Chỉ tiêu số thu BHXH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác thu bảo hiểm xã hội trên địa bàn huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 46 - 49)

5. Kết cấu của luận văn

2.3.1. Chỉ tiêu số thu BHXH

- Khái niệm: Số thu BHXH ở đây được hiểu là số tiền phải đóng của đối tượng tham gia cho cơ quan BHXH nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động.

Chỉ tiêu số thu BHXH bao gồm các số thu sau: - Đóng góp của NSDLĐ.

- Đóng góp của NLĐ.

- Đóng góp của đối tượng tự nguyện tham gia BHXH.

- Ý nghĩa: Chỉ tiêu số Thu BHXH dùng để làm căn cứ để cơ quan BHXH thực hiện chi trả các chế độ cho NLĐ, đồng thời dùng để đánh giá hiệu quả công tác thu của cơ quan BHXH.

- Công thức tính:

+ Số tiền phải nộp của đơn vị khi nộp đúng hạn:

Số tiền = Tổng quỹ lương của đơn vị x Tỉ lệ thu theo %

Trong đó: Tổng quỹ lương của đơn vị là tổng tiền lương của người lao động được trả ( theo hệ số hoặc trả bằng tiền mặt).

Tỉ lệ thu theo %: Theo quy trình thu BHXH, mức đóng của đơn vị được tính theo tỉ lệ %. Từ năm 2011 tỉ lệ đóng như sau:

Năm 2011 = 25% ( 22% BHXH , 3% BHYT);

Năm 2012 - 2013 =28.5% (24 % BHXH, 4.5% BHYT); Năm 2014 = 30.5% (26% BHXH, 4.5% BHYT)

+ Số tiền phải nộp do chậm đóng: Đơn vị đóng BHXH, BHYT chậm

quá thời gian quy định từ 30 ngày trở lên thì phải đóng số tiền lãi tính trên số tiền BHXH bắt buộc, BHYT, BH thất nghiệp chưa đóng.

Lcdi = (Pcdi + Lcdi-1) x k (đồng) (1) Ghi chú:

Lcdi: Tiền lãi chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN tính tại tháng i (đồng). * Pcdi: Số tiền chưa đóng phải tính lãi tại tháng i (đồng)

Pcdi = Plki -Spsi

Trong đó:

Plki: Tổng số tiền phải đóng lũy kế đến hết tháng trước liền kề tháng tính lãi i (nợ mang sang tháng tính lãi).

Spsi: Số phải đóng phát sinh chưa quá hạn phải nộp, tính đến tháng trước liền kề tháng tính lãi i (số tiền phải đóng tính theo danh sách tham gia BHXH, BHYT, BHTN của tháng trước liền kề tháng tính lãi hoặc của các tháng trước tháng liền kề tháng tính lãi trong phương thức đóng hằng quý hoặc 6 tháng một lần chưa quá hạn phải nộp).

Nếu Pcdi > 0 thì có nợ tính lãi, nếu Pcdi ≤ 0 thì không có nợ tính lãi. * k: Lãi suất tính lãi chậm đóng tại thời điểm tính lãi (%/tháng): Đối với BHXH bắt buộc và BHTN thì k tính bằng lãi suất đầu tư quỹ BHXH hằng năm do BHXH Việt Nam công bố chia cho 12; đối với BHYT thì k tính bằng lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố áp dụng tại thời điểm tính lãi chia cho 12.

* Lcdi-1: Lãi chậm đóng chưa trả hết tính đến tháng trước liền kề tháng tính lãi.

Ví dụ: Tại thông báo kết quả đóng BHXH, BHYT, BHTN tháng

12/2012 đơn vị còn nợ với số tiền là:

BHXH : 3.000.000 đ Lãi chậm nộp : 150.000 đ Phát sinh tháng 01/2013 :

Quỹ lương đóng BHXH, BHYT, BHTN: 10.000.000 (đ). Trong đó 2% được giữ lại là: (10.000.000 x 2%) = 200.000 đ Số tiền phải nộp BHXH, BHYT, BHTN tháng 1/2013 là:

(10.000.000 * 30,5% - 200.000) = 2.850.000 đ)

Trong tháng 01/2012 không có chứng từ nộp tiền của đơn vị. Giả sử lãi suất là 1%/tháng.

Ngày 01/02/2013 tính lãi chậm đóng để đưa vào thông báo kết quả đóng BHXH, BHYT, BHTN tháng 02/2013 như sau:

+ Pcdi = (3.000.000 + 2.850.000) - 2.850.000 = 3.000.000 đ

+ Lcdi = (Pcdi + Lcdi-1) x k = (3.000.000 + 150.000) x 1% = 31.500 đ

+ Số tiền truy thu do chậm đóng:

Số tiền truy thu (Stt) bằng tổng số tiền phải đóng BHXH, BHYT, BHTN và tiền lãi theo quy định của BHXH Việt Nam, cụ thể:

v i i Ltt Spd Stt 1 (đồng) (2) Ghi chú:

Spdi: Số tiền phải đóng BHXH, BHYT, BHTN tháng i của đơn vị và người lao động tính theo tiền lương và tỷ lệ truy thu quy định tại Khoản 3.2, Mục V, Phần I nêu trên.

v: Số tháng truy thu.

Ltt: Tiền lãi truy thu, bằng tổng tiền lãi tính trên số tiền phải đóng BHXH, BHYT, BHTN của từng tháng, tính theo công thức sau:

v i i Ltt Ltt 1 (đồng) (3) Ghi chú:

v: Số tháng truy thu (ví dụ, truy thu 04 tháng: tháng 1, tháng 2, tháng 4 và tháng 5 năm 2013 thì v = 4).

Ltti: Tiền lãi truy thu tính trên số tiền phải đóng tháng i theo nguyên tắc tính lãi gộp, theo công thức sau:

Ltti = Spdi x [(1+k)ni - 1] = Spdi x [FVF(k, ni) - 1] (đồng) (4) Trong đó:

Spdi: số tiền phải đóng BHXH, BHYT, BHTN tháng i.

k (%/tháng): Lãi suất truy thu, tính bằng lãi suất chậm đóng theo hướng

ni: Số tháng chưa đóng khoản tiền Spdi phải tính lãi (số lần nhập lãi), tính theo công thức sau:

ni = T0 - Ti (2)

Trong đó: T0: tháng tính tiền truy thu (theo dương lịch).

Ti: tháng phát sinh số tiền phải đóng Spdi (tính theo dương lịch).

FVF(k, ni): Thừa số giá trị tương lai ở mức lãi suất k% với ni kỳ hạn tính lãi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác thu bảo hiểm xã hội trên địa bàn huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)