Một số chỉ tiêu thu BXHX khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác thu bảo hiểm xã hội trên địa bàn huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 49)

5. Kết cấu của luận văn

2.3.3. Một số chỉ tiêu thu BXHX khác

(1) Tổng số tiền phải thu

Tổng số tiền

phải thu =

Số tiền phải thu

khối BHXH +

Số tiền phải thu khối BHYT

Ý nghĩa: Cho biết tổng phải thu của 2 khối BHXH và BHYT trong năm thực hiện công tác thu.

(2) Tổng số tiền còn nợ

Tổng số tiền còn nợ = Tổng số tiền phải thu - Kết quả thu

Ý nghĩa: Cho biết tổng số tiền các đơn vị còn nợ trong năm thực hiện công tác thu.

(3) Số tiền thu thiếu

Số tiền thu thiếu = Số tiền phải thu - Kết quả thu

Ý nghĩa: Cho biết số tiền còn thiếu hay chính là số dư nợ của các đơn vị trong năm thực hiện công tác thu.

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THU BẢO HIỂM XÃ HỘI Ở BHXH HUYỆN PHÚ LƢƠNG, TỈNH THÁI NGUYÊN

3.1. Khái quát chung về địa bàn huyện Phú Lƣơng, tỉnh Thái Nguyên

3.1.1. Điều kiện tự nhiên huyện Phú Lương

Phú Lương là một huyện miền núi, nằm ở phía Bắc của tỉnh Thái Nguyên, diện tích khoảng 368,95 km2, cơ cấu diện tích chiếm 10,4% diện tích tỉnh Thái Nguyên, tiếp giáp với các đơn vị hành chính sau: Phía Đông giáp với huyện Đồng Hỷ; phía Bắc giáp với huyện Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn; phía Tây giáp với huyện Định Hoá và huyện Đại Từ; phía Nam giáp với huyện Đại Từ và thành phố Thái Nguyên; có đường Quốc lộ số 3 đi qua với chiều dài khoảng 35,6 km, là trục giao thông liên tỉnh quan trọng; diện tích tự nhiên là 36.934,07 ha, huyện có 16 đơn vị hành chính xã, thị trấn với 274 (xóm, phố, tiểu khu), dân số của huyện là 107.654 người với 9 dân tộc chung sống đoàn kết.

Tình hình tài nguyên, khoáng sản: Huyện Phú Lương là nơi chứa một trữ lượng khoáng sản than đá lớn như: Ở xã Sơn Cẩm có Mỏ than Khánh Hòa, xã Phấn Mễ có mỏ than Phấn Mễ bên cạnh đó còn có một trữ lượng quặng lớn nằm dải rác trên địa bàn huyện. Vì vậy, mà thu hút được rất nhiều nhân công trong độ tuổi lao động. Việc này đồng nghĩa với lượng người tham gia BHXH là rất lớn.

3.1.2.Điều kiện kinh tế - xã hội huyện Phú Lương

Nhìn chung tình hình kinh tế - xã hội vẫn còn nhiều khó khăn, với địa hình có nhiều đồi núi thì huyện vẫn còn gặp nhiều khó khăn về giao thông đi lại nhưng chính vì là nơi có địa hình là đồi núi nên có rất nhiều tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản đang được khai thác góp phần rất lớn vào phát triền kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên nói chung và của huyện Phú Lương nói riêng.

Hiện nay huyện Phú Lương có 152 doanh nghiệp công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ. Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp năm 2012 là 110,3 tỷ đồng, thu hút và tạo việc làm năm 2012 cho 2400 lao động. Về sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản ước đạt 312 tỷ đồng chiếm 101% kế hoạch. Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ước đạt 43,8 tỷ đồng chiếm 32,93 kế hoạch. Tổng thu ngân sách nhà nước ước đạt 51.500 triệu đồng đạt 96,9% kế hoạch và chi ngân sách nhà nước ước đạt 371.410 triệu đồng(Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2012 của UBND huyện Phú Lương).

