Phong tục tập quán của dân tộc Mông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiến thức bản địa trong sản xuất nông nghiệp của dân tộc mông ở huyện mèo vạc tỉnh hà giang (Trang 50)

7. Cấu trúc của luận văn

2.3.3. Phong tục tập quán của dân tộc Mông

Trước kia, làng của người Mông chỉ có từ 10 đến 15 hộ, nhiều làng có từ 5 đến 7 hộ. Ngày nay, chủ yếu là làng có từ 30 đến 50 hộ. Nơi được chọn lập làng là nơi có nguồn nước chung cho cả người và gia súc. Làng có ranh giới qua sự thỏa thuận bằng miệng giữa các trưởng làng (chư dò) của các làng gần nhau trước sự chứng kiến của các cấp chính quyền xã. Ranh giới đó luôn được mọi người tôn trọng, duy trì, hiếm khi có ai vi phạm.

Làng của người Mông quần tụ theo dòng họ, một làng trung bình từ 2 đến 3 họ, làng lớn có 6 đến 7 họ. Tuy cùng sống trong một làng nhưng các dòng họ cư trú thành từng cụm riêng gọi là Y Chua Sểnh. Điều này thể hiện sự gắn bó giữa những người cùng dòng họ và được người Mông nói thành khẩu ngữ: “ Anh em ghét nhau không bỏ được cái ma, vợ chồng ghét nhau không bỏ được cái giường”. Chính điều đó thể hiện tình cảm khăng khít giữa những người mà họ gọi là “ thùng sểnh, thùng đa” (cùng họ, cùng ma). Mọi thành viên trong làng đều có quyền sở hữu chung rừng núi, sông suối, đồi cỏ, bãi chăn thả. Từng gia đình thuộc các dòng họ khác nhau có quyền phát nương, gieo trồng ở khu rừng do mình chọn (trừ khu rừng cấm và đất có chủ).

Nhà trình tường đất của người Mông thường dựng trên các triền núi. Đó là những ngôi nhà trệt. Để chống thời tiết lạnh giá, gió rét, sương muối. Ngôi nhà thường thấp, kín đáo và vững chắc. Nhà thường có ba gian, hai chái, cửa chính ở giữa, cửa phụ ở hai bên đầu hồi, gian giữa có cửa chính nhìn về phía trước nhà. Đây là gian tiếp khách. Vách sau của gian giữa là chỗ thiêng. Ở gian bên cạnh có buồng ngủ và bếp. Ở đầu nhà có một cửa phụ đó chính là lối ra vào. Hàng ngày người trong gia đình chủ yếu đi lại bằng cửa này. Xung quanh nhà thưng ván, vách nứa hoặc xếp đá. Nhà những người Mông khá giả thường làm khá rộng, cột gỗ kê đá, đeo hình đèn lồng hay quả bí. Gian giữa là nơi để thờ và để dụng cụ sản xuất. Bàn thờ rất đơn giản đó là mảnh giấy được gắn mấy chiếc lông gà, chấm tiết rồi dính vào vách sau của gian giữa. Đối với nhà có người làm nghề thầy thuốc hoặc thầy cúng thì có thêm bàn thờ riêng. Hai gian hai bên một bên là buồng ngủ, một bên là bếp lò. Tùy theo gia chủ họ gì sẽ có cách bố trí riêng.

Ví dụ, họ Thào, họ Giàng đặt bếp lò và buồng ngủ bên phải, còn họ Lù, họ Mùa...thì đặt bên trái. Cửa chính thường treo một miếng vải đỏ hình chữ nhật, hoặc tờ giấy bản để cầu phúc. Người Mông thường dựng nhà theo hướng Tây hoặc Đông. Trước khi làm nhà người ta chọn đất xem đất lành hay đất xấu, bằng cách người ta đào ba cái hố, một nơi đặt bàn thờ, một nơi đặt bếp lò, một nơi làm phòng khách. Sau đó đặt ba bát gạo hoặc hạt ngô xuống ba hố đó rồi lấy bát úp lên. Sáng hôm sau mở ra, nếu hạt gạo không thay đổi vị trí là đất tốt, ngược lại là đất xấu. Nếu bị kiến tha đi là đất rất xấu. Khi dựng nhà quan trọng nhất là dựng “cột ma”. Chủ nhà phải mổ lợn, gà để cúng “cột ma”. Phải chọn ngày, giờ tốt để dựng “cột ma”. Sau khi làm xong phải làm lễ “ma nhà”, “cột ma”. Chủ nhà là người nhóm bếp lửa đầu tiên để khai mở cuộc sống cho ngôi nhà mới.

