7. Cấu trúc của luận văn
2.5. Đánh giá chung về kiến thức bản địa của người Mông ở huyện Mèo Vạc
Mèo Vạc một trong những huyện vùng cao, nơi có địa hình hiểm trở, khí hậu khắc nghiệt, quanh năm bao phủ bởi sương mù và có nhiều dân tộc khác nhau cùng sinh sống, trong đó đông nhất là dân tộc Mông. Từ xa xưa, người Mông có tập tục du canh, du cư. Họ đốt rừng làm nương rẫy, sau vài năm đất bạc màu họ lại bỏ đến nơi khác. Song hành cùng lịch sử hình thành vùng đất, trải qua bao nhiêu thăng trầm dân tộc Mông vẫn kiên trì bám đất, gieo sự sống ngay trên những núi đá để tạo dựng cuộc sống và làm nên một nền văn hóa thống nhất trong đa dạng. Đất đai khan hiếm, địa hình hiểm trở, khí hậu khắc nghiệt dân tộc Mông sinh sống trên cao nguyên đá dần hình thành và đúc kết nên những kinh nghiệm quý báu trong sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp. Nổi bật trong hệ thống KTBĐ của người Mông là sáng tạo nên hình thức canh tác nông nghiệp mang tính đặc thù và biểu tượng này trở thành đặc biểu trưng tộc người đó là tri thức kĩ thuật thổ canh hốc đá. Đây không chỉ là một hình thức canh tác để sản xuất ra lương thực, thực phẩm phục vụ nhu cầu thiết yếu của cuộc sống mà tri thức canh tác hốc đá của đồng bào Mông nơi đây còn là sự kết tinh những giá trị trong cuộc sống tại vùng cao nguyên núi đá, là bản sắc văn hóa mà không phải dân tộc nào cũng có được.
Nó thể hiện sức sống mạnh mẽ, tinh thần giữ đất, giữ làng, dù khó khăn đến đâu, các dân tộc vẫn tìm tòi sáng tạo, để duy trì cuộc sống, từng bước vươn lên xóa đói, giảm nghèo. Bên cạnh đó, đồng bào còn đúc kết được những kinh nghiệm trong
việc lựa chọn giống cây trồng, vật nuôi; cách chăm sóc và bảo quản; và sáng tạo ra những công cụ lao động phù hợp với việc canh tác ở vùng núi đá này. Qua đó cho thấy, sức mạnh, sự cần cù, sáng tạo của đồng bào trong chinh phục tự nhiên. Hệ thống KTBĐ của dân tộc Mông là một trong nhưng nguồn tri thức dân gian vô cùng quý giá, góp phần làm phong phú kho tàng văn hóa Việt Nam.
Cùng với thời gian và sự phát triển của đất nước hệ thống KTBĐ của dân tộc Mông đang dần có sự biến đổi lớn. Do đó, cần phải có những giải pháp hiệu quả để phát huy hiệu quả hệ thống KTBĐ kết hợp với hệ thống kiến thức khoa học, giúp cho đời sống của đồng bào ngày càng nâng cao, thoát nghèo mà vẫn giữ gìn được hệ thống kiến thức quý giá đó.
Tiểu kết chương 2
Cộng đồng dân tộc Mông ở huyện Mèo Vạc tỉnh Hà Giang có rất nhiều kinh nghiệm sáng tạo, đặc biệt là sự cần cù, chịu khó. Hệ thống KTBĐ đó được hình thành trong hoạt động sản xuất và duy trì, phát triển được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Trong canh tác, người Mông biết xen canh, gối vụ, khai thác nương, kết hợp phát triển chăn nuôi và làm thêm các nghề phụ đan lát, thêu dệt. Người Mông chủ yếu sống ở vùng núi cao, hiểm trở, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt nên trong quá trình canh tác, họ cũng có nhiều cách làm đặc trưng. Những thửa ruộng bậc thang của người Mông tạo ra cũng đủ để thấy trình độ và sự khéo léo, tài giỏi của họ trong việc làm nông nghiệp. Tri thức và kĩ thuật thổ canh hốc đá của người Mông thể hiện tinh thần sáng tạo, vượt khó và thích nghi với môi trường sống khắc nghiệt của đồng bào nơi đây. Phương thức sản xuất này còn góp phần bảo vệ môi trường sinh thái trên vùng cao nguyên đá, giúp đồng bào ổn định cuộc sống, giữ gìn mảnh đất biên cương nơi địa đầu của tổ quốc. Đất nước đổi mới, mở cửa, hội nhập và phát triển đã tác động và làm mai một đôi nét về bản sắc
văn hóa và những tri thức dân gian trong sản xuất của dân tộc. Do vậy, việc nghiên cứu hệ thống KTBĐ của rất tộc Mông có ý nghĩa rất thiết thực.
