Kinh nghiệm thực tiễn về công tác thu BHX Hở một số địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác thu bảo hiểm xã hội trên địa bàn huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 36)

5. Kết cấu của luận văn

1.3.1. Kinh nghiệm thực tiễn về công tác thu BHX Hở một số địa phương

1.3.1.1. BHXH huyện Phú Ninh - tỉnh Quảng Nam

Bảo hiểm xã hội huyện Phú Ninh được thành lập ngày 25 tháng 02 năm 2005 theo quyết định số 886/QĐ-BHXH của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Qua 10 năm hoạt động, phát triển và trưởng thành; BHXH huyện đã có bước phát triển vượt bậc, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ thu, chi, giải quyết chế độ chính sách cho đối tượng tham gia và thụ hưởng các chế độ trên địa bàn huyện qua từng năm, góp phần quan trọng vào việc đảm bảo an sinh xã hội.

Ngày đầu mới thành lập BHXH huyện Phú Ninh có 3 cán bộ, viên chức, chưa có trụ sở làm việc phải thuê

02 người (chiếm tỷ lệ 15,38%).

Từ khi đi vào hoạt động cho đến nay, BHXH huyện Phú Ninh hoàn thành tốt các nhiệm vụ kế hoạch được BHXH tỉnh Quảng Nam và địa phương giao. Số đối tượng tham gia BHXH, BHYT không ngừng được mở rộng, số thu BHXH, BHTN, BHYT không ngừng tăng lên, năm sau cao hơn năm trư

xã hội trên địa bàn huyện.

Một vài số liệu cụ thể như sau:

Bảng 1.1: Tình hình tham gia BHXH, BHYT tại huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam qua một vài năm

ĐVT: người, tỷ đồng

Năm

Tiêu chí Năm 2005 Năm 2010 Năm 2013

Tổng số đối tượng tham gia

BHXH, BHYT 21.798 26.619 54.979

Số đối tượng th.gia BHXH 1.510 1.931 2.848

Số đối tượng th.gia BHYT 21.798 26.408 54.841

Số thu BHXH, BHYT 4,157 17,2 66,945

Số chi BHXH, BHYT 4,116 18,942 61,188

(Nguồn: bhxhquangnam.gov.vn)

Tính đến năm 2013, số đối tượng tham gia tăng hơn 2,5 lần, số thu tăng hơn 16 lần so với năm 2005. Số chi BHXH, BHYT năm 2013 so với năm 2005 tăng hơn 14,7 lần. Số đối tượng có thẻ BHYT chiếm khoảng 75% dân số trên địa bàn huyện

Trong qua trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị của Ngành trên địa bàn huyện, BHXH huyện luôn chú trọng đến việc ứng dụng công nghệ thông tin và thực hiện công tác cải cách thủ tục hành chính. Đến nay, tất cả các công việc chuyên môn đều được thực hiện trên các phần mền ứng dụng; việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ được thực hiện thông qua bộ phận “một cửa” đảm bảo minh bạch, chính xác và kịp thời. Đặc biệt, BHXH huyện đang áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 vào tất cả các hoạt động chuyên môn của đơn vị.

Trong suốt quá trình hoạt động từ ngày thành lập đến nay, BHXH huyện Phú Ninh thường xuyên nhận được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo chặt chẽ của Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Nam, Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện và sự phối hợp của các cấp, các ngành và các cơ quan, đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn huyện. Với tinh thần trách nhiệm, khắc phục khó khăn cùng với sự phấn đấu nỗ lực của tập thể cán bộ, viên chức, BHXH huyện đều hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ chính trị được BHXH tỉnh Quảng Nam, Huyện ủy, UBND huyện giao.