2.3.3.2. Văn hóa ẩm thực của người Mông

Người Mông thường ăn ngô đồ hay cơm và rau xào với mỡ làm canh. Nhưng món ăn chủ đạo vẫn là ngô đồ hay còn gọi là mèn mén. Gạo tẻ thường đồ như ngô, còn gạo nếp được dùng làm bánh trưng, bánh dày ăn trong những dịp lễ tết. Người Mông thường ăn thìa bằng gỗ, đũa chỉ là phụ.

Thắng cố (canh chảo) đây là một món ăn đặc trưng của người Mông. Món này được chế biến bằng cách tất cả các loại thịt, xương, tim, gan, lòng phổi của con vật như dê, trâu, bò, ngựa...được thái thành miếng nhỏ nấu chung vào một chảo canh. Người Mông thường nấu thắng cố vào các dịp như cưới xin, ma chay, lễ...Khi đi chợ phiên người Mông thường hay mua món “thắng cố” ăn với cơm mang sẵn từ nhà đi.

Người Mông rất thích ăn tiết lợn, dê. Riêng tiết gà chỉ dùng cho lễ kết nghĩa anh em, nhận họ hàng, người thân. Mỗi họ của người Mông đều kiêng ăn một số loại con vật hay hóa quả. Ví dụ, họ Giàng kiêng ăn tim lợn, họ Thào kiêng ăn dưa chuột... Mâm cơm cúng cũng quy định số bát đũa khác nhau tuy theo dòng họ. Ví dụ, họ Vàng bày 33 bát, họ Mùa bày 19 bát, họ Sùng bày 13 bát.

Đồ uống của người Mông khá đơn giản. Họ thích uống rượu, chủ yếu là rượu ngô, sắn và một số cây rừng.

2.3.3.3. Trang phục của người Mông

Trang phục của người Mông rất sực sỡ và đa dạng với nhiều màu sắc, họa tiết. Mỗi một nhóm Mông lại có bộ trang phục riêng. Chất liệu vải lanh và màu sắc nhuộm chàm đã tạo nên nét riêng của y phục Mông. Ở huyện Mèo Vạc với 100% là người Mông Trắng. Trang phục của phụ nữ nhóm Mông Trắng để nguyên vải mộc không nhuộm tràm. Một bộ trang phục cổ truyền gồm váy, áo xẻ ngực có yếm lưng, tấm vải che váy trước, thắt lưng, vuông vải che đằng sau, khăn cuốn đầu, đội xà cạp... Ngoài ra, còn có đồ trang sức như khuyên tai, vòng cổ, vòng tay, bộ xà tích, nhẫn. Màu sắc trang trí trên trang phục của người Mông rất sặc sỡ gồm các màu kết hợp đỏ, xanh, đen. Kỹ thuật tạo hoa văn trên trang phục kết hợp giữa thêu, dệt, ghép màu và in sáp ong. Để tạo hoa văn trên trang phục, người Mông chủ yếu là thêu, thêu khá độc đáo, không vẽ sẵn mà chỉ nhìn vào mẫu hoặc theo các mẫu đã thuộc lòng; thêu mặt trái, hoa văn lại nổi lên ở mặt phải.