Chương 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GIỮ GÌN, PHÁT HUY
KIẾN THỨC BẢN ĐỊA TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CỦA DÂN TỘC MÔNG Ở HUYỆN MÈO VẠC TỈNH HÀ GIANG 3.1. Cơ sở để đưa ra các giải pháp bảo tồn và phát huy kiến thức bản địa của dân tộc Mông ở Mèo Vạc tỉnh Hà Giang
3.1.1. Nhiệm vụ và định hướng phát triển của tỉnh Hà Giang đối với đồng bào dân tộc Mông dân tộc Mông
Trong những năm qua, công tác ở vùng đồng bào dân tộc nói chung và đồng bào dân tộc Mông nói riêng luôn được các cấp, các ngành, các đoàn thể quan tâm chỉ đạo, thực hiện; những vấn đề bức xúc trong đồng bào các dân tộc từng bước được giải quyết; đời sống vật chất, tinh thần của người dân không ngừng được cải thiện. Tuy nhiên, do điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, địa hình chia cắt mạnh, thiếu đất sản xuất, thiếu nước sinh hoạt, dân cư phân tán. Nhận thức của một số cấp ủy, chính quyền và cán bộ, đảng viên về công tác dân tộc chưa thực sự đầy đủ, trình độ của đội ngũ cán bộ nhất là cán bộ cơ sở còn hạn chế; sự phối hợp của các ngành trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách về dân tộc đôi khi chưa chặt chẽ, đồng bộ; một số vấn đề nảy sinh trong nhân dân chậm được nắm bắt hoặc giải quyết chưa thỏa đáng, kịp thời. Cơ sở hạ tầng thiếu, bất cập, trình độ sản xuất của nhân dân còn nhiều hạn chế, bên cạnh đó một bộ phận nhân dân vẫn còn tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của nhà nước, chưa phát huy được nội lực, tiềm năng sẵn có của địa phương để vươn lên xóa đói giảm nghèo và làm giàu chính đáng. Vì thế, Đời sống vật chất, tinh thần ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số cũng như đồng bào dân tộc Mông còn nhiều khó khăn (tỷ lệ hộ nghèo của đồng bào Mông còn cao, chiếm 57% tổng số hộ nghèo toàn tỉnh). Chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm, tập quán canh tác sản xuất lạc hậu; thu nhập
bình quân đầu người còn thấp so với bình quân chung của cả tỉnh. Việc khai thác, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Mông chưa được quan tâm đúng mức; việc đào tạo nghề, tạo việc làm cho lao động là người dân tộc Mông còn nhiều bất cập; một bộ phận thoát nghèo nhưng thiếu bền vững, nguy cơ tái nghèo cao.
Trong chiến lược phát triển, tỉnh Hà Giang đã xác định nhiệm vụ và định hướng phát triển kinh tế- xã hội ở vùng dân tộc Mông như sau:
Một là: Phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, nâng cao dân trí cho vùng đồng bào Mông
Tăng cường đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi, đầu tư giúp đỡ về vốn, vật tư, kỹ thuật… để đồng bào đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, nâng cao giá trị và hiệu quả trên một đơn vị diện tích, hỗ trợ lãi suất vốn vay phát triển chăn nuôi. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chính sách, chương trình dự án đầu tư trên địa bàn, Chương trình xóa đói giảm nghèo nhanh và bền vững theo tinh thần Nghị quyết 30a, chương trình 167 và các chương trình của TW, của tỉnh; lồng ghép các chương trình dự án trên cùng một địa bàn đảm bảo tối ưu hóa việc sử dụng các nguồn đầu tư. Quan tâm công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm.