Với 10 năm xây dựng và phát triển là một khoảng thời gian không dài đối với việc thực hiện một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước trên địa bàn huyện, nhưng với kết quả đạt được trong những năm qua, tập thể Lãnh đạo, cán bộ, viên chức BHXH huyện Phú Ninh rất tự hào vì đã góp phần vào việc phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội của huyện nhà. Để ghi nhận những thành quả đó, cán bô, viên chức BHXH huyện Phú Ninh đã được UBND tỉnh tặng Cờ Thi đua xuất sắc năm 2006, Bằng khen năm 2008; BHXH Việt Nam tặng cờ thi đua xuất sắc năm 2014, Bằng khen các năm 2007, 2009, 2010, 2012, 2013. Từ khi thành lập đến nay, Chi bộ BHXH huyện Phú Ninh luôn giữ vững danh hiệu Chi bộ trong sạch vững mạnh, Công đoàn nhiều năm liền đạt danh hiệu vững mạnh xuất sắc được LĐLĐ tỉnh Quảng Nam, LĐLĐ huyện Phú Ninh tặng nhiều Bằng khen, Giấy khen. Những phần thưởng này là nguồn động viên rất lớn để tập thể cán bộ, CCVC toàn đơn vị tiếp tục đoàn kết, nâng cao tinh thần trách nhiệm, nổ lực phấn đấu hơn nữa nhằm hoàn thành tốt các chỉ tiêu, kế hoạch được BHXH tỉnh Quảng Nam, Huyện ủy, UBND huyện giao hàng năm. Quyết tâm phấn đấu vì mục tiêu BHXH cho mọi người lao động, BHYT toàn dân mà Nghị quyết Đại hội lần thứ X của Đảng đã đề ra, góp phần thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 46 của Bộ Chính trị về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới, Chỉ thị số 38-CT/TƯ của Ban Bí thư Trung ương Đảng về đẩy mạnh công tác

bảo hiểm y tế trong tình hình mới và Nghị quyết số 21-NQ/TW của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012 -2020.

1.3.1.2. BHXH huyện Trấn Yên - tỉnh Yên Bái

Căn cứ Luật sửa đổi bổ sung một số Điều của Luật Bảo hiểm Y tế (Luật số 46/2014/QH13 ngày 13/6/2014, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2015) và các văn bản hướng dẫn thực hiện (Nghị định số 105/2014/NĐ-CP ngày 15/11/2014 của Chính phủ; Thông tư liên tịch số 41/2014/TTLT - BYT - BTC ngày 24/12/2014 của Liên Bộ Y tế và Bộ Tài chính). Trong thời gian chờ hướng dẫn của các cấp các ngành liên quan. Bảo hiểm xã hội huyện Trấn Yên đã chủ động, tạm thời hướng dẫn thực hiện quy trình tổ chức thu BHYT hộ gia đình.

Theo đó để kịp thời đảm bảo quyền lợi tham gia BHYT của người đã tham gia đến kỳ gia hạn thẻ BHYT, người bắt đầu tham gia mới theo diện Hộ gia đình, trong tháng 01/2015; đồng thời đảm bảo nguyên tắc 100% thành viên hộ gia đình bắt buộc phải tham gia theo quy định pháp luật BHYT. BHXH huyện Trấn Yên yêu cầu Đại lý thu phải xác định nhóm đối tượng tham gia BHYT theo hộ gia đình là toàn bộ các thành viên có tên trong hộ khẩu hoặc sổ tạm trú chưa tham gia BHYT bắt buộc phải tham gia. Đối với người sống trong hộ gia đình, không có tên trong sổ hộ khẩu nhưng có đăng ký tạm trú từ trên 12 tháng thì vẫn thuộc đối tượng bắt buộc tham gia BHYT theo hộ gia đình. Đối với người có tên trong sổ hộ khẩu nhưng không có mặt tại địa phương và có khai báo tạm vắng trên 12 tháng theo quy định của pháp luật thì không được tính là đối tượng tham gia BHYT theo hộ gia đình.

Trên cơ sở xác định được nhóm tham gia BHYT theo hộ gia đình, Đại lý thu hướng dẫn hộ gia đình lập Tờ kha

.

Đại lý thu có trách nhiệm tiếp nhận Tờ khai tham gia và Danh sách đăng ký tham gia BHYT của người lao động; căn cứ Hộ khẩu, chứng nhận tạm trú hoặc vắng mặt và thẻ BHYT để xác định các thành viên có tên trong hộ khẩu hoặc sổ tạm trú chưa tham gia BHYT bắt buộc phải tham gia BHYT. Sau đó Lập danh sách người tham gia BHYT (mẫu D03-TS ban hành kèm theo Quyết định 1018/QĐ-BHXH), tính số tiền phải nộp theo phương thức đã đăng ký, thu tiền, cấp biên lai thu tiền, giấy hẹn lấy kết quả cho người tham gia theo mẫu quy định.

Trong quá trình triển khai, BHXH huyện Trấn Yên đã thực hiện thu theo mức đóng giảm dần từ thành viên thứ hai trở đi theo quy định tại Điểm g Khoản 1 Điều 2 Nghị định số 105/2014/NĐ-CP gồm: Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở; người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất; từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất. Khi Nhà nước điều chỉnh mức đóng BHYT, điều chỉnh mức lương cơ sở thì người tham gia không phải đóng bổ sung phần chênh lệch do điều chỉnh mức đóng BHYT, mức lương cơ sở đối với thời gian còn lại đã đóng BHYT.