Người Mông cũng rất khéo tay trong việc in hoa văn bằng sáp ong, ghép vải trên y phục, tạo sự phong phú về hoa văn, đồng thời với các khổ ghép vải bên cạnh các đường thêu thanh mảnh, tạo cảm giác hoa văn biến hóa. Trong y phục của người Mông, còn có áo cúng bò, tức là áo mặc trong lần giết bò làm ma cho bố mẹ. Đó là kiểu áo tứ thân làm bằng vải lanh trắng dài và rộng, xẻ ngực. Cũng như áo cúng bò, áo mặc khi chết được khâu bằng vải đẹp và nhất định phải là vải lanh. Kiểu áo này không cài cúc, cổ áo tương tự như kiểu áo của phụ nữ.

Váy của người Mông có hình nón cụt, thường xếp ly với khoảng 200 nếp xếp ly, xòe rộng rất đẹp và đặc trưng, chiếc váy của người Mông Trắng có màu trắng không thêu thùa hoa văn.

Phụ nữ Mông thường hay dùng xà cạp để quấn chân với mục đích chống rét, nam giới trước kia cũng dùng, nhưng nay phần lớn không dùng. Xà cạp được làm bằng vải đen hay xanh cắt chéo hình tam giác, với chiều rộng khoảng 20cm và chiều dài khoảng 100cm. Xà cạp dùng ban ngày nhưng mùa rét họ quấn cả ban đêm khi đi ngủ.

Tạp dề của người Mông Trắng bằng vải phin hoa, phía trước có thêm những dây vải màu nhỏ, phần gấu có thêu hoa văn hoặc ghép vải màu.

Trang phục của đàn ông Mông có một kiểu, áo cài vạt sang một bên, ngắn lửng để hở một khoang bụng, áo thường ngắn, phía trước chỉ đủ che một phần ngực, quần chân què, không dài lắm nhưng đũng và đùi rất rộng, rất ít trang trí hoa văn thêu thùa.

2.3.3.4. Văn hóa gia đình và dòng họ của người Mông

Gia đình người Mông thuộc loại nhỏ và chỉ có 6 đến 8 người. Nhiều gia đình gồm hai đến ba thế hệ. Trong gia đình quyền hành thuộc về người cha, người ông, người bố. Người đàn ông trong gia đình quyết định việc chi tiêu, mua sắm, buôn bán... Khi trong nhà có việc cưới hỏi, tang ma quyền quyết định thuộc về người chồng, người cha. Người đàn ông Mông gánh vác mọi công việc nặng nhọc như cày, bừa, đốn gỗ, rèn, làm mộc... đặc biệt phải biết cúng bái tổ tiên, thay mặt gia đình trong mọi công việc của làng xóm. Người phụ nữ Mông chăn gia súc, lo việc bếp núc, thêu thùa, lấy củi, dệt vải, hái rau.

Trước đây mỗi làng chỉ có một dòng họ nhưng ngày nay mỗi làng đã có từ hai đến ba dòng họ sống xen kẽ nhau. Các họ Mông có rất nhiều tên gọi riêng: Thào, Ràng, Vàng, Mùa,... Tên mỗi họ đều liên quan đến một số con vật, loài cây, đồ vật, màu sắc như Sùng là Gấu, Mã là ngựa, Giàng là dê, Thào là đào, Lù là xanh.

Hàng năm, họ thường làm lễ “ma bò” (nhuz dăngz) đây là lễ của con cháu trong dòng họ cúng báo hiếu ông bà, cha mẹ. Ngoài ra, người Mông còn tổ chức lễ đuổi tà ma (ngu tâu hay tuz su).

Nam nữ Mông thường lập gia đình sớm, nhiều trường hợp con trai 12 - 13 tuổi đã có vợ. Vợ thường hơn chồng 5 - 7 tuổi. Con gái Mông đến tuổi đôi mươi mà chưa có chồng được cho là “quá lứa”.

