Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác thu BHXH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác thu bảo hiểm xã hội trên địa bàn huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 32 - 36)

5. Kết cấu của luận văn

1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác thu BHXH

1.2.3.1. Sự phát triển kinh tế - xã hội

Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, đời sống của con người được cải thiện. Những lao động ở ngoài khu vực nhà nước có điều kiện tiếp xúc với những chính sách BHXH hiểu được quyền và nghĩa vụ tham gia của mình dẫn

đến việc tham gia bảo hiểm sẽ chủ động hơn, nguồn thu sẽ lớn hơn. Ngoài ra kinh tế phát triển cũng làm cho mức lương của lao động cao hơn nên mức đóng bảo hiểm sẽ cao hơn

1.2.3.2. Sự ảnh hưởng của các chính sách pháp luật

- Chính sách tiền lương: giữa chính sách tiền lương và chính sách BHXH nói chung và công tác thu BHXH nói riêng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.

Chính sách tiền lương là tiền đề và cơ sở cho việc thực hiện chính sách BHXH, bởi vì cơ sở để tính mức đóng và hưởng BHXH phụ thuộc vào tiền lương tối thiểu do nhà nước quy định. Chính vì vậy, khi nhà nước nâng lương tối thiểu, điều đó đồng nghĩa với việc tăng mức đóng BHXH và đương nhiên số thu BHXH cũng tăng lên.

- Thêm vào đó, đối với các lao động đóng BHXH theo bảng lương của Nhà nước quy định, mức đóng còn phụ thuộc vào hệ số lương, vì thế khi nhà nước điều chỉnh lại thang bậc lương thì mức đóng BHXH cũng tăng lên. Nguồn lực người lao động là đối tượng tham gia BHHX, đang trong độ tuổi lao động, trực tiếp tạo ra của cảu cho xã hội

- Chính sách về BHXH: việc quy định tăng mức đóng làm cho mức đóng tăng lên, cơ quan bảo hiểm xã hội phải điều chỉnh mức đóng hiện tại của người lao động

1.2.3.3. Nhận thức của người tham gia

Nhận thức của người tham gia tốt là nhân tố quyết định thiết yếu để công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH đạt kết quả cao. Chính sách ra đời chỉ là sự hướng dẫn chung nhất, nhưng để chính sách có khả năng thi thi trong thực tiễn cần phải có sự chấp hành tốt chính sách đó. Ý thức tham gia BHXH của các đối tượng thuộc diện tham gia bảo hiểm, bao gồm người lao động và chủ SDLĐ từ lâu đã trở thành mối quan tâm hàng đầu trong công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH.

Các chủ SDLĐ thường vì lợi nhuận mà không muốn tham gia BHXH cho lao động của mình. Phần lớn họ chỉ nhận thấy lợi ích trước mắt mà chưa nghĩ đến hậu quả lâu dài khi rủi ro không may xảy đến với người lao động của họ. Còn đối với người lao động, do hiểu biết kém, thu nhập không cho phép, hoặc lo sợ bị mất việc khiến họ không dám lên tiếng đòi hỏi quyền lợi. Khi ý thức của các đối tượng tham gia thấp, tức là không có sự hợp tác từ phía các đối tượng tham gia, chắc chắn công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH sẽ gặp khó khăn. Ở các nước dân trí phát triển, công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH gặp ít trở ngại hơn bởi người dân rất tự giá chấp hành tốt các chính sách liên quan.