Dân số của huyện Phú Lương mật độ dân cư khoảng 342 người/ km2 và cơ cấu dân số chiếm 9,5% dân số tỉnh Thái Nguyên

Bảng 3.1: Nhân khẩu của huyện Phú Lƣơng

Năm Dân số (ngƣời) Tốc độ tăng (%)

2011 105.998 100,71

2012 106.172 100,16

2013 106.384 100,20

2014 107.654 101,20

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2014)

Năm 2012 dân số huyện Phú Lương tăng so với năm 2011 từ 106.172 người tăng lên 106.384 người nhưng tốc độ giảm 0,55% so với tốc độ tăng của năm 2011 so với năm 2010. Năm 2013 dân số huyện tăng từ 106.172 người lên 106.384 người, tốc độ tăng 0,04%. Năm 2014, dân số huyện tăng 106.384 người lên 107.654 người, tốc độ tăng 1,0%. Điều đó cho thấy mức độ tăng dân số tại huyện Phú Lương qua 3 năm thì năm 2011 tăng nhanh so với năm 2010, năm 2012 tốc độ tăng ít, năm 2013 tốc độ tăng dân số tăng và năm 2014 tốc độ tăng dân số là 1%, cao nhất trong giai đoạn. Sự gia tăng về dân số đã góp phần phát triển kinh tế - xã hội của huyện như tăng cường nguồn lao

động cho các hoạt động sản xuất, dịch vụ, thương mại. Số lượng lao động tham gia BHXH tính đến năm 2013là 6.025 người chủ yếu những lao động này làm việc trong các khối hành chính, cơ quan nhà nước và các ngành như khai thác than, chè, khoáng sản, may mặc. Số lượng dân số nam là 53.204 người, dân số nữ là 54.450 người. Điều đó chứng tỏ đã có số lượng lớn lao động được tham gia BHXH và được đảm bảo quyền lợi của người lao động nhưng số còn lại chưa được tham gia BHXH đồng nghĩa với việc quyền lợi của người lao động chưa được quan tâm.

Số lượng lao động đông đóng góp nhiều thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện đồng thời làm tăng đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN và tăng đối tượng thụ hưởng các chính sách BHXH như: Hưu trí, giải quyết các chế độ, các loại trợ cấp...

3.1.3.Điều kiện văn hóa, y tế, giáo dục của huyện Phú Lương

- Về văn hóa: Công tác quản lý lĩnh vực văn hóa, thông tin, bảo tồn và

phục dựng các lễ hội truyền thống được quan tâm chỉ đạo, tổ chức lễ hội đền Đuổm Triền khai 5 dự án về phát triển văn hóa, du lịch và nâng cấp thiết chế văn hóa.

- Về giáo dục: Chỉ đạo thực hiện tốt các cuộc vận động, phong trào thi

đua trong các nhà trường. Chất lượng dạy và học ngày càng được nâng cao, tỷ lệ học sinh khá, giỏi bậc tiểu học đạt trên 70%, trung học cơ sở đạt trên 50%, tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn bình quân đạt trên 60%. Tốt nghiệp THCS đạt 99,93%, tốt nghiệp THPT đạt 99,6%. Tập trung xây dựng thực hiện đề án xây dựng các trường chuẩn quốc gia giai đoạn 2011 - 2015. Đầu tư xây dựng, sửa chữa các phòng học, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học

- Về y tế: Công tác khám chữa bệnh tại bệnh viện đa khoa huyện và trạm y tế các xã, thị trấn đã dần đáp ứng được yêu cầu của người dân, đặc biệt là khám sức khỏe cho đối tượng BHYT, trẻ em dưới 6 tuổi.

3.2. Giới thiệu chung về cơ quan BHXH huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên

● Chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của BHXH huyện Phú Lương

Bảo hiểm xã hội huyện Phú Lương là một trong những đơn vị BHXH trực thuộc BHXH tỉnh Thái Nguyên, nằm trong hệ thống Bảo hiểm Việt Nam và chịu sự quản lý theo ngành dọc của BHXH tỉnh Thái Nguyên theo quy định của pháp luật. BHXH huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên nằm trong Bảo hiểm xã hội Việt Nam có chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức như sau:

* Chức năng nhiệm vụ

BHXH huyện Phú Lương, là một đơn vị trực thuộc BHXH tỉnh Thái Nguyên, do vậy phải thực hiện tốt các nhiệm vụ, các chỉ tiêu kế hoạch do BHXH tỉnh giao cho cụ thể như sau:

+ Hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc các cơ quan đơn vị đóng trên địa bàn huyện Phổ Yên, lập danh sách lao động quỹ tiền lương thuộc diện áp dụng loại hình bắt buộc để thực hiện việc tham gia đóng BHXH theo luật định.

+ Theo dõi, đôn đốc các cơ quan đơn vị tham gia BHXH trích nộp đủ tiền BHXH và BHYT theo quy định so với tổng quỹ tiền lương.

