Khái quát về KTBĐ của các dân tộ cở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiến thức bản địa trong sản xuất nông nghiệp của dân tộc mông ở huyện mèo vạc tỉnh hà giang (Trang 32 - 34)

7. Cấu trúc của luận văn

1.2.1. Khái quát về KTBĐ của các dân tộ cở Việt Nam

Các dân tộc ở nước ta sống xen kẽ với nhau và không có lãnh thổ riêng biệt như một số nước trên thế giới. Người Kinh chủ yếu sinh sống ở đồng bằng, ven biển và trung du; còn các dân tộc ít người cư trú chủ yếu ở các vùng miền núi và vùng cao, một số dân tộc như Khơ me, Hoa, một số ít vùng Chăm sống ở đồng bằng. Các DTTS nước ta có sự tập trung ở một số vùng, nhưng không cư trú thành những khu vực riêng biệt mà xen kẽ với các dân tộc khác trong phạm vi của tỉnh, huyện, xã và các bản mường. Do những nguyên nhân lịch sử, xã hội và hoàn cảnh tự nhiên nên mỗi dân tộc đã đúc kết và tìm ra cho mình những phương thức ứng xử với môi trường tự nhiên khác nhau, hình thành nên những bản sắc văn hóa dân tộc rất riêng, đặc biệt là trong sản xuất, quản lý và bảo vệ TNTN.

Trải qua quá trình hàng trăm năm, các DTTS đều đúc kết cho mình những kinh nghiệm dân gian rất quý báu trong sản xuất nông nghiệp. Họ rất giỏi trong việc nhận biết tự nhiên, dự đoán thời tiết, lựa chọn đất canh tác, chọn giống vật nuôi, cây trồng phù hợp với điều kiện tự nhiên nơi họ cư trú. Đồng thời biết cách lựa chọn phương thức canh tác sao cho đạt hiệu quả kinh tế cao.

Chẳng hạn,người Kinh là dân cư lâu đời trên địa bàn vùng trung du - miền núi phía Bắc, có truyền thống canh tác lúa nước. Họ có kinh nghiệm tuyển chọn giống cây trồng, vật nuôi, đào kênh, đắp đê, phòng chống thiên tai và dịch họa. Trong quá trình mở rộng không gian cư trú họ khai khẩn các sườn địa hình đồi bát úp với độ dốc không lớn, cánh đồng chân đồi, trước núi tương đối bằng phẳng, nguồn nước dồi dào, đất màu mỡ. Men theo triền sông, suối họ xâm nhập vào các vùng núi xa hơn, cao hơn [28].

Quá trình sinh tụ và cư trú lan tỏa, người Kinh áp dụng mô hình kinh tế lúa nước truyền thống bằng việc phát triển hệ thống canh tác trên các vùng đất thấp, bằng phẳng, tạo nên những cánh đồng lúa, ngô và hoa màu, hình thành vùng trọng điểm lương thực có hạt (lúa, ngô). Tại những địa bàn có diện tích

hẹp, người Kinh cải tạo các ruộng rộc để trồng lúa nước, sườn và đỉnh đồi thì trồng rừng để tạo nguồn nước, khai thác lâm sản, gỗ củi. Họ đã hình thành nên mô hình ruộng lúa - vườn rừng.

Người Tày - Nùng địa bàn canh tác của họ là những thung lũng, khe suối, chân núi, cánh đồng giữa núi, trên những sườn đồi thấp, gần nguồn nước, đất đai thuận lợi. Trong quá trình phát triển, họ đã tích lũy được những kinh nghiệm trong canh tác nông nghiệp, cải tạo và bảo vệ tài nguyên đất, tổng hợp được lịch thời vụ rất chặt chẽ. Mùa xuân trồng ngô vụ chính và đất gieo mạ vụ lúa xuân hè. Ngoài ra, trồng một số cây ăn quả và cây công nghiệp ngắn ngày (thuốc lá, gừng, khoai sọ). Mùa hạ cấy lúa mùa sớm, sau khi thu hoạch lúa xuân hè, tiến hành trồng ngô chiêm, trồng xen đỗ vào gốc ngô. Mùa thu, từ lập thu đến hàn lộ làm cỏ lúa và chăm sóc các cây trồng khác, khi sương giáng là thời gian thu hoạch lúa mùa. Mùa đông, trồng rau vụ đông, từ đông chí cho đến lập xuân thời tiết lạnh khô nên không trồng được cây gì. Để phá vỡ thế độc canh đồng bào đã trồng các loại cây đỗ, lạc, cây ăn quả... cùng với chăn nuôi góp phần tăng vụ, tận dụng thời gian nông nhàn, sử dụng thế mạnh tự nhiên và tăng thêm thu nhập [23].

Đại bộ phận dân tộc Mông, Dao, Tày, Thái...đã có phương thức canh tác nông nghiệp phù hợp với điều kiện đất dốc, vừa phát triển nông nghiệp vừa bảo vệ đất đai, sử dụng hợp lí TNTN như làm ruộng bậc thang, thổ canh hốc đá, hay hệ thống thủy lợi mương, phai, lái, lìn...Đối với dân tộc Mông, Dao trong quá trình khai thác rừng, đồng bào đã rút kinh nghiệm là khi chặt cây bao giờ cũng để lại một đoạn gốc khoảng 50cm đến 1m, như vậy sau một thời gian cây sẽ lên chồi và tái sinh trở lại. Trong khi đi rừng nếu gặp cây nào ưng ý thì họ đánh dấu bằng cách khắc chữ thập hoặc buộc một chùm lá ám chỉ cây đã có chủ. Khi cây được hạ xuống, nếu là cây to và rậm lá thì phải một năm sau mới vào rừng để xẻ, nhằm mục đích để giảm lượng nước trong thân cây. Khi chặt cây to bao giờ họ cũng chọn hướng đổ làm sao cho ít ảnh hưởng tới cây con. Ngoài ra, họ còn có một số kinh nghiệm về cách khai thác và sử dụng một số loại cây rừng để phục vụ bữa ăn và chữa bệnh.

Qua đó ta thấy, cộng đồng các dân tộc Việt Nam sinh sống ở những vùng sinh thái khác nhau rất đa dạng nên đã sáng tạo và tích lũy được hệ thống kiến thức

dân gian rất đồ sộ và có giá trị to lớn. Đây cũng là một trong những nền tảng để các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu và đưa ra những giải pháp trong sản xuất, quản lý, sử dụng và bảo vệ TNTN, góp phần đảm bảo cho sự phát triển ổn định và bền vững cho cộng đồng các dân tộc Việt Nam, đặc biệt là đối với các DTTS.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiến thức bản địa trong sản xuất nông nghiệp của dân tộc mông ở huyện mèo vạc tỉnh hà giang (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)