Đối với BHXH tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác thu bảo hiểm xã hội trên địa bàn huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 105 - 107)

5. Kết cấu của luận văn

4.3.2. Đối với BHXH tỉnh Thái Nguyên

- BHXH tỉnh Thái Nguyên là đơn vị trực tiếp có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn và giám sát công tác thực hiện chính sách BHXH, nên BHXH tỉnh Thái Nguyên cần tích cực ban hành hệ thống văn bản hướng dẫn thực hiện các chế độ, chính sách đối với NLĐ, tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho hoạt động thu BHXH đồng thời tạo sự tin tưởng cho NLĐ vào chính sách BHXH.

- Cần có kế hoạch phân bổ các cán bộ ngành BHXH về làm việc ở cơ quan BHXH cấp huyện một cách hợp lý, hàng năm cần có khoản kinh phí riêng dùng để khen thưởng cho các cán bộ công nhân viên của ngành BHXH, đặc biệt là các cán bộ có thành tích cao, có nhiều sáng kiến trong công việc. Đồng thời có biện pháp khiển trách, nhắc nhở những hình thức xử phạt thích đáng đối với cá nhân mắc khuyết điểm, có hành vi sai trái trong công việc.

- BHXH tỉnh Thái Nguyên cần có kế hoạch phân bổ đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, máy móc cho cơ quan BHXH huyện Phú Lương như: bổ sung thêm máy tính hiện đại, máy in, các thiết bị khác nhằm đáp ứng tốt nhu cầu công việc của công việc.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu rộng về chính sách BHXH tới cả NLĐ và người SDLĐ nhằm nâng cao sự hiểu biết về pháp luật BHXH cho toàn thể nhân dân.

- Phối hợp với liên đoàn lao động huyện, phòng thanh tra lao động thuộc Sở Lao động Thương binh & Xã hội tổ chức thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra giám sát chặt chẽ tình hình tham gia BHXH cho các đối tượng theo luật định. Đặc biệt quản lý đối tượng tham gia, tình hình thu nộp của khối DN ngoài quốc doanh vì hiện nay khối này chiếm tỷ trọng lớn trong số thu và tình trạng nợ đọng BHXH còn phổ biến.

- Cần thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp, như: Phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng tuyên truyền về pháp luật BHXH, BHYT đến các đơn vị sử dụng lao động; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các đơn vị thực hiện tốt Luật BHXH, BHYT; kiến nghị UBND tỉnh xem xét quyết định thành lập tổ công tác liên ngành để kiểm tra, xử lý những đơn vị có số nợ đọng lớn và kéo dài; thống nhất với tòa án nhân dân tỉnh chỉ đạo tòa án nhân dân cấp huyện tiếp nhận đơn khiếu kiện những đơn vị nợ đọng của cơ quan BHXH; chỉ đạo toàn hệ thống BHXH tỉnh tổ chức thực hiện tốt quy trình thu hồi nợ đọng và khởi kiện ra tòa những đơn vị nợ đọng kéo dài.

Cụ thể: Đối với những đơn vị nợ đọng BHXH từ 3 tháng trở lên, cán bộ chuyên quản thu liên hệ và trực tiếp đến đơn vị đôn đốc, đối chiếu thu nộp, thông báo tình hình đóng BHXH đến đơn vị hàng tháng. Nếu 3 tháng không đóng thì lập biên bản đối chiếu thu nộp (mẫu C05-TS).

Nếu đơn vị vẫn không nộp, tiếp tục gửi văn bản đôn đốc (15 ngày gửi văn bản 1 lần). Sau 3 lần đơn vị vẫn không đóng, lập biên bản đối chiếu thu nộp (mẫu C05-TS) 1 lần nữa. Đồng thời gửi văn bản thông báo cho đơn vị cấp trên hoặc cơ quan quản lý đơn vị để có biện pháp đôn đốc trả nợ.

Sau đó, nếu đơn vị vẫn không đóng thì gửi văn bản báo cáo UBND cùng cấp và cơ quan thanh tra nhà nước, thanh tra lao động trên địa bàn kiểm tra, xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.

Trường hợp đã quá thời hiệu xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHXH theo quy định của pháp luật (một năm kể từ ngày đơn vị nợ tiền

BHXH) mà các cơ quan có thẩm quyền chưa xử lý, cơ quan BHXH tiến hành lập hồ sơ, khởi kiện đơn vị nợ BHXH ra tòa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác thu bảo hiểm xã hội trên địa bàn huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 105 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)