+ Tổ chức thực hiện công tác chi trả trợ cấp BHXH như: lương hưu, mất sức lao động, tai lạn lao động, tử tuất, trợ cấp ốm đau, thai sản, dưỡng sức phụ hồi sức khỏe...Trên địa bàn huyện quản lý.

+ Tổ chức theo dõi biến động tăng, giảm về số lao động để xác nhận thu BHXH giải quyết chế độ hưu trí, cấp thẻ khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế cho đơn vị. + Tiếp nhận quản lý các cơ quan, đơn vị, công ty trách nhiệm hữu hạn, các hợp tác xã, các tổ hộ kinh doanh cá thể, các doanh nghiệp tham gia đóng BHXH trên địa bàn huyện.

+ Thực hiện tiếp nhận hồ sơ tuất, hướng dẫn thủ tục giải quyết các chế độ tử tuất đối với người tham gia BHXH, cán bộ hưu trí và trợ cấp khác theo quy định.

+ Thực hiện thông báo, hướng dẫn điều chỉnh lương hưu và trợ cấp BHXH theo quy định của ngành của Nhà nước và theo hướng dẫn của BHXH tỉnh Thái Nguyên.

+ Tiếp nhận và báo cáo kịp thời với BHXH tỉnh Thái Nguyên các trường hợp hưởng lại trợ cấp BHXH và có điều chỉnh lương hưu.

+ Lập dự toán và quyết toán tài chính hàng năm theo quy định tài chính hiện hành của nhà nước.

+ Quản lý lưu trữ hồ sơ, sổ sách và danh sách tham gia đóng BHXH, hồ sơ hưởng chế độ BHXH của đối tượng theo quy định.

+ Thanh tra, kiểm tra xác minh các đơn thư khiếu nại, khiếu tố của công dân để có kết luận trả lời kịp thời.

+ Quản lý tốt cán bộ trong đơn vị, tài sản, quỹ tiền lương và kinh phí hoạt động thường xuyên của cơ quan BHXH.

* Cơ cấu tổ chức của BHXH huyện Phú Lƣơng

Cơ quan BHXH huyện Phú Lương có trụ sở tại tiểu khu Thái An - thị trấn Đu - huyện Phú Lương - tỉnh Thái Nguyên. Với diện tích trụ sở cơ quan là 190 mét vuông. Cơ sở hạ tầng tương đối khang trang đáp ứng đủ nhu cầu về chức năng, nhiệm vụ của đơn vị.

Hiện tại BHXH huyện Phú Lương có 15 cán bộ, với 13 người trong biên chế và có 2 người là hợp đồng dài hạn. Tất cả cán bộ trong cơ quan đều tốt nghiệp đại học và có trình độ chuyên môn nghiệp vụ phù hợp.

BHXH huyện Phú Lương có bộ máy tổ chức cán bộ như sau:

01 Giám đốc, 02 phó giám đốc và các bộ phận chuyên môn nghiệp vụ như: Bộ phận kế toán - tài chính (2người); tiếp nhận và quản lý hồ sơ (2 người);

chính sách 1 người; sổ - thẻ 1 người; thu BHXH, BHYT, BHTN 2 người; giám định 1 người; hành chính 2 người; công nghệ thông tin 1 người. Trong đó trình độ cao học 2 người, đại học chính quy 11 người, cao đẳng 1 người, trung cấp 1 người. Tỷ lệ nữ là 8/15 chiếm > 50% số lao động.

Sơ đồ 3.1: Bộ máy tổ chức của BHXH huyện Phú Lương

(Nguồn: BHXH huyện Phú Lương)

Giám đốc

Có trách nhiệm tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của BHXH huyện Phú Lương theo phân cấp. Quyết định các công việc thuộc phạm vi và thẩm quyền quản lí của BHXH huyện và chịu trách nhiệm về các quyết định đó. Thực hiện các quy định của pháp luật, của BHXH Việt Nam và quy định quản lí hành chính Nhà nước của Uỷ ban nhân dân huyện Phú Lương.

Tại BHXH huyện Phú Lương, ngoài việc phụ trách các công tác chung của cơ quan BHXH, Giám đốc BHXH còn trực tiếp phụ trách các bộ phận: bộ phận kế toán, bộ phận chế độ chính sách, bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả.

Phó giám đốc phụ trách GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC BỘ PHẬN THU BỘ PHẬN GIÁM ĐỊNH đđĐỊNH BHYT BỘ PHẬN CẤP SỔ, THẺ BỘ PHẬN TIẾP NHẬN VÀ QLHS BỘ PHẬN CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH BỘ PHẬN KẾ TOÁN BỘ PHẬN HÀNH CHÍNH

Là người được Giám đốc phân công hoặc uỷ quyền giải quyết các vấn đề thuộc thẩm quyền của Giám đốc.

