Nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác thẩm định các dự án đầu tư xây dựng công trình đê điều tại sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh bắc ninh​ (Trang 79)

5. Kết cấu của luận văn

3.3.3. Nguyên nhân của hạn chế

- Tinh thần trách nhiệm của một bộ phận cán bộ trong việc triển khai thực hiện các chỉ thị, nghị quyết, các cơ chế chính sách đã được ban hành về công tác thẩm định và quản lý dự án đầu tư và xây dựng chưa cao. Tình trạng buông lỏng trong quản lý, điều hành trong lĩnh vực đầu tư đã dẫn đến những sai sót trong công tác quản lý nhà nước về đầu tư và xây dựng. Các khâu, từ xác định chủ trương, xây dựng dự án, thẩm định dự án, ra quyết định đầu tư, thiết kế kỹ thuật, lập tổng dự toán đến khâu triển khai thực hiện, giám sát thi công, theo dõi cấp phát, thanh quyết toán chưa chặt chẽ.

- Năng lực, trình độ của một bộ phận cán bộ thẩm định quản lý đầu tư và xây dựng còn kém, thậm chí thường lợi dụng những kẽ hở của cơ chế chính sách, lợi dụng chức, quyền, vị trí công tác để trục lợi bất chính, sự thất thoát vốn đầu tư còn nhiều, gắn liền với tình trạng tham nhũng hiện nay.

- Cơ chế chính sách liên quan đến quản lý đầu tư và xây dựng chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ, lại thường xuyên thay đổi đã gây sự bị động, lúng túng trong quá trình xây dựng và điều hành kế hoạch đầu tư.

- Năng lực các tổ chức tư vấn lập dự án và thiết kế kỹ thuật thấp, năng lực quản lý của các chủ đầu tư, ban quản lý dự án còn hạn chế, thiếu kinh nghiệm, tổ chức thẩm định mang tính hình thức, hành chính, quyết định đầu tư khi chưa có đầy đủ căn cứ để xác định tính khả thi và hiệu quả của các dự án đầu tư, công tác giám sát chưa chặt chẽ, chưa trung thực, dễ dãi trong kiểm tra, nghiệm thu làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình.

Chương 4

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC

THẨM ĐỊNH DỰ ÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ĐÊ ĐIỀU TẠI SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TỈNH BẮC NINH 4.1. Quan điểm về thẩm định các dự án xây dựng công trình đê điều tại Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Ninh

4.1.1. Thẩm định dự án đầu tư phải đảm bảo xem xét, đánh giá toàn diện các nội dung của dự án các nội dung của dự án

Đây là một yêu cầu quan trọng đối với công tác thẩm định dự án, vì chỉ có đảm bảo được điều đó mới chứng tỏ được rằng: dự án đầu tư đã được phân tích, đánh giá một cách kỹ lưỡng, khách quan, khoa học, được nhìn nhận từ tổng quát đến chi tiết, đánh giá được tác động của dự án đối với các tác nhân trong nền kinh tế, làm căn cứ đáng tin cậy tham mưu cho cấp có thẩm quyền phê duyệt và ra quyết định đầu tư một cách hợp lý và hiệu quả. Quán triệt quan điểm này cũng đặt ra yêu cầu đối với Nhà nước, các Bộ, ngành có liên quan đến công tác thẩm định dự án nói chung (và thẩm định dự án xây dựng giao thông nói riêng) phải có một hệ thống quy phạm, tiêu chuẩn, định mức trong từng lĩnh vực, những quy định cụ thể, những yêu cầu về nội dung thẩm định trong từng giai đoạn lựa chọn, đánh giá dự án.

4.1.2. Thẩm định dự án đầu tư phải đảm bảo tính khách quan

Một dự án đầu tư dù có được chuẩn bị kỹ càng đến mấy vẫn cứ mang tính chủ quan của người soạn lập dự án. Vì vậy để đảm bảo tính khách quan cần thiết phải tiến hành thẩm định dự án. Tính khách quan ở đây được đề cập với ý nghĩa: bám sát thực tế, không có những ý kiến chủ quan, đặc lợi riêng khi phân tích đánh giá dự án. Điều này được đảm bảo khi quá trình tiếp cận, thu thập và xử lý thông tin một cách đầy đủ, hợp lý và chính xác.