1.2.3.4. Công tác thông tin tuyên truyền về chế độ, chính sách BHXH

Thông tin tuyên truyền là nội dung quan trọng trong bất cứ lĩnh vực hoạt động nào. Với BHXH, là chính sách tác động đến một lượng người tham gia rộng khắp, công tác thông tin tuyên truyền chính là nhân tố tác động trực tiếp đến hiệu quả của công tác quản lý đối tượng tham gia. Cụ thể, công tác thông tin tuyên truyền giúp cho đối tượng tham gia hiểu rõ về chế độ, chính sách BHXH theo quy định của pháp luật, làm thay đổi thái độ đối với công tác thu BHXH theo hướng tích cực, phù hợp với chính sách pháp luật. Ngoài ra, tuyên truyền BHXH còn có tác dụng cổ vũ động viên NLĐ, cùng với các đơn vị SDLĐ tự giác, tích cực thực hiện đúng quyền lợi và nghĩa vụ khi tham gia BHXH theo đúng quy định của pháp luật, đấu tranh loại bỏ các hành vi gian lận, trái pháp luật nhằm mục đích bị trục lợi bảo hiểm. Ý thức tham gia của các đối tượng kém xuất phát từ sự ít hiểu biết về lợi ích của chính sách BHXH. Bởi vậy, tuyên truyền giúp cho các đối tượng tham gia nhiều hơn, chấp hành đúng các thủ tục hơn trong quy trình tham gia, giúp việc quản lý

1.2.3.5. Công tác tổ chức thực hiện bảo hiểm xã hội

Do quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm là phải quản lý một lượng lớn giấy tờ, sổ sách, có sự tham gia của nhiều phòng ban nên cơ cấu tổ chức có sự phân công, phân cấp hợp lý, hoạt động nhịp nhàng, thống nhất sẽ có tác động trực tiếp đến quá trình quản lý đối tượng tham gia BHXH. Thông thường, việc quản lý đối tượng tham gia ở cấp huyện thường do bộ phận tiếp nhận, quản lý hồ sơ, bộ phận thu và bộ phận cấp sổ thẻ đảm nhận.

Quá trình quản lý đối tượng tham gia, nhất là ở khu vực đông dân cư, nhiều người tham gia, đòi hỏi các cán bộ phải giải quyết một khối lượng lớn công việc rất lớn với nhiều loại hồ sơ, giấy tờ, sổ sách, BHXH lại là ngành phải thường xuyên tiếp xúc với cơ sở, đòi hỏi trình độ chuyên môn cao để có thể giải thích, hướng dẫn chính sách cho các đối tượng trong quá trình tham gia. Do vậy, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng như nhiệt huyết yêu nghề của cán bộ là điều hết sức cần thiết, cần được trau dồi nâng cao thường xuyên. Hình thức thưởng phạt phân minh là biện pháp có động lực quan trọng thúc đẩy các cán bộ bảo hiểm thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý đối tượng tham gia của mình, nhất là một lĩnh vực còn mang nặng tính hành chính như BHXH.

1.2.3.6. Nhân tố nhân khẩu học

Tuổi thọ bình quân giúp các nhà hoạch định xác định được mức đóng và thời gian đóng phù hợp để đảm bảo chi trả cho thời gian hưởng

Cơ cấu dân số của địa phương giúp nhà quản lý có thể xác định được lực lượng lao động trong độ tuổi lao động để tham gia bảo hiểm hiện tại đầy đủ hay chưa tham gia.

Bên cạnh đó, quy mô hộ gia đình quyết định đến sự tham gia bảo hiểm trong các hộ dân. Quy mô gia đình đông người từ 5 người trở lên mức

độ tham gia thấp, gia đình có quy mô nhỏ từ 2-3 người thì mức độ tham gia cao hơn.

1.2.3.7. Trình độ đội ngũ tham gia bảo hiểm xã hội

Các cán bộ bảo hiểm xã hội phải có hiểu biết về các chính sách BHXH để thu đúng đối tượng và thu đủ. Cần cập nhật các chính sách bảo hiểm xã hội, chính sách tiền lương và các chính sách liên quan khác để kịp thời điều chỉnh mức đóng cho người lao động.

1.3. Kinh nghiệm thực tiễn về công tác thu BHXH ở một số địa phƣơng và bài học cho công tác thu BXHX huyện Phú Lƣơng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác thu bảo hiểm xã hội trên địa bàn huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)