Sưu tầm, nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa truyền thống của dân tộc Mông; khôi phục và phát triển ngành nghề thủ công truyền thống. Đẩy mạnh xây dựng cơ sở vật chất phục vụ cho dạy và học, nhất là ở vùng sâu vùng xa. Thực hiện tốt các chính sách ưu tiên đối với đội ngũ giáo viên công tác ở vùng sâu, vùng xa và học sinh con em các dân tộc thiểu số. Trên cơ sở phát triển giáo dục, nâng cao dân trí, lựa chọn đào tạo bồi dưỡng cán bộ là con em dân tộc Mông.
Hai là: Đẩy mạnh công tác vận động, tuyên truyền đường lối chính sách, pháp luật Nhà nước, giải quyết tốt tình hình tôn giáo, chống di dịch cư tự do trong vùng đồng bào Mông.
Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động đồng bào thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đặc biệt là chính sách về dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng để đồng bào hiểu rõ và tự giác thực hiện; động viên, phát huy tốt vai trò của các già làng, trưởng bản, những người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số nói chung đồng bào dân tộc Mông nói riêng; tăng cường chất lượng và thời lượng các chương trình phát thanh, truyền hình bằng tiếng Mông; đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” gắn với xây dựng nông thôn mới, tiếp tục chỉ đạo thành lập và duy trì hoạt động của “Hội Nghệ nhân dân gian” gắn với khôi phục và phát triển nghề truyền thống, văn hóa dân gian của các dân tộc; phát động phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc, đấu tranh với các hoạt động tôn giáo trái pháp luật, buôn bán phụ nữ, bắt cóc trẻ em; phát huy hiệu quả hoạt động của các tổ dân vận ở thôn, tổ dân phố.
Tiếp tục chỉ đạo các ngành, các cấp làm tốt công tác quản lý địa bàn, không để những hộ di cư tự do bán tài sản, đất đai, đặc biệt là ngăn chặn những người mua lại của hộ di cư tự do, tập trung quản lý chặt chẽ về công tác hộ tịch, hộ khẩu ở cấp cơ sở, thường xuyên theo dõi tạm trú, tạm vắng từ cấp thôn bản để kịp thời phát hiện và có biện pháp ngăn chặn kịp thời.
Ba là: làm tốt công tác đào tạo cán bộ và xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh
Phát triển hệ thống các trường phổ thông dân tộc nội trú để tạo nguồn cán bộ cho vùng đồng bào dân tộc. Chú trọng việc quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng bố trí sử dụng cán bộ người Mông vào những vị trí cần thiết, thích hợp ở địa phương,
cơ sở. Củng cố, kiện toàn, xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vùng đồng bào Mông đủ mạnh đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc, phát huy sức mạnh của cộng đồng trong phát triển kinh tế - xã hội, thu hẹp khoảng cách về đời sống giữa các vùng dân tộc, nhất là đồng bào Mông với các dân tộc khác. Tăng cường nâng cao nhận thức và trách nhiệm của hệ thống chính trị, các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể xã hội về nhiệm vụ của công tác dân tộc trong tình hình hiện nay.
3.1.2. Vai trò của KTBĐ và sự cần thiết phải giữ gìn, phát huy kiến thức bản địa của các dân tộc địa của các dân tộc
Trên quan điểm phát triển thì không phải tất cả các loại KTBĐ đều hữu ích như nhau, cũng có nhiều KTBĐ mang lại hiệu quả cao trong quá trình phát triển và có thể áp dụng mà không cần sửa đổi. KTBĐ đã hỗ trợ cho công tác nghiên cứu khoa học và có một phần vai trò trong các sáng kiến phát triển. Việc ứng dụng nó trong phát triển được xem là giải pháp cho những vấn đề công nghệ. Người dân địa phương rất quen thuộc với những thói quen và công nghệ của địa phương. Họ có thể hiểu, nắm bắt và nhớ được kiến thức đó dễ hơn các kinh nghiệm và công nghệ hiện đại.
KTBĐ được sử dụng để đánh giá tác động của quá trình phát triển. Nó là một phương án thay thế có hiệu quả công nghệ khoa học kỹ thuật hiện đại, cung cấp cho người dân địa phương và cán bộ triển khai các dự án phát triển những giải pháp bổ sung. Thay vì việc tìm kiếm những công nghệ hiện đại cho những giải pháp khả thi. Ví dụ: ở nước ta việc săn bắn, du lịch và khai thác tài nguyên đã ảnh hưởng lớn đến môi trường. Người dân bản địa là người có điều kiện quan sát kỹ càng nhất những thay đổi về môi trường. Vì vậy, đó là công cụ tốt nhất để đánh giá tác động của các dự án phát triển.
