Trong hoạt động chăn nuôi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiến thức bản địa trong sản xuất nông nghiệp của dân tộc mông ở huyện mèo vạc tỉnh hà giang (Trang 79 - 86)

7. Cấu trúc của luận văn

2.4.2. Trong hoạt động chăn nuôi

2.4.2.1. Chọn giống vật nuôi

* Trâu, bò: Từ lâu, người dân tộc Mông đã có truyền thống chăn nuôi bò. Họ quý trọng con bò, coi như một tài sản lớn của gia đình, bởi nó mang lại nhiều giá trị kinh tế. Mỗi gia đình người Mông trung bình có 2 con bò. Giống bò của người Mông nuôi dễ thuần thục, chịu được khắc nghiệt thời tiết đặc biệt là giá rét, dịch bệnh, chịu kham khổ, rất phù hợp với điều kiện sống ở các vùng cao, núi đá, khả năng sản xuất cao, thể trạng khỏe, giỏi cày kéo, chất lượng thịt ngon, sản lượng thịt cao, tầm vóc khá lớn, thích nghi tốt, mắn đẻ.

Theo kinh nghiệm của đồng bào Mông trong việc chọn giống bò, người ta chọn những con tai to, lưng hơi võng, mông dài, chân cao, thẳng, đỉnh trán có u

gồ hoặc phẳng, vai có u gồ lên, là giống bò có sức vóc sản xuất tốt, thịt ăn mềm ngon. Giống bò đực có thế lên tới 400-600 kg, bò cái có bầu vú to, mắn đẻ.

Người Mông quan niệm, một con trâu khỏe là con trâu có đuôi to, chân to vững chãi, các móng phải khít, mồn rộng, hai sừng cong đều. Với con trâu nái thì ngoài các tiêu chí trên thì mông phải to. Một con trâu có đủ các tiêu chí trên sẽ có sức cày kéo tốt. Người ta không phân biệt bò giống hay bò kéo, miễn là con vật phải ngoan và dễ thuần phục để cày trên địa hình hiểm trở nhiều đá. Người Mông ở Mèo Vạc chủ yếu là nuôi bò vì nó có khả năng thích nghi với điều kiện khắc nghiệt, ăn ít hơn trâu nên dễ chăn thả.

* Lợn: Người Mông nuôi chủ yếu là lợn cắp nách.Đây là vật nuôi truyền thống, bắt nguồn từ thói quen chăn nuôi lạc hậu của đồng bào vùng cao. Lợn cắp nách là giống lợn được lai giữa lợn rừng và lợn Mường. Chúng có sức chịu đựng rất giỏi, lợn con mới đẻ đã có thể chạy nhảy và tự kiếm ăn ngay được, chúng chỉ theo bố mẹ vài ngày rồi tách ra. Điều đặc biệt là loài lợn này tuy tự kiếm sống ở trong rừng, song chúng không bao giờ đi xa, chỉ quanh quẩn trong một khu vực nhất định. Chúng thuộc giống lợn ri lợn nhỏ, chỉ chừng chục kg, được người dân nuôi theo kiểu thả rông và thường được người dân tộc Mông vùng cao cắp nách đem bán trong các phiên chợ vùng cao. Lợncắp nách được đặc trưng bởi ngoại hình còi cọc, kích cở nhỏ bé, có thể cắp vào nách. Kích cở của chúng dao động từ 4 kg đến dưới 25 kg. Đặc điểm dễ nhận thấy, lợn của người Mông có mõm nhọn, chân bé, cao, tai dài, thân hình thon và lông cứng. Đồng bào rất coi trọng việc chọn lợn lái. Một con lợn để làm giống chân phải to và cao, mõm ngắn, tai to, đuôi bé. Còn đối với lợn nuôi để thịt hoặc đen ra chợ bán thì phải là những con mõm nhọn, chân bé, ăn nhanh thì nuôi sẽ nhanh lớn và cho thịt chắc.

