong khâu Tiếp nhận Hồ sơ (và trả kết quả thẩm định) ở cả 2 Sở. Bộ phận này một mặt giảm bớt khối lượng công việc - với sự tách bạch giữa tính chất thủ tục hành chính, kiểm tra, kiểm soát một cách đơn giản và tính chất chuyên nghiệp của công tác thẩm định; mặt khác tránh những phiền phức, tiêu cực giữa chủ đầu tư và cơ quan chức năng, góp phần đảm bảo tốt hơn tính khách quan, trung thực của Kết quả thẩm định.

Hai là, quy trình đảm bảo sự tuân thủ nghiêm ngặt quy định của Nhà nước về thời gian thẩm định và cả sự đảm bảo về chất lượng thẩm định qua việc phân giao nhiệm vụ và trách nhiệm một cách minh bạch, rõ ràng (gắn quyền hạn, trách nhiệm với kết quả thực hiện từng bước công việc).

Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực về tính chất chặt chẽ của Quy trình thẩm định như đã được trình bày, một số hạn chế vẫn còn tồn tại có thể đề cập đến như sau:

Một là, chính việc tuân thủ một cách nghiêm ngặt những quy định chung của Nhà nước trong khi chưa thực sự quan tâm đến đặc thù của từng dự án trong những điều kiện riêng của tỉnh Bắc Ninh, nên nhiều khi sự áp dụng này có phần “máy móc”, chưa thực sự cần thiết và hiệu quả đối với một số dự án, gây nên sự chậm trễ, lãng phí không đáng có. Khó có thể nhận định trách nhiệm thuộc về sự chủ động của cán bộ trực tiếp thụ lý Hồ sơ thẩm định. Mà cần thiết phải tìm đến nguyên nhân từ sự phù hợp của việc phân loại dự án, phân cấp đầu tư đã xem xét đến những đặc thù hay những điều kiện riêng đó hay chưa? Về vấn đề này, một thực tế là, theo quy định hiện nay việc phân loại dự án đầu tư mới chỉ dựa trên mặt giá trị (tổng mức đầu tư - khái toán toàn bộ chi phí của dự án) mà chưa phản ánh đúng đắn mức độ phức tạp của yêu cầu kỹ thuật. Căn cứ vào tổng mức đầu tư các dự án được chia ra các

nhóm A, B, C và yêu cầu về mặt thời gian trong quá trình thẩm định là khác nhau. Tuy nhiên, có nhiều công trình tuy có quy mô và tổng mức đầu tư lớn nhưng kỹ thuật lại đơn giản (ví dụ: một số công trình xây dựng đường trên các địa bàn có nhiều điều kiện thuận lợi về địa hình, địa chất, thuỷ văn...), nhưng một số đoạn tuyến tuy ngắn, với tổng mức đầu tư nhỏ hơn (thuộc nhóm C) nhưng yêu cầu thiết kế lại phức tạp, đòi hỏi phải có thời gian thẩm định kỹ.

Hai là, thực tế việc phân giao nhiệm vụ trong quy trình thẩm định được áp dụng ở Sở Kế hoạch và Đầu tư và các sở chuyên ngành kinh tế- kỹ thuật vẫn còn tập trung chức năng, quyền hạn thẩm định đối với một đơn vị phòng. Trong khi lực lượng cán bộ còn ít (3 - 4 người/ phòng), dẫn đến tình trạng quá tải công việc, ảnh hưởng đến sự đảm bảo về chất lượng thẩm định trong điều kiện nhu cầu đầu tư xây dựng trên địa bàn Tỉnh ngày càng tăng cao. Thậm chí, trong một số trường hợp cán bộ thẩm định với chất lượng chưa thực sự đồng đều, còn có những nhầm lẫn, chủ quan, can thiệp quá sâu vào công tác thiết kế, áp đặt ý kiến cá nhân, yêu cầu làm đi làm lại nhiều lần, gây mất thời gian không cần thiết đối với một vài dự án.

Ba là, rõ ràng trong quy trình tổ chức thẩm định dự án nói trên ở cả 2 Sở chưa có một bộ phận riêng thực hiện chức năng theo dõi, kiểm định chất lượng của chính công tác thẩm định dự án này. Vì vậy, cần thiết phải có một Ban kiểm soát chất lượng thẩm định, đảm bảo kiểm tra một lần nữa toàn bộ quá trình thẩm định dự án nói trên, tiến hành phản biện một cách độc lập Kết quả thẩm định trước khi phê duyệt dự án và quyết định đầu tư.

3.2.2.3. Nội dung thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình đê điều

Thẩm định sự cần thiết của dự án

Sự cần thiết đầu tư được thuyết minh trong dự án hiện nay còn làm chung chung, nặng về lý thuyết và chưa thể hiện được tính logic, khoa học.Qua tìm hiểu thực tế các dự án đầu tư xây dựng công trình đê điều tại Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Ninh, đối với nội dung này, các dự án thường trình bày một số vấn đề sau:

Bảng 3.2. Thuyết minh dự án về sự cần thiết đầu tư

(Minh họa đối với dự án xây dựng Công trình)

Thông tin chung về khu vực của dự án: Tóm tắt một số đặc điểm của khu vực: Điều kiện địa lý:

Điều kiện khí hậu:

Tình hình kinh tế - xã hội:

Tình hình hiện tại và khả năng ngân sách của khu vực:

III. Hệ thống đê tại khu vực

1. Nhiệm vụ của tuyến đê.

2. Vị trí tuyến đê; vị trí, quy mô các công trình đầu mối hạ tầng trên tuyến đê. 3. Diện tích đất dành cho xây dựng, tu bổ, nâng cấp và kiên cố hóa đê điều. 4. Các dữ liệu cho công tác xây dựng dự án

- Bản đồ và ảnh viễn thám - Khí tượng, thủy văn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác thẩm định các dự án đầu tư xây dựng công trình đê điều tại sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh bắc ninh​ (Trang 49 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)