Gia đình của người Mông là một vợ một chồng, cư trú bên nhà chồng. Hôn nhân ngoài dòng họ là nguyên tắc cơ bản và bất biến. Người Mông có tục “cướp vợ” và tồn tại hình thức chị dâu - em chồng, con cô - con cậu. Người Mông thường dùng tiếng khèn, hát đối đáp, qua hội ném pao để gặp gỡ tâm sự. Khi yêu người con trai trao cho người con gái kỉ vật để làm tin, nếu ba ngày người con gái không

trả lại có nghĩa là đã ưng thuận. Đó là bằng chứng để chàng trai có thể “bắt” cô gái về làm vợ trước khi cưới và là cái cớ để cãi lý khi nhà gái phản ứng.

Lễ cưới: Thường tổ chức từ tháng 10 đến tháng 12 âm lịch, kiêng vào các ngày mưa có sấm sét. Lễ cưới tổ chức ở nhà gái trước, đoàn nhà gái bao gồm 2 ông mối, chú rể, phù rể, chú ruột, bà thím, một người con gái cầm ô che cô dâu, một người làm bếp, 1 - 2 người gánh đồ sính lễ. Đi lẻ về chẵn. Người Mông có tục lệ dừng giữa đường ăn cơm nắm. Khi đến nhà gái, nhà gái mở cửa chính đón đoàn nhà trai đến xin đón dâu.Sau khi ăn uống xong, nhà gái tiến hành các nghi lễ: Lễ tiễn ông mối (cha mè công sờ kề); Lễ cho của hồi môn; Dặn dò cô dâu. Theo tập tục của người Mông, bố mẹ cho con gái bộ váy, chiếc vòng bạc, một con lợn lái, một cái chăn, hai cái bát...Chiếc vòng bạc được đeo ở cổ được coi là kỷ vật thiêng liêng nhất, cô gái phải có nghĩa vụ gìn giữ suốt đời, không được bán và tặng người khác. Giá trị tượng trưng của vòng bạc bằng một con bò, nếu khi cô gái chết hoặc ly dị vợ thì nhà trai phải đền bằng một con bò. Khi ra đến cửa, cô dâu phải khóc thật to để thể hiện mình có hiếu. Đón dâu về đến nhà chồng, cô dâu phải đứng ngoài cửa để làm lễ đuổi ma ngoại (lử cai) và các tà ma bám theo cô dâu và đoàn người đón dâu. Trong hai ngày đầu nhà chồng, cô dâu không được ra ngoài nhà, chủ yếu ở trong buồng. Sau ba ngày, tổ chức lễ lại mặt (pổ pây thầy kì). Bố mẹ, đôi vợ chồng mới cưới về để nhận mặt thông gia, lễ vật mang về nhà gái gồm 1 chai rượu, 1 kg thịt lợn. Sau này nếu có bất hòa, vợ chủ động bỏ chồng phải trả tiền cưới, nhưng nếu chồng chủ động bỏ vợ mà có sự thông báo trước cho nhà gái thì không phải trả khoản đó. Người Mông có tục cưới rể nhất là gia đình hiếm con. Cưới rể thì nhà gái chịu mọi tổn phí như cưới dâu. Cưới rể thường đắt hơn mua dâu. Đối với tục bắt - kéo vợ, sau khi bắt được vợ ngay lúc về phải làm lễ nhập ma của họ nhà trai. Làm lễ nhập ma xong, cô dâu chú rể làm lễ trước bàn thờ tổ tiên nhận mặt và phù hộ. Em gái chồng hoặc mẹ chồng dẫn cô dâu vào buồng. Sáng hôm sau, nhà trai cử người sang thông báo cho nhà gái biết. Ông mối có lời xin lỗi nhà gái, lúc này nhà gái mới mở cửa để đón nhà trai vào. Sau khi báo tin cho nhà gái biết, thì tiến hành lễ cưới bên nhà trai trước gọi là lễ làm vía (húp plì) cho vợ chồng, sau đó mổ lợn làm cơm mời ông mối.