* Ngựa: Ngựa có vai trò quan trọng đối với văn hóa và đời sống của đồng bào các dân tộc miền núi phía Bắc nói chung và dân tộc Mông huyện Mèo Vạc nói riêng. Ở nơi địa thế hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn, nên từ lâu ngựa trở

thành thân thiết với từng gia đình người Mông, là "đầu cơ nghiệp" của họ. Ngựa của người Mông có đặc điểm là tầm vóc nhỏ, sinh sản kém, nhưng lại chịu đựng kham khổ rất tốt, chúng ăn cả những loại cỏ khô ít chất dinh dưỡng, nên rất dễ nuôi. Giống ngựa Mông rất "chịu thương chịu khó", thồ hàng tốt trên những đoạn đường dốc, gập ghềnh, chịu đi qua suối, leo đèo, chịu đi bất kể thời tiết nào. Các phiên chợ vùng cao và lễ hội văn hóa của đồng bào dân tộc Môngkhông thể thiếu được bóng dáng của ngựa và món thắng cố đặc sản nấu từ thịt ngựa. Người Mông không chỉ dùng ngựa làm phương tiện đi lại mà còn dùng để thồ hàng, chở phân, tro, giống… lên nương. Đến mùa thu hoạch ngựa lại giúp đồng bào trở ngô, lúa về nhà. Ngựa vùng Mèo Vạc có nhiều loại: ngựa thồ, ngựa đua, ngựa chiến. Người có kinh nghiệm khi chọn ngựa phải xem kỹ tính nết, bởi ngựa cũng có con dữ, con hiền, con biết nghe lời và có con bướng bỉnh.

Một chú ngựa chạy vài vòng quanh chân núi về mà không bị thở dốc mới được xem là có sức khỏe tốt. Nếu là ngựa thồ tốt thì ngực phải nở, chân thẳng, đứng vững, móng dày, mũi khô, mắt trong, bờm dựng. Một con ngựa như vậy có thể thồ tới 300kg trên lưng, hoặc kéo cả tấn hàng lên dốc cũng vẫn không đổ mồ hôi. Bên cạnh ngựa thồ, vùng núi đá tai mèo còn có loại ngựa đua rất quý: thân dài, mông to, bụng thon, ức nở, đi nước kiệu rất nhanh trên đường bằng, leo núi thiện nghệ, phi nhanh.

* Chó, dê, gà

Chó, dê, gà là những con vật được nuôi chủ yếu ở trong mỗi gia đình người Mông. Trong đó, gà là con vật được nuôi nhiều hơn cả, mỗi gia đình có từ 30 đến 50 con. Người Mông chọn giống gà chân đen, xương đen để nuôi. Gà đen hay còn gọi là gà thịt đen, xương đen, gà Mông, nó không chỉ là nguồn thực phẩm mà còn là một loại thuốc quý của đồng bào dân tộc Mông nơi đây. Gà đen của người Mông không phải là giống gà ác nhỏ con, thịt đen hay giống gà Tây Hoa nhiều thịt của Trung Quốc. Đó là giống gà đen từ ngoài vào trong: lông đen,

thịt đen, xương đen. Nó to khoảng tầm giống gà ri, khi trưởng thành chỉ nặng từ 1.2 - 1.6kg. Thân hình gà thon nhỏ, chân cao, bay nhảy rất tốt. Do sống thả rông, hoang rã, loài gà này rất dữ, rất hay đánh nhau. Thịt gà Mông không tanh do lượng sắt trong thịt rất thấp.

