7. Cấu trúc của luận văn
3.2.1. Một số giải pháp chung nhằm giữ gìn và phát huy kiến thức bản địa
3.2.1.1. Giữ gìn và phát huy mặt tích cực của kiến thức bản địa trong tập quán sản xuất và sinh hoạt của dân tộc
KTBĐ là sản phẩm lao động của nhân dân trong hàng thế kỉ. Hệ thống những kiến thức đó được tích lũy, hoàn thiện và truyền qua nhiều thế hệ trong cộng đồng địa phương. Hiện nay KTBĐ được coi như “Một nguồn tài nguyên” rất quý giá cần được thu thập, giữ gìn và phát huy, đồng thời có thể cải tiến hoặc phối hợp với kỹ thuật hiện đại để áp dụng trong quản lý và PTBV tài nguyên, cũng như PTBV về mặt kinh tế, xã hội cho các dân tộc.
Theo thời gian các kinh nghiệm truyền thống được biến cải để ngày càng hoàn thiện hơn, có hiệu quả và thích ứng cao hơn với những thay đổi của môi trường tự nhiên và xã hội. Hệ thống KTBĐ có giá trị cao trong việc xây dựng các mô hình phát triển nông thôn và quản lý bền vững tài nguyên miền núi theo hướng có người dân tham gia. Một số nhà nghiên cứu đã coi KTBĐ là cơ sở để đề xuất các quyết định tại địa phương trong các lĩnh vực nông nghiệp, y tế, giáo dục và quản lý tài nguyên, môi trường.
Do đặc thù về phong tục tập quán và địa bàn cư trú trong những môi trường tự nhiên cụ thể, mỗi dân tộc lại có những cách thức sản xuất, những kinh nghiệm cũng như cách ứng xử với tự nhiên khác nhau. Như vậy, tập quán canh tác và tập
quán sinh hoạt của đồng bào các DTTS vốn đã ăn sâu vào nếp nghĩ và trở thành thói quen của mọi người.
Để phát huy, giữ gìn những KTBĐ trong vấn đề bảo vệ tài nguyên và môi trường cần phải có một số những giải pháp thiết thực. Trong đó, cần đặc biệt chú ý tới những chính sách ưu tiên đầu tư, hỗ trợ các dân tộc thiểu số phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần. Có như vậy đồng bào mới yên tâm định canh định cư lâu dài trên mảnh đất của mình và đó cũng là cơ sở để phát huy những tri thức bản địa. Đồng thời tăng cường những biện phápnhằm duy trì, nâng cao tính gắn bó trong cộng đồng, phát huy những quy định luật tục của dòng họ, của làng bản trong việc khai thác và bào vệ TNTN. Để giữ gìn và phát huy KTBĐ của dân tộc Mông, trong luận văn xin đề xuất một số biện pháp sau:
Thứ nhất, việc áp dụng tri thức bản địa vào phát triển kinh tế - xã hội cần phải biết chắt lọc các giá trị đích thực của tri thức bản địa nâng cao giá trị của nó vào môi trường mới, thích ứng với cuộc sống hiện tại khi nền kinh tế đất nước thực sự phát triển theo cơ chế thị trường. Cần nhận thức khách quan xu hướng cơ bản là cộng đồng địa phương không thể bỏ tri thức bản địa vốn đã thích nghi. Tuy nhiên vốn bản chất của tri thức bản địa là sự tự thay đổi để thích ứng với hoàn cảnh nên nó luôn tiếp thu các giá trị tri thức du nhập từ bên ngoài để phát triển. Dựa vào các KTBĐ sẽ giúp các nhà khoa học lập các dự án phát triển mà không phải điều tra sàng lọc, mất nhiều thời gian và tốn kém.
Thứ hai, Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, góp phần nâng cao nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của KTBĐ nhất là thế hệ trẻ là con em đồng bào DTTS thiểu số nói chung và đồng bào Mông nói riêng nhằm nâng cao lòng tự hào về những giá trị văn hóa đặc sắc của cha ông, từ đó tự giác tham gia
các hoạt động văn hóa truyền thống cộng đồng, đấu tranh với sự xâm nhập của văn hóa ngoại lai, phản tiến bộ.
Thứ ba, Tiếp tục bảo lưu những giá trị văn hóa tinh thần bằng cách truyền đạt lại quy trình và kỹ năng trong sinh hoạt và hoạt động sản xuất cho thế hệ trẻ thông qua các lễ hội, từ việc khôi phục các lễ thức truyền thống, lựa chọn những lễ hội đặc sắc, tiêu biểu duy trì thường xuyên vào thời gian cố định.