Các nội dung dự án được đặt trong môi trường có sự biến động, có thể so sánh được với các dự án tương tự đang hoạt động hoặc dự án khác thay thế để có thể tăng tính cạnh tranh, đảm bảo triển vọng thực sự của dự án. Cũng như khi xem xét tính hiệu quả, không bị chi phối bởi lợi ích trực tiếp của dự án. Vì vậy, đổi mới công tác thẩm định đòi hỏi sự phân định rõ ràng về chức năng, nhưng đồng thời còn là những yêu cầu về sự phối kết hợp một cách chặt chẽ (giữa các cơ quan thẩm định dự án hay giữa cán bộ chuyên trách với chuyên gia tự vấn, phản biện độc lập) nhằm đảm bảo sự lựa chọn dự án vì mục tiêu, hiệu quả chung.

4.1.3. Thẩm định dự án đầu tư phải đánh giá đầy đủ những nhân tố ảnh hưởng từ bên ngoài hưởng từ bên ngoài

Quán triệt quan điểm này nhằm giúp kết quả thẩm định và quyết định đầu tư tránh được 2 sai lầm:

Một là, dự án thực chất không khả thi nhưng vẫn được chấp thuận và cho phép đầu tư. Từ đó việc triển khai, thực hiện dự án dẫn đến những lãng phí, thiệt hại về nguồn lực cho nền kinh tế như: vốn, tài nguyên, lao động vì có thể được sử dụng cho những dự án khác thực sự hiệu quả.

Hai là, dự án được lập thực chất là khả thi, nhưng do đánh giá không đầy đủ về tiềm năng, hiệu quả của dự án mà bác bỏ, dẫn đến thiệt hại cơ hội - một cơ hội đầu tư có hiệu quả.

Vì vậy, cần thiết khi phân tích, đánh giá các nội dung của dự án phải căn cứ, xuất phát từ thị trường, từ nhu cầu thực tế, cũng như xem xét đầy đủ những biến động của môi trường bên ngoài dự án, đảm bảo tính chuẩn xác. Điều đó đòi hỏi cán bộ thẩm định có nghiệp vụ chuyên môn vững vàng, am hiểu pháp luật, nắm vững đặc thù của dự án và vận dụng phù hợp các phương pháp thẩm định đối với từng nội dung dự án.

4.1.4. Thẩm định dự án đầu tư phải đảm bảo tính kịp thời

Rút ngắn thời gian từ lúc nhận thức được cơ hội, sự cần thiết đầu tư để soạn lập dự án đến khi đưa dự án vào triển khai, thực hiện được coi là một yêu cầu quan trọng trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư. Điều đó đặt ra những đòi hỏi đối với công tác thẩm định phải tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật; kịp thời phát hiện những sai sót, yếu kém trong Hồ sơ dự án để điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện dự án.

Trong trường hợp thời gian thẩm định quá ngắn, sẽ không đảm bảo được chất lượng thẩm định. Nhưng ngược lại, nếu thời gian thẩm định quá dài (trong khi không thực sự cần thiết), một mặt không đảm bảo thực hiện theo quy định, mặt khác làm chậm tiến trình thực hiện dự án đầu tư dẫn đến bỏ lì cơ hội đầu tư và những thiệt hại kéo theo đó.

Vì vậy, để đảm bảo thời gian cho công tác thẩm định đòi hỏi chủ động kế hoạch tổ chức thẩm định đối với mỗi dự án trên cơ sở những quy định chung: từ việc bố trí, phân giao nhiệm vụ, áp dụng một quy trình thẩm định hợp lý cũng như các phương pháp phù hợp đối với từng nội dung cụ thể của dự án.

4.2. Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án xây dựng công trình đê điều tại Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Ninh đê điều tại Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Ninh

4.2.1. Nhóm giải pháp chung

4.2.1.1. Đổi mới nhận thức về công tác thẩm định dự án đầu tư

- Nhìn nhận đúng về công tác thẩm định dự án đầu tư. Từ đó nâng cao trách nhiệm, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của các tổ chức, cá nhân trong thẩm định dự án (đặc biệt là các chuyên gia tư vấn để chủ động nâng cao chất lượng công tác thẩm định).

- Đổi mới phải phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm môi trường xã hội gắn với an ninh quốc phòng và một quá trình liên tục hoàn thiện.

- Đổi mới công tác quản lý và thẩm định dự án theo hướng ngày càng phát huy tính chủ động, sáng tạo của cơ sở; đồng thời vẫn đảm bảo được những yêu cầu, định hướng của ngành

- Đổi mới phải đảm bảo các yêu cầu về: tính khách quan, tính khả thi, yêu cầu về thời gian và đảm bảo hiệu quả của công tác thẩm định dự án đầu tư.