Người Mông thường nuôi chó để canh giữ nhà. Đó là giống chó “cộc”. Theo quan niệm của đồng bào Hmông, bếp là nơi quan trọng nhất, nơi giữ lửa, giữ ấm cho mọi người trong gia đình. Nó linh thiêng như gian bàn thờ của người Kinh. Với người H'mông, các vật dụng lao động dựng trong bếp chính là những “vị thần” đã giúp họ làm ra của cải, nuôi sống họ từ đời này qua đời khác. Chúng được coi là thần giữ của của gia đình họ. Còn những con chạy loăng quăng ngoài sân, hàng rào là những con chó loại. Một con chó thuần chủng trưởng thành có nhiều điểm đặc biệt, gần như không có đuôi, nếu có thì cũng rất ngắn. Nanh của loài chó này thường có từ 6 đến 8 cạnh khác nhau. Tai có hình tam giác luôn dựng đứng, kiểu nằm hai chân sau luôn trong tư thế sẵn sàng tấn công. Tầm vóc của loài chó này trung bình nhưng toàn thân đậm chắc, khung xương rộng, đầu to, thể hình hơi góc cạnh, thiếu các nét thanh tú và mềm mại nhưng luôn bộc lộ các đặc điểm về thể lực rất tốt cũng như khả năng chịu đựng các điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Người Mông có cách lựa chọn rất độc đáo: khi chó mẹ đẻ đàn con ra, đợi ít ngày sau chó đã cứng cáp, gia chủ sẽ đốt một đống lửa to chặn lối ra của đàn chó con và chó mẹ. Lúc này, chó mẹ sẽ rối lên, bắt buộc phải chọn một con ưu tú nhất để thoát ra ngoài. Theo quan niệm của người Mông thì chú chó được mẹ cứu ấy sẽ là chú chó trừ tà, sẽ đem lại nhiều may mắn, bảo vệ được cả gia đình.

Hầu hết, gia đình người Mông nào cũng có một vài con dê để cải thiện bữa ăn và bán đi mua vật dụng trong nhà. Người Mông nuôi loại dê chủ yếu là dê cỏ. Dê có màu lông vàng nâu hay loang đen, loang trắng. Loại này chỉ nặng chừng 30-35 kg/con. Chúng chỉ cần 6-7 tháng tuổi là đã có thể phối giống, khoảng 2 năm đẻ 3 lứa, mỗi lứa 1-3 con. Dê cỏ rất dễ nuôi, ăn tạp, thịt của chúng lại ngon, có thể chăn thả hoặc nuôi nhốt trong chuồng, chúng ít bệnh tật mà lại mắn đẻ nên

đàn dê tăng rất nhanh. Theo như đồng bào cho biết, nuôi dê từ khi mới sinh cho đến lúc bán thịt là 8 tháng, dê trọng lượng 30-35 kg/con, bán ra với giá 90.000- 100.000đồng/kg, mỗi năm thu nhập khoảng 30 triệu đồng/năm nhờ nuôi dê.

* Ong: Từ tháng 10 đến tháng 12 âm lịch là mùa "ăn ong" của người Mông vùng cao. Đây cũng là mùa hoa bạc hà, mùa hoa tam giác mạch. Loài cây hiếm hoi mọc trên triền đá, trong cái giá lạnh của mùa đông cao nguyên. Thu sang, trên các triền núi của vùng cao Mèo Vạc (Hà Giang), cây bạc hà bắt đầu mọc, sang tháng 10, tháng 11 âm lịch, cây bạc hà bắt đầu ra hoa. Hoa Bạc Hà trổ bông tím ngắt trên khắp các sườn núi hương thơm quyến rũ dụ những đàn ong ở khắp nơi tìm về lấy mật. Mật ong hoa Bạc Hà chỉ có riêng ở vùng Cao Nguyên đá mà không nơi đâu có được, mật có mầu vàng ánh xanh, hương thơm nhè nhẹ, vị ngọt thanh, sánh đặc. Mỗi gia đình người Mông, trải qua bao đời này đều để có một vài đàn ong nhà nuôi lấy mật. Họ dùng để làm thuốc cho cuộc sống hàng ngày và làm hương vị chế biến bánh vào các dịp lễ tết của bản làng.