Sau khi thực hiện tính toán và thu tiền, Đại lý thu nộp hồ sơ (Tờ khai và Danh sách), cho cơ quan BHXH, số tiền đã thu nộp vào tài khoản chuyên thu của BHXH huyện tại ngân hàng trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày thu tiền của người tham gia. Nhận thẻ BHYT từ cơ quan BHXH gửi đến tận hộ gia đình theo đúng quy định.

Từ việc triển khai kịp thời của cơ quan BHXH huyện Trấn Yên cùng với sự phối hợp tuyên truyền của Đại lý thu (Bưu điện huyện Trấn Yên) đã triển khai tới 22/22 điểm thu BHYT trên địa bàn, thông báo cho người tham gia BHYT theo hộ gia đình hiểu rõ và hưởng ứng thực hiện đồng thuận của người tham gia. Chính vì vậy ngay trong tháng 01/2015 BHXH huyện Trấn Yên đã thực hiện thu BHYT theo hộ gia đình theo quy định mới được 223 người, trong đó: tham gia nối tiếp 109 người và tăng mới 114 người nâng tổng số người tham gia BHYT tự đóng do BHXH huyện Trấn Yên quản lý là 4.946 người.

Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể nên các UBND xã, thị trấn chưa tiến hành việc lập danh sách đối tượng BHYT hộ gia đình. Để bảo đảm quyền lợi cho người dân không bị gián đoạn, và thực hiện tốt lộ trình BHYT toàn dân rất cần sự vào cuộc tích cực của các ngành, các cấp với nhiều giải pháp đồng bộ. Trong đó, cần tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, sự phối kết hợp và tham gia của các cấp, ngành và cả hệ thống chính trị trong việc thực hiện chính sách pháp luật, các mục tiêu, kế hoạch về BHYT. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về BHYT tới các nhóm đối tượng qua đó nâng cao nhận thức của nhân dân về trách nhiệm và quyền lợi khi tham gia BHYT. Có giải pháp cụ thể để từng bước tăng tỷ lệ bao phủ BHYT. Bên cạnh đó, cũng cần từng bước nâng cao chất lượng và đáp ứng nhu cầu khám, bệnh chữa bệnh của nhân dân; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra để đưa việc thực hiện chính sách BHYT được nền nếp, hiệu quả.

1.3.2. Bài học cho công tác thu BXHX huyện Phú Lương

Một là, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ

công nhân viên chức tại cơ quan BHXH huyện Phú Lương như được tham gia các lớp tập huấn của ngành tổ chức.

Hai là, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thu BHXH. Do

và các chế độ của BHXH rất phức tạp nên cần sử dụng CNTT nhằm quản lý hiệu quả công tác thu BHXH.

Ba là, giám sát chặt chẽ khối các DN ngoài quốc doanh trong việc

thu BHXH. Đây là khối DN có số NLĐ tham gia đông nhất trong các khối nên phải kiểm soát, thắt chặt khâu thu BHXH nhằm giảm thiểu tình trạng nợ đọng.

Bốn là, nâng cao công tác tuyên truyền, phổ biến tầm quan trọng của

BHXH cho toàn dân nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng và lợi ích của việc tham gia BHXH.

Năm là, BHXH huyện Phú Lương phải có sự kết hợp chặt chẽ với các cơ

quan ban ngành trong địa bàn huyện nhằm kiểm tra các khối trong việc thực hiện BHXH, thu hồi nợ đọng và kiểm soát mức độ tham gia của NLĐ trong các DN.

Chƣơng 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

Luận văn sẽ nghiên cứu và trả lời được những câu hỏi sau:

Một là, thực trạng công tác thu tại BHXH hiện nay ra sao?

Hai là, những yếu tố tác động chủ yếu đến công tác thu của

BHXH huyện Phú Lương nói riêng và hệ thống BHXH Việt Nam nói chung là gì? Sự tác động của công tác thu BHXH đối với người lao động, đơn vị sử dụng lao động và các đối tượng có liên quan ra sao?

Ba là, có những thuận lợi, khó khăn và những nguyên nhân nào đối

với công tác thu tại BHXH huyện Phú Lương? Hoàn thiện công tác thu bảo hiểm xã hội trên địa bàn huyện Phú Lương?