KTBĐ được sử dụng như một công cụ để lựa chọn, quyết định, là cơ sở để nâng cao năng lực và khả năng cạnh tranh của địa phương. Tuy nhiên, tri thức bản địa cũng cần phải giao thoa với tri thức khoa học, cái này dựa trên cái kia để
có sự thích ứng bền vững và hiệu quả với các môi trường tự nhiên và kinh tế - xã hội khác nhau.
Hiện nay, KTBĐ đã và đang đóng góp một phần quan trọng vào việc giải quyết các vấn đề của địa phương và tộc người. Những tri thức về nông nghiệp (kỹ thuật xen canh, chăn nuôi, đa dạng cây trồng, chăm sóc sức khoẻ vật nuôi, chọn giống cây trồng); chăm sóc sức khoẻ con người (bằng các phương thuốc truyền thống); sử dụng và quản lý tài nguyên thiên nhiên (bảo vệ đất, thuỷ lợi và các hình thức quản lý nước khác); giáo dục (kiến thức truyền miệng, các ngôn ngữ địa phương)… đã có những tác dụng nhất định trong xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội.
KTBĐ của các tộc người được coi là một trong những lợi thế so sánh của một số nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Bởi vậy, việc bảo vệ các KTBĐ ở quy mô quốc gia và quốc tế, đặc biệt là bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với KTBĐ, được coi là một yêu cầu cấp thiết. Tuy nhiên, do bản chất của KTBĐ là tồn tại dưới dạng thông tin được lưu truyền qua các thế hệ, hoặc được trao đổi giữa các cộng đồng, nên nhiều tri thức quý giá có nguy cơ bị mai một dần theo thời gian, hoặc bị chiếm đoạt khai thác trái phép ngoài phạm vi kiểm soát của cộng đồng nắm giữ tri thức. Những hành vi đó không chỉ gây thiệt hại về kinh tế cho cộng đồng mà nguy hại hơn là phá vỡ nguyên tắc cân bằng lợi ích giữa cộng đồng nắm giữ và chủ thể khai thác tri thức bản địa, hủy hoại nỗ lực bảo tồn và phát triển tri thức, đi ngược lại truyền thống văn hóa, phong tục tập quán… của cộng đồng.
KTBĐ có tầm quan trọng lớn trong việc thực hiện các dự án phát triển mang tính bền vững cho nên không những chỉ các nước đang phát triển mà các nước có nền khoa học phát triển cao cũng rất chú ý sưu tầm, phân tích và ứng dụng KTBĐ, nhằm tìm kiếm những giải pháp quản lý bền vững cổ truyền cũng như giá trị của các tài nguyên mà khoa học hiện đại chưa biết tới.
Việc phát huy và áp dụng KTBĐ trên thế giới đã mang lại nhiều thành công lớn. Rất nhiều nghiên cứu cho rằng, đa dạng sinh học phải vận dụng KTBĐ
nằm trong nền văn hóa của các tộc người địa phương. Giá trị thương mại của KTBĐ trên thực tế còn rất lớn. Như vậy, KTBĐ không những chỉ có giá trị phục vụ các giải pháp phát triển, mà nó còn là kho báu văn hóa cần được bảo vệ và sử dụng thật hữu ích.
Trong quá trình tiếp biến văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên và xã hội ở miền núi phía Bắc, người Mông ở Mèo Vạc đã tích lũy được một kho tàng tri thức dân gian rất phong phú, dưới dạng kinh nghiệm sản xuất, đặc biệt kinh nghiệm trong việc lực chọn đất canh tác, bảo tồn các giống cây trồng và vật nuôi bản địa cũng như cách khai thác các nguồn lợi từ tự nhiên.
Ngày nay, đời sống văn hóa của đồng bào đang vận động và biến đổi cùng với bối cảnh đất nước hội nhập kinh tế quốc tế, cùng với sự tác động sâu sắc của thời đại bùng nổ thông tin và cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại, đã làm