Thứ tư, Nhà nước cần quan tâm đầu tư nhiều cho văn hóa, có chính sách động viên, khen thưởng, công nhận các danh hiệu thầy thuốc dân gian, thầy thuốc cộng đồng đối với người có công lao trong việc chữa bệnh; danh hiệu nghệ nhân dân gian đối với người có công lưu giữ những giá trị KTBĐ của tộc người.
Thứ năm, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, đánh giá hiệu quả triển khai, định kỳ đánh giá sơ, tổng kết rút ra bài học kinh nghiệm và điều chỉnh các nội dung triển khai phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương để phát triển kinh tế-xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh quốc phòng, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Xây dựng và phát triển văn hóa nông thôn theo hướng văn minh, hiện đại trên cơ sở bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa mỗi dân tộc là nhiệm vụ quan trọng trong quá trình thực hiện CNH-HĐH đất nước.
Thứ sáu, nghiên cứu và xây dựng một số chính sách mới về xây dựng đời sống văn hóa, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa và hệ thống KTBĐ đối với đồng bào DTTS.
3.2.1.2. Hỗ trợ cộng đồng bảo tồn kiến thức bản địa của dân tộc
KTBĐ là nền tảng cơ sở tự cung tự cấp và tự quyết định vì hai lý do: thứ nhất, người dân quen thuộc với những thói quen và kinh nghiệm của địa phương; họ có thể nắm bắt và nhớ những kiến thức đó dễ hơn những kiến thức khoa học kỹ thuật công nghệ mới; thứ hai, KTBĐ được đúc kết trên cơ sở những nguồn
sẵn có của địa phương, tuy nhiên KTBĐ thường được truyền miệng, ít được lưu giữ ở dạng văn bản. Cùng với thời gian, một số kiến thức đã bị thất truyền do các nguyên nhân khác nhau. Do vậy việc hỗ trợ cộng đồng bảo tồn KTBĐ là rất cần thiết.
Trong tài liệu “Recording and using indigenous knowlege: A manual” của Viện Thiết kế nông thôn (IIRR) do Everlyn Mathias biên soạn đã đưa ra những phương pháp nhằm hỗ trợ bảo tồn KTBĐ, theo tác giả những phương pháp này có thể áp dụng rộng rãi ở Việt Nam nói chung và cộng đồng dân tộc Mông nói riêng.
Thứ nhất, là việc nâng cao nhận thức của cộng đồng về giá trị KTBĐ của họ thông qua việc ghi chép và phổ biến hiệu quả KTBĐ trên các phương tiện thông tin đại chúng, qua những câu chuyện, bài thơ, bức họa...
Thứ hai, đó là việc trình diễn lợi ích của KTBĐ bằng việc xây dựng những mô hình nông trại, những mô hình sản xuất trên các hệ sinh thái đặc trưng của đồng bào dân tộc; xây dựng các thửa ruộng và mô hình nông nghiệp trình diễn, các cơ sở sản xuất hàng thủ công bằng những kỹ thuật truyền thống để người dân có thể thấy được những giá trị truyền thống của mình.
Thứ ba, giúp các thành viên trong cộng đồng ghi lại và tư liệu hóa những kinh nghiệm của địa phương dưới hình thức: lưu hành các kết quả ghi chép về KTBĐ trong các bản tin nội bộ, sách, băng hình và những phương tiện thông tin truyền thống và hiện đại. Khuyến khích các dạng lưu trữ truyền thống.
Thứ tư, sắp xếp những thông tin KTBĐ luôn sẵn có. Khuyến khích người dân địa phương tham gia bảo tồn KTBĐ của họ. Ví dụ, tạo điều kiện cho người dân được tham gia quản lý nguồn tài nguyên tại địa bàn họ sinh sống.
Thứ năm, phục hồi kinh nghiệm truyền thống địa phương thông qua việc khuyến khích tổ chức hoặc tăng cường các tổ chức địa phương sưu tầm và truyền
thông KTBĐ. Điều này sẽ giúp các thành viên của cộng đồng nhận thức tốt hơn về giá trị của các kinh nghiệm và văn hóa bản địa vốn có của họ.
Những phương pháp trên được xem như là những gợi ý quan trọng giúp cho mỗi địa phương, mỗi người dân bảo tồn được KTBĐ của dân tộc mình. Những kỹ năng xã hội, những kỹ thuật sản xuất sẽ được trao truyền cho con cháu từ đời này sang đời khác, trong nhiều thế kỷ.