4.2.1.2. Hoàn thiện quy trình thẩm định dự án đầu tư

- Trước hết, cần xác định chính xác đối tượng (dự án) cần thiết được thẩm định theo các quy trình này là ở mỗi cơ quan thẩm định phải dựa trên cơ sở tuân thủ pháp luật, và chủ động đối với những điều kiện, đặc thù riêng; giúp cho quy trình thẩm định thực sự chặt chẽ và hiệu quả đối với từng dự án.Để thực hiện nhiệm vụ này, cần xem xét lại việc phân cấp đầu tư và phân cấp thẩm định một cách phù hợp hơn: Các dự án với tổng mức đầu tư và phân cấp thẩm định một cách phù hợp hơn: Các dự án với tổng mức đầu tư và yêu cầu kỹ thuật không cao (các dự án nhóm C, có tổng mức đầu tư dưới 5 tỷ ) có thể phân cấp trực tiếp cho cấp dưới (UBND các xã,phường) tự thẩm định phê duyệt.

- Sự cần thiết của việc phân cấp lại xuất phát từ chính thực trạng như đã được trình bày. Nhưng để đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ này, đòi hỏi:

+ Mở rộng giới hạn phân cấp đầu tư, tăng tính tự chủ cho cấp cơ sở, đảm bảo nguồn lực thực sự cho quá trình thực hiện (Tổng mức đầu tư có thể từ 10 - 15 tỷ vẫn do UBND huyện phê duyệt và quyết định đầu tư).

+ Chất lượng của đội ngũ tư vấn, thẩm định địa phương cần cải thiện đáng kể, đảm bảo đủ năng lực đối với nhiệm vụ đã được phân cấp.

- Hoàn thiện quy trình tổ chức thẩm định dự án đòi hỏi trong bước phân giao nhiệm vụ phải đảm bảo hiểu rõ nội dung của các công việc phải thực hiện, nhiệm vụ và trách nhiệm cụ thể đối với từng đơn vị, cá nhân phụ trách. Cần thiết phải có sự phối hợp chặt chẽ hơn trong công tác thẩm định. Những yêu cầu này phải được làm rõ trong quá trình tổ chức thực hiện.

+ Sự phối hợp bên trong đơn vị thẩm định: Cần phối hợp tốt giữa các phòng có liên quan trực tiếp đến yêu cầu thẩm định.

+ Sự phối hợp bên ngoài:

- Phối hợp tốt với các cơ quan khác trong thẩm định một số nội dung quan trọng về Công nghệ, môi trường, kiến trúc, xây dựng, tài chính để có kết quả thẩm định chính xác nhất về những nội dung này;

- Cần có sự tham gia ý kiến của một số cơ quan có liên quan, đảm bảo phát huy đồng bộ sự phù hợp và hiệu quả của dự án;

- Đối với một số dự án lớn có nhiều yêu cầu phức tạp cần quy định thuê tư vấn thẩm định hoặc mời chuyên gia thẩm định phản biện độc lập từng nội dung của dự án (việc lựa chọn cũng cần đảm bảo đúng quy định xét chọn thầu, khách quan, công bằng và hiệu quả)

- Hoàn thiện quy trình thẩm định cần thiết lập một bộ phận riêng có chức năng kiểm soát chất lượng thẩm định, đảm bảo rà soát lại toàn bộ quy trình thẩm định một lần nữa trước khi phê duyệt hay quyết định đầu tư. Tất nhiên, cùng với ý tưởng này cũng cần có những nghiên cứu thêm về tổ chức, cơ chế, nhiệm vụ cụ thể trong từng giai đoạn kiểm soát, cũng như chi phí cho hoạt động của bộ phận này mới có thể hiệu quả được.

4.2.1.3. Hoàn thiện công tác tổ chức thẩm định

Quá trình thẩm định dự án đầu tư đóng vai trò rất quan trọng, nó quyết định các tiến trình thẩm định dự án đầu tư vì vậy quá trình này phải đảm bảo đầy đủ về các yêu cầu về mức độ chính xác, tính khách quan, tính hợp lý, hợp lệ theo quy định của nhà nước và phải tập trung vào nội dung cơ bản của dự án, tránh việc thẩm định mang tính chất qua loa mà phải tính toán, thẩm định một cách kỹ lưỡng để việc thẩm định dự án mang lại được hiệu quả cao sau khi thẩm định dự án.