Theo như đồng bào cho biết, một tổ ong thường cho họ thu hoạch từ 3- 5 lít mật. Nhưng nếu tổ ong thuộc loại to chúng có thể chứa tới 10 lít. Và để có được 1kg mật quý giá ấy, trung bình những chú ong phải dày công đi hút mật của hơn mười triệu bông hoa bạc hà giữa núi rừng lạnh giá. Có lẽ vì thế với người dân Hà Giang những chú ong thợ giống như những người bạn tri ân của mình. Hiện toàn huyện có gần 8.000 đàn ong, bình quân mỗi đàn cho 3 lít mật/năm, tập trung nhiều ở các xã Giàng Chu Phìn, Thượng Phùng, Xín Cái, Pải Lủng, Sủng Trà và thị trấn Mèo Vạc. Với giá bình quân từ 350.000 - 400.000 đồng/lít mật nên nghề nuôi ong lấy mật đã mang lại thu nhập cao cho đồng bào nơi đây. Đặc biệt, đồng bào Mông đã được trang bị kĩ thuật nuôi và lấy mật ong, biết cách nhân đàn ong, biết quay mật ong bằng máy mà không phải cắt bánh tổ. Lượng mật lấy được nhiều hơn, chất lượng mật tốt.

Người Mông có truyền thống chăn nuôi rất giỏi. Chăn nuôi của người Mông chủ yếu là từng hộ gia đình, mỗi nhà có vài ba con trâu, bò, ngựa, dê... Chăn nuôi để phục vụ sản xuất nông nghiệp là chính, ngoài ra còn là nguồn thực phẩm cung cấp cho các lễ hội, cúng bái. Trước đây, người ta thường thả trâu, bò vào các thung lũng để tự kiếm ăn, đến chiều thì lùa về chuồng. Ngày nay, người ta thường chăn thả trên những đám nương đã thu hoạch, nơi có cỏ mọc và thân cây ngô. Ngoài ra, người ta còn trồng cỏ voi để cắt về cho trâu, bò ăn. Để có con bò cày, kéo tốt, người Mông còn cho chúng ăn thêm bột ngô để lấy sức, đồng thời kiên trì huấn luyện sao cho bò có thể cày, kéo được ở cả nương dốc có lẫn đá. Người Mông làm chuồng bằng ván cao ráo, mái lợp cẩn thận để chống rét và bệnh tật cho trâu, bò. Do làm nhà trên địa hình dốc nên người Mông thường làm chuồng trâu, chuồng bò ở trước cửa nhà để trời mưa gió tránh phân chảy hoặc bốc mùi vào nhà. Người Mông quan niệm làm chuồng trâu, chuồng bò trước cửa thì con vật sẽ mau lớn.

Ngựa cũng là con vật rất được người Mông quí mến và chăm sóc cẩn thận. Ngoài thả rông như trâu, bò người ta cũng cho ngựa ăn thêm tinh bột (ngô, đậu, gạo...). Ngựa cũng được làm chuồng riêng.

Lợn là vật nuôi phổ biến trong gia đình người Mông. Gia đình nào trung bình cũng có 5 đến 6 con, nhiều có tới vài chục con. Điều đặc biệt là nhà nào cũng nuôi lợn nái để tự túc giống. Người ta cho lợn ăn chuối rừng, rau lang, rau rừng nấu với bột ngô, hoặc trộn thêm bỗng rượu. Theo kinh nghiệm của người Mông, bỗng rượu làm cho lợn mau lớn mà thịt vẫn thơm, tốt hơn so với cám tăng trọng của người Kinh.

Khi thiếu lương thực, chó, gà, dê thường được thả rông tự tìm kiến thức ăn gần nhà. Chiều tối những con vật đó tự tìm về nhà để ngủ. Chó có thể một ngày được ăn một bữa. Gà thỉnh thoảng được quãi cho ít hạt ngô để ăn. Những năm gần đây, đời sống của đồng bào khá hơn, người ta chăm sóc con vật bằng ngô nên thịt của chúng rất chắc. Người Mông cũng làm chuồng cho dê, nhưng

không làm chuồng cho gà, mà tận dụng gác của chuông bò, đặt lên đó vài tấm ván để cho chúng ngủ và trú mưa.