Trong xã hội hiện đại, cần tạo điều kiện cho đồng bào các dân tộc vừa kế thừa vốn tri thức dân gian, vừa tiếp tục sáng tạo vốn tri thức mới, và trao quyền cho thế hệ sau một cách hiệu quả nhất. Gần đây, Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt chương trình đặc biệt về bảo tồn và phát triển các đặc tính văn hóa cho một số nhóm DTTS. Theo kết quả nghiên cứu của Viện dân tộc thuộc Ủy ban Dân tộc của Chính phủ, thì việc bảo tồn các giá trị văn hóa và những KTBĐ phải trên cơ sở giúp cho các nhóm dân tộc này có lợi ích tốt hơn từ sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong quá trình CNH - HĐH. Như vậy, trong thời gian tới, đồng bào các dân tộc sẽ nhận được hỗ trợ trong việc phát triển kinh tế cũng như bảo tồn những KTBĐ của mình.
3.2.1.3. Kết hợp kiến thức bản địa và kiến thức mới
Nhiều KTBĐ vẫn đang được cộng đồng người bản địa sử dụng có hiệu quả. Tuy nhiên, một cộng đồng ổn định không phải là một tập thể tĩnh mà phải là một cộng đồng có khả năng thích ứng với những điều kiện mới. KTBĐ kết hợp với kiến thức hiện đại sẽ bổ sung cho nhau nhằm tạo ra sự phát triển bền vững hơn so với việc áp dụng máy móc tất cả những gì từ bên ngoài đưa vào cộng đồng. Ở một số nước trên thế giới, KTBĐ đã được kết hợp và cải tiến dựa vào những kiến thức mới. Điều này đã đem lại hiệu quả trực tiếp cho người dân và những người tiến hành triển khai các dự án PTBV nông nghiệp, nông thôn miền núi. Việc kết hợp giữa KTBĐ và kiến thức hiện đại thường được thông
102
qua sự hướng dẫn của các cơ quan khuyến nông, khuyến lâm tại mỗi địa phương.
KTBĐ đã và đang đóng góp một phần quan trọng vào việc giải quyết các vấn đề của địa phương và tộc người. Tuy nhiên, không phải KTBĐ nào cũng được sử dụng và phát huy hiệu quả trong bối cảnh mới. Do vậy, không thể chỉ lựa chọn và áp dụng tri thức khoa học, cũng không thể chỉ dựa vào KTBĐ mà phải kết hợp hai nguồn tri thức ấy vì mục tiêu PTBV. Điều đó có nghĩa là khi triển khai các dự án, chúng ta phải nghiên cứu để lồng ghép và chuyển tải những kinh nghiệm trong bảo vệ đất, tính lịch thời vụ, xen canh, luân canh; những tri thức bảo vệ TNTN, xây dựng mô hình phát triển. Từ đó, góp phần vào việc thay đổi nhận thức và thế ứng xử trong không gian sinh tồn của người dân miền núi. Bên cạnh đó, những tri thức trong việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng; trong điều hành, quản lý con người, làng bản, xã hội với việc đề cao vai trò của người già, của cộng đồng, tính nhân văn của những quan hệ bền chặt trong gia đình, dòng họ là những kinh nghiệm quý trong xây việc xây dựng nông thôn có tăng trưởng kinh tế những vẫn đảm bảo công bằng xã hội và bảo vệ môi trường. Đó chính là mục tiêu của PTBV mà chúng ta đang hướng tới.
Việc cải tiến kiến thức bản địa có thể có nhiều cách:
Bước 1 Không Có Bước 2 Có Không Xác định vấn đề KTBĐ có liên quan đến vấn đề hiện nay không?
KTBĐ có hiệu quả và bền vững không?
Thử nghiệm kiến thức bên ngoài phù hợp
Bước 3 Không
Bước 4 Có
Hình 3.1. Sơ đồ Kiến thức bản địa trong các dự án phát triển
Thực tế tại một số thôn bản ở huyện Mèo Vạc, cho thấy nhiều bằng chứng rõ ràng về sự kết hợp giữa KTBĐ và kiến thức hiện đại trong trong quản lý, sử dụng các nguồn lợi tự nhiên của đồng bào dân tộc. Đối với dân tộc Mông việc chặt cây đốt rừng làm nương rẫy theo phương thức canh tác truyền thống đang dần được chuyển đổi theo hướng bảo vệ và phát triển rừng dưới sự tư vấn và hướng dẫn tận tình của cán bộ khuyến nông xã. Hiện nay, bà con đã biết trồng rừng với những giống cây do địa phương cung cấp xen với những cây bản địa. Đồng bào đã biết tự điều chính thói quen và tập quán của mình để hòa nhập và phù hợp với điều kiện môi trường xung quanh.