Trong quá trình thực hiện tổ chức thẩm định dự án yêu cầu phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa cán bộ làm công tác thẩm định, các cơ quan chuyên môn, các tổ chức tư vấn, đồng thời phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cán bộ kỹ thuật, cán bộ thẩm định dự án và phải làm tốt các khâu tránh để tình trạng xẩy ra sai xót, nhầm lẫn dẫn đến việc thẩm định dự án bị sai lệch, ảnh hưởng đến việc phê duyệt dự toán đầu tư.

4.2.1.4. Hoàn thiện nội dung thẩm định dự án đầu tư

Nội dung thẩm định chính là cơ sở quan trọng nhất để đưa ra được những đánh giá, nhận xét về dự án. Để đảm bảo tính trung thực, đáng tin cậy của những nhận xét, đánh giá này, nội dung thẩm định cần phải khách quan, toàn diện và chuẩn xác. Vì trong trường hợp ngược lại, nội dung thẩm định không đầy đủ, những nhận định không có căn cứ, chất lượng thẩm định không đảm bảo, khó tránh khỏi sự lựa chọn và quyết định sai lầm. Hoàn thiện nội dung thẩm định cần làm rõ một số vấn đề như sau:

Một là, nội dung thẩm định cần khách quan, toàn diện, không chỉ dựa trên những ý tưởng của tổ chức tư vấn, lập dự án. Bên cạnh những nội dung được trình bày trong Hồ sơ dự án, cán bộ thực hiện cần có tính độc lập, đảm bảo những phân tích, đánh giá là trung thực qua việc tự khảo sát, thu thập số liệu và xử lý thông tin một cách chuyên nghiệp. Thẩm định sẽ không dừng lại ở việc kiểm tra, rà soát mà còn cần có những kiến nghị, đề xuất riêngvề tính hiệu quả và khả thi của dự án. Có vậy mới hoàn thiện được vai trò, chức năng của công tác này.

Hai là, nội dung thẩm định cần có các yêu cầu trong từng giai đoạn đánh giá và lựa chọn dự án, cần có những tiêu chí đánh giá cụ thể một số nội dung như: Sự cần thiết đầu tư, Hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án... tránh chung chung, hình thức; cũng như trong thẩm định không chỉ dựa trên các phương án đã được trình bày một cách quy lát trong Hồ sơ mà đòi hỏi phải xem xét toàn bộ những quy trình, căn cứ để thiết lập phương án đó, như:

- Việc xác định quy mô dự án, tổng mức đầu tư dựa trên quy trình, thủ tục các bước như thế nào? căn cứ để tính toán có phù hợp và đảm bảo chính xác không?

Ba là, cần có sự xem xét kỹ lưỡng những nội dung mang tính đặc thù của dự án đầu tư xây dựng. Tiêu biểu là:

- Thẩm định kỹ tính khả thi của phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng: Đây là một nội dung vô cùng quan trọng, yếu tố gắn liền với đầu tư xây dựng, đặc biệt là các dự án ngành giao thông. Trong khi thực tế, vấn đề này lại là khâu yếu nhất trong thẩm định cũng như quy trình triển khai thực hiện, ảnh hưởng không nhỏ đến cả tiến độ và tổng mức đầu tư của dự án. Vì vậy, thẩm định kỹ nội dung này, yêu cầu làm rõ trách nhiệm và mối quan hệ giữa các bên tham gia giải quyết, đảm bảo tính khả thi của phương án thực hiện.

- Thẩm định kỹ các phương án huy động vốn - yếu tố tiên quyết đối với mỗi dự án: cần xem xét, đánh giá khách quan về phương án này, đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý ngân sách, phát huy hiệu quả sử dụng vốn đầu tư và tính khả thi về nguồn lực đáp ứng đúng tiến độ của dự án.

- Thẩm định kỹ các chỉ tiêu tài chính dự án: cần quan tâm một cách đồng bộ đến Hệ thống các chỉ tiêu. Ngoài các chỉ tiêu chủ yếu như NPV, IRR, T cần đề cập thêm các chỉ tiêu BCR, Điểm hoà vốn...để đánh giá đầy đủ, toàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác thẩm định các dự án đầu tư xây dựng công trình đê điều tại sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh bắc ninh​ (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)