2.3.3.5. Tín ngưỡng của người Mông

Trong các hình thức tín ngưỡng - tôn giáo của người Mông thì thờ cúng tổ tiên và đặc biệt là sa ma giáo khá phát triển. Người Mông tin rằng mỗi người đều có ba hồn (pli). Hồn chính (thà plì) ở đỉnh đầu điều khiển mọi hoạt động của cơ thể;

hồn thứ hai nằm ở bụng điều khiển sự uống và phần nội tạng; hồn thứ ba nằm ở gần ngực nơi tim với chức năng điều khiển sự sống của hai hồn trên. Nếu một trong ba hồn bỏ đi con người sẽ bị ốm. Đồng bào thường đeo vòng vía, tượng trưng cho chiếc chìa khía, được thấy cúng làm phép để ngăn hồn bỏ đi.

Thờ cúng tổ tiên là một tín ngưỡng quan trọng của người Mông. Nơi thờ tổ tiên chỉ có người đàn ông mới được đến gần. Tổ tiên được coi là ma lành luôn phù hộ con cháu. Vốn theo hình thức phụ quyền nên tổ tiên trong nhà cũng đồng nhất là tổ tiên nhà chồng; vai trò tổ tiên bên vợ hầu như không có ảnh hưởng và tác động đến các nghi lễ. Người Mông thờ tổ tiên ba đời: đời bố, đờ ông, đời cụ. Nếu như có thế hệ liền kề mất đi thì đời cụ được coi là đã đầu thai sang kiếp khác và đẩy các thứ bậc cúng lên một bậc. Quan niệm này được thể hiện trong các bài cúng vào dịp lễ, tết, mùng một, ngày rằm.

Người Mông còn thờ cúng một hệ thống các loại ma nhà (xưv căngz ) là vị thần linh quan trọng nhất cai quản của cải, tiền bạc, giữ gìn các hồn ma trong nhà.

“ Ma cột chính” (cundêx dăngz) đây là cột linh thiêng thờ ma lợn, tượng trưng cho sự hưng thịnh, liên quan tới sức khỏe và vận mệnh mỗi gia đình.

“Ma cửa” (khaortrôngx plangl) là vị thần linh chuyên canh giữ cửa, ngăn các ma ác vào nhà, bỏ vệ gia súc, của cải, không cho các hồn bỏ đi.“ Ma buồng” liên quan đến chăm sóc,bảo vệ trẻ em. “ Ma bếp lò” liên quan đến việc sinh nở. “Ma bếp lửa” là vị thần tiêu diệt ma ác.

Sa man giáo là hình thức tôn giáo chuyên biệt, có người chuyên hành nghề. Giống nhiều dân tộc khác, người Mông cũng có một số ma thuật. “ Ma thuật làm hại” đây là cách chém bóng. Người ta tin rằng làm ma thuật này kẻ thù sẽ bị tiêu diệt.

Ma thuật phòng ngự” người Mông thường đeo những vật kỵ ma như răng lanh lợn lòi, vuốt hổ... Những vật này tượng trưng cho sức mạnh và ngăn cản được phép thuật của kẻ thù. “Ma tình yêu” người Mông cho rằng muốn yêu một người nào đó chặt đứt đuôi của hai con rắn đang giao cấu, lấy máu rắc vào cành cây, đặt vào lối người yêu mình đi. Người đó dẫm vào cành cây sẽ tự khắc phải lòng mình. Khi tình yêu bị phản bội, lấy tóc hoặc khăn đội đầu của người bội bạc trộn với lá ngón và chôn ở ngã ba đường. Làm như vậy người ta tin kẻ bội bạc sẽ dần ốm đau mà chết.

2.3.3.6. Văn hóa nghệ thuật truyền thống của người Mông

Người Mông có một kho tàng văn học dân gian hết sức phong phú và đa dạng với rất nhiều thể loại khác nhau phản ánh thế giới quan, nhân sinh quan, cuộc sống lao động vất vả, đấu tranh của dân tộc mình. Đặc biệt sử thi Mông được lưu truyền từ đời này sang đời khác, thật sự là những tác phẩm văn học có

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiến thức bản địa trong sản xuất nông nghiệp của dân tộc mông ở huyện mèo vạc tỉnh hà giang (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)