2.4.2.3. Sản phẩm và trao đổi hàng hóa

Trong lĩnh vực chăn nuôi của người Mông ở Mèo Vạc có quy mô nhỏ, vẫn mang tính chất tự cung tự cấp, chưa trở thành hoạt động trao đổi hàng hóa có tính quy mô. Người Mông ít khi mang trâu bò đi bán, chỉ ai có nhu cầu mua thì đến nhà hỏi và trả giá hoặc khi nào gia đình có công việc lớn như làm nhà, dựng vợ gả chồng cho con cháu thì đồng bào mới đem ra chợ bán. Trâu, bò chỉ được mổ vào dịp lễ, tết, đám cưới, đám ma và chế biến thành món thắng cố ngon nổi tiếng. Ngoài ra, người Mông còn làm thành món thịt trâu khô hun khói để ăn dần, hoặc khi nào có khách mang ra đãi, cũng có khi đen ra bán vào dịp chợ phiên. Người Mông ít khi mổ dê mang ra chợ bán, nhưng lại mổ lợn để bán vào ngày chợ phiên với những con lợn to đã nuôi được một đến hai năm, còn lợn nhỏ người ta cắp nách mang đi bán.

Trong các con vật nuôi của người Mông thì con gà được đem đi trao đổi thường xuyên nhất. Bất cứ khi nào cần tiền người ta lại mang gà ra chợ bán. Gà của người Mông rất được ưa chuộng. Gà được buộc chân và người chủ ôm trên tay mang đi khắp chợ để bán. Người ta không bán nhiều mà chỉ bán một hai con để lấy tiền mua những vật dụng cần thiết. Nhìn chung, hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm của người Mông ở Mèo Vạc còn chưa phát triển, hoạt động mua bán trao đổi còn nhỏ lẻ chưa thoát khỏi vòng tự cung, tự cấp. Huyện có 3 chợ biên giới (Chợ Xín Cái, Thượng Phùng và chợ Sơn Vĩ) và cặp cửa khẩu Săm Pun - Điền Bồng, Lũng Làn- Pờ Tú thuận lợi cho giao lưu, trao đổi hàng hoá với nước bạn.

2.4.2.4. Tín ngưỡng dân gian trong chăn nuôi

Đối với người Mông, ma cửa có nhiệm vụ canh gác ngăn ma ác vào nhà, bảo vệ gia súc, bảo vệ của cải, bảo vệ các hồn và không cho hồn các thành viên gia đình bỏ đi. Người Mông quan niệm, khi nào súc vật chết vì bệnh tật, hoặc bị hổ vồ là do ma cửa bị ngã. Cũng có khi người đàn bà có thai bước qua ngưỡng cửa, ma cửa cũng bị ngã. Do đó, cần làm lễ nâng ma cửa dậy.

Mục đích của nghi lễ này là cầu mong cho mọi người trong gia đình khỏe mạnh, cầu mong cho đàn gia súc sinh sôi, nảy nở. Lễ cúng ma cửa được tiến hành vào buổi tối và cửa nhà được đóng trong suốt quá trình đó. Lễ cúng gồm có một con lợn. Con lợn được cúng phải được cắt một nhúm lông đuôi từ bé đặt lên phía trên cửa ra vào. Sau khi giết lợn, thịt lợn được bày vào các bát đặt cạnh cửa chính và chủ nhà bắt đầu thực hiện lễ cúng. Người phụ nữ không được tham gia nghi lễ này. Ngoài thịt lợn còn bày thêm thịt gà hay thịt một số loại thú rừng khác như

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiến thức bản địa trong sản xuất nông nghiệp của dân tộc mông ở huyện mèo vạc tỉnh hà giang (Trang 79 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)