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

Thông tin sử dụng cho quá trình nghiên cứu phải đảm bảo các yêu cầu: đầy đủ, chính xác, kịp thời và khách quan.

- Nguồn số liệu thứ cấp: là thông tin đã có sẵn và đã qua tổng hợp được

thu thập từ các tài liệu đã công bố như: tài liệu nội bộ cơ quan gồm báo cáo quyết toán của BHXH huyện Phú Lương qua các quý; tài liệu từ các tạp chí khoa học, tạp chí chuyên ngành BHXH; các bài báo chuyên ngành đăng trên các mạng internet; BHXH tỉnh Thái Nguyên, Phòng thống kê huyện Phú Lương, Phòng Lao động Thương binh & Xã hội huyện Phú Lương cùng một số cơ quan ban ngành khác. Số liệu thứ cấp có ưu điểm là kinh phí tìm hiểu ít, được cập nhật kịp thời. Tuy nhiên, đây thường là những thông tin cơ bản đã được tổng hợp qua xử lý nên thường không được sử dụng để dự báo, số liệu này thường là cơ sở để phát hiện ra vấn đề nghiên cứu.

- Nguồn số liệu sơ cấp: Là thông tin thu thập từ các cuộc điều tra, là những dữ liệu chưa qua xử lý, được thu thập lần đầu, và thu thập trực tiếp từ các đơn vị của tổng thể nghiên cứu thông qua các cuộc điều tra thống kê do chính tác giả thực hiện bằng các phương pháp điều tra, thu thập thông tin gồm:

2.2.1.1. Phương pháp phỏng vấn sâu

- Phỏng vấn là một phương pháp quan trọng để thu thập dữ liệu về các yêu cầu của hệ thống thông tin cần thu thập. Việc phỏng vấn nhằm phát hiện thông tin về: các ý kiến, cảm giác của người được phỏng vấn khi thực hiện các thủ tục liên quan đến việc đóng BHXH;.

- Các bước lập kế hoạch phỏng vấn: Thiết lập mục tiêu phỏng vấn từ đó xác định hệ thống câu hỏi với nguyên tắc các câu hỏi được đưa ra phải đảm bảo nguyên tắc ngắn gọn, thích hợp, có mục tiêu, không mơ hồ, không nhiều nghĩa và có tính đặc trưng.

- Sử dụng câu hỏi phỏng vấn là câu hỏi mở cho phép người phỏng vấn được trả lời những gì họ mong muốn nhằm phản ánh thái độ của người được phỏng vấn khi thực hiện các chế độ BHXH cho người lao động.

- Thực hiện các phương pháp phỏng vấn gồm:

Phương pháp phỏng vấn cá nhân trực tiếp: Tác giả đến gặp trực tiếp đối tượng được điều tra để phỏng vấn theo một số nội dung được chuẩn bị từ trước. Đối tượng điều tra là các đơn vị sử dụng lao động bao gồm: Doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể, cơ quan hành chính sự nghiệp trên địa bàn.

2.2.1.2. Phương pháp quan sát

Phương pháp quan sát cung cấp sự hiểu biết về thực tế công tác thu tại BHXH huyện Phú Lương, nhìn nhận trực tiếp các quan hệ tồn tại giữa Bộ phận chuyên trách công tác thu với kế toán hoặc những người phụ trách công tác Lao động - tiền lương tại đơn vị.

- Quan sát các quy tắc thủ tục quản lý trong hệ thống BHXH là những quy định trình tự cần tuân thủ và thực hiện để đảm bảo yêu cầu và mục tiêu

Từ những quan sát trên ghi chép đầy đủ mọi quy tắc và trình tự hoạt động của cơ quan BHXH để có thể xem xét loại bỏ những quy tắc đã lạc hậu, ảnh hưởng đến hiệu quả thu BHXH, đưa ra những cải tiến về tổ chức, quản lý trong công tác thu.

2.2.2. Tổng hợp và xử lý thông tin

Sau khi thu thập thông tin thì thông tin ban đầu sẽ có tính rời rạc, không theo một trật tự nhất định, nhìn vào đây chưa thể phát hiện điều gì phục vụ cho quá trình nghiên cứu. Do vậy, phải trình bày lại một cách có hệ thống làm cho dữ liệu gọn lại và thể hiện được tính chất nội dung nghiên cứu. Tác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác thu bảo hiểm xã hội trên địa bàn huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)