Trong nhiều trường hợp, KTBĐ có thể cải tiến được thông qua việc phát triển công nghệ với sự tham gia và quản lý của người dân. Những KTBĐ đã được cải tiến có thể được phát triển và áp dụng thông qua các dịch vụ phổ cập, các trung tâm khuyến nông và các phương pháp thông tin giáo dục khác. Điều cần quan tâm là phải giúp đỡ đồng bào vận dụng các kiến thức khoa học nhằm làm tăng hiệu quả quản lý và sử dụng TNTN nhưng không để mất đi KTBĐ quý giá vốn có của họ. Vấn đề ở đây là nên kết hợp hai nguồn tri thức ấy vì mục tiêu khai thác, bảo vệ, quản lý tốt nguồn TNTN, hướng tới mục tiêu PTBV.
3.2.2. Một số giải pháp cụ thể nhằm giữ gìn và phát huy kiến thức bản địa trong sản xuất nông nghiệp của dân tộc Mông huyện Mèo Vạc
3.2.2.1. Trong trồng trọt
- Cần tăng cường ứng dụng các tiến bộ KHKT mới vào sản xuất, đẩy mạnh thâm canh, đưa một số giống mới vào gieo trồng sản xuất trên diện rộng, đưa cơ giới hóa vào sản xuất,quy hoạch vùng sản xuất hàng hóa tập trung tại các xã có điều kiện thuận lợi. Điển hình đó là một số xã như Pả Vi, Tát Ngà, Niềm Tòng, Lũng Chinh. Đặc biệt, cần tiếp tục xây dựng các hồ treo nhân tạo nhằm cung cấp nước cho sinh hoạt và phục vụ sản xuất.
- Từng bước đẩy mạnh và thực hiện việc trồng cây vụ Đông, đưa vụ Đông trở thành vụ sản xuất chính. Cán bộ xã cần hướng dẫn đồng bào chăm sóc, sử dụng phân hữu cơ sinh học bón cho cây trồng để giảm chi phí đầu vào và nâng cao năng suất cây trồng; thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để kịp thời phát hiện và phòng trừ sâu bệnh, ưu tiên cây trồng ngắn ngày, vừa có hiệu quả kinh tế lại vừa kịp gieo trồng vụ xuân như cây rau, đậu và khoai tây, su su đáp ứng nhu cầu rau, củ tại chỗ và phục vụ chăn nuôi, giải quyết việc làm tại chỗ, tăng thu nhập cho người nông dân.
- Mô hình trồng cây cải dầu đem lại hiệu quả kinh tế không cao cần được thay thế bằng một số giống cây trồng khác như khoai tây, khoai lang, bắp cải.
-Tích cực hơn nữa trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, mang lại hiệu quả kinh tế cao, rút ngắn thời gian sản xuất cho bà con nông dân. Cần tập trung vào nhóm các cây trồng mũi nhọn điển hình là cây đậu tương, tiếp tục đẩy mạnh thâm canh giống mới, chọn lọc và đưa một số giống cho năng suất cao như VX93, DT84, DT2000, Hoa Kiều.
- Đảng, Nhà nước và lãnh đạo huyện cần có những chính sách cụ thể trong việc hỗ trợ vốn trong sản xuất như phát triển các giống cây mới, điển hình là cây chè shan tuyết. Đa số cây chè đã ở độ tuổi già cỗi (có cây chè cổ thụ hàng trăm năm tuổi), rất có thể bị suy thoái nên độ phân cành kém, tỷ lệ búp không đáng kể dẫn đến năng suất chè thấp, đồng bào chưa biết áp dụng các tiến bộ KHKT vào
các khâu chăm sóc, thu hái và chế biến nên sản lượng chè còn rất thấp và chưa được quảng bá hình ảnh rộng rãi. Do đó, các cơ quan chuyên môn của huyện cần hướng dẫn người dân áp dụng các tiến bộ KHKT vào thâm canh cây chè, khai thác có hiệu quả diện tích chè Shan tuyết cổ thụ hiện có. Mặt khác, cần duy trì