Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác thu bảo hiểm xã hội trên địa bàn huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 89 - 92)

5. Kết cấu của luận văn

3.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế

Sở dĩ còn những tồn tại như trên, có rất nhiều nguyên nhân, song tập trung lại, có một số nguyên nhân chủ yếu sau:

Thứ nhất, lao động làm việc trong các DN phần lớn có trình độ văn hóa

thấp, chủ yếu là lao động phổ thông chưa qua đào tạo, vì vậy khi họ tham gia BHXH thì sự hiểu biết đến quyền lợi của bản thân còn hạn chế, nên họ không chủ động yêu cầu các chủ SDLĐ đóng BHXH cho mình ngay khi ký kết hợp đồng. Bên cạnh đó, thu nhập hàng tháng của NLĐ làm việc tại các DN còn thấp nên họ chỉ chú trọng và quan tâm tới tiền lương hàng tháng đảm bảo thu nhập và chi tiêu hiện tại. Một bộ phận NLĐ không dám đấu tranh đòi hỏi quyền lợi cho mình, dẫn đến việc còn nhiều NLĐ không tham gia BHXH.

Thứ hai, các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn chủ yếu là doanh

nghiệp nhỏ, chỉ tập trung và SXKD mà chưa quan tâm tới hoạt động tham gia BHXH, các DN này chưa thấy rõ trách nhiệm của mình đối với NLĐ nên xảy ra tình tràn trốn, nợ đọng BHXH. Một số DN vì lợi nhuận mà chủ SDLĐ có thể bỏ qua quy định của pháp luật, chiếm dụng tiền BHXH để kinh doanh hoặc sử dụng vào mục đích khác, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thực hiện chính sách an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước.

Thứ ba, về các văn bản chính sách pháp luật: Các chế độ BHXH

thường xuyên được bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với thực tế phát sinh của tình hình KTXH và chính sách tiền lương, do đó số lượng văn bản quá nhiều, nhiều văn bản sửa đổi bổ sung, dẫn đến các cơ quan quản lý khó thực hiện,

người sử dụng lao động và NLĐ khó nắm vững chế độ chính sách. Đây là nguyên nhân chính khiến cho chính sách BHXH triển khai thực hiện không đúng quy định, khó theo dõi và đánh giá tình hình và kế hoạch triển khai của các đơn vị thu BHXH. Và đôi khi các quy định của pháp luật có kẽ hở làm cho các doanh nghiệp lách luật, trốn thuế hoặc nộp chậm tiền BHXH. Bên cạnh đó, cơ chế xử lý vi phạm như hiện nay không kịp thời, cơ quan BHXH nắm chắc tình hình thu BHXH của đơn vị mình nhưng không có thẩm quyền xử phạt mà chỉ kiến nghị tới các cơ quan chức năng và sở ban ngành; khi có sự can thiệp của các cơ quan chức năng nghiên cứu xử phạt thì đơn vị có thể không còn tồn tại. Đây là khó khăn lớn nhất trong lúc thu, xử lý vi phạm pháp luật về BHXH.

Thứ tư, về công tác thông tin tuyên truyền và phổ biến chính sách còn

chưa sâu rộng, chưa được đầu tư chú ý, còn mang nặng tính hình thức, hành chính. Trình độ và phương pháp tuyên truyền của cán bộ chưa chuyên nghiệp khiến cho người SDLĐ, NLĐ chưa hiểu hết ý nghĩa, tầm quan trọng và tính nhân văn của chính sách BHXH.

Thứ năm, cán bộ thu BHXH còn ít, thiếu cán bộ theo dõi, quản lý,

đôn đốc, hướng dẫn thu BHXH đối với các đơn vị lớn. Mặt khác, cán bộ thu còn chưa kiên quyết với các trường hợp nộp chậm, nợ đọng; bản thân cán bộ thu đôi lúc còn ngại ngùng khi va chạm đôn đốc thu nộp BHXH. Các cán bộ chưa xuống tận cơ sở, đơn vị để thu thập thông tin nắm bắt tình hình hoạt động của đơn vị, tình hình biến động quỹ lương trích nộp BHXH….Đây là lý do khiến cho kết quả thu BHXH huyện Phú Lương còn diễn ra tình trạng nợ đọng, thu chậm.

Thứ sáu, khó khăn lớn nhất mà ngành phải đối mặt trong thời gian qua

chính là do hầu hết các doanh nghiệp trong huyện, nhất là khối ngoài quốc doanh đều làm ăn không đạt kết quả như mong muốn, thậm chí nhiều đơn vị còn làm ăn thua lỗ, lâm vào cảnh nợ nần và nợ luôn cả tiền đóng BHXH,

BHYT bắt buộc. Bên cạnh đó, nguồn ngân sách chi trả cho khối thuộc diện 3% như: người nghèo, người có công... chậm cũng làm ảnh hưởng đến tiến độ thu của ngành BHXH.

Chƣơng 4

GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC

QUẢN LÝ THU BHXH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ LƢƠNG,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác thu bảo hiểm xã hội trên địa bàn huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 89 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)