Phó giám đốc BHXH huyện Phú Lương trực tiếp quản lí các bộ phận sau: bộ phận thu, bộ phận cấp sổ BHXH, thẻ BHYT, bộ phận giám định , bộ phận tiếp nhận và QLHS.

Bộ phận thu

Tại BHXH huyện Phú Lương, phụ trách bộ phận thu là Phó giám đốc. Thu BHXH là một nhiệm vụ quan trọng và là trọng tâm của ngành. Với phương châm thu đúng, thu đủ, kịp thời, các cán bộ ở bộ phận thu BHXH huyện Phú Lương phải luôn nỗ lực cố gắng. Nhiệm vụ chính của các cán bộ ở bộ phận thu BHXH là thu và đôn đốc thu BHXH đối với các đơn vị trên địa bàn huyện. Mặt khác, cán bộ thu phải luôn bám sát cơ sở, kịp thời tháo gỡ khó khăn trong công tác thu BHXH.

Hàng tháng, hàng quý, cán bộ thu sẽ căn cứ vào danh sách của đơn vị cơ sở thông qua đại diện cơ quan. Hàng tuần, cán bộ thu thường xuyên xuống cơ sở để làm nhiệm vụ đối chiếu, xác nhận số đã thu BHXH bao gồm kiểm tra tiền lương, tiền công đóng BHXH. Ngoài ra, bộ phận thu còn có nhiệm vụ mở rộng thu BHXH đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Ở đây, việc luôn thu nộp BHXH kịp thời đã tạo điều kiện để cho BHXH cấp trên giải quyết nhanh chóng công việc chi trả các chế độ BHXH đối với người lao động.

So với các bộ phận khác thì yêu cầu đối với cán bộ thu cao hơn, đòi hỏi phải có năng lực chuyên môn, hiểu biết về nghiệp vụ, năng động, có khả năng giao tiếp thuyết phục tốt. Do đặc điểm của huyện Phú Lương có khá nhiều xã ở vùng sâu vùng xa, thị trấn, nhiều đơn vị sản xuất kinh doanh nên mỗi cán bộ thu được giao quản lý một số khối đơn vị nhất định để dễ dàng trong việc đối chiếu như: duyệt tờ khai, cấp sổ BHXH hoặc thanh toán các chế độ ốm đau, thai sản.

Bộ phận này có nhiệm vụ cấp và quản lí sổ BHXH; cấp và quản lí thẻ BHYT cho người tham gia.

Bộ phận giám định

Nhiệm vụ của bộ phận giám định chi là thường trực tại bệnh viện để giám định việc khám chữa bệnh nội ngoại trú của đối tượng hưởng BHYT.

- Giúp lãnh đạo cơ quan và cùng đi kiểm tra thường xuyên, đột xuất việc KCB tại các cơ sở KCB trong huyện theo phân cấp của BHXH tỉnh.

- Lập báo cáo, biểu mẫu gửi BHXH tỉnh theo quy định về KCB.

- Nhận chứng từ, thủ tục tổng hợp về khám chữa bệnh trái tuyến để thanh toán với BHXH tỉnh.

- Kiểm tra chứng từ giám định chi khám chữa bệnh, thanh toán với bệnh viện hàng tháng, quý, năm.

Bộ phận tiếp nhận và QLHS

Có trách nhiệm nhận hồ sơ của các đối tượng tham gia BHXH, BHYT; phân loại và chuyển hồ sơ của các đối tượng đến các bộ phận có liên quan để giải quyết sau đó sẽ trả lời họ theo giấy hẹn của cơ quan BHXH.

Bộ phận chế độ, chính sách

Nhiệm vụ chính của cán bộ công nhân viên chức ở bộ phận này là giải thích , hướng dẫn, giảu quyết mọi vấn đề về chính sách BHXH đã ban hành trong Luật BHXH cho các đối tượng tham gia BHXH. Cụ thể bộ phận này giải quyết các nhiệm vụ như sau:

- Giải đáp những thắc mắc về thủ tục để làm các chế độ chính sách. - Giải quyết kịp thời mọi vấn đề về chế độ bảo hiểm xã hội cho đối tượng hưu trí hoặc mất sức lao động trên địa bàn quản lý

Ví dụ như: Theo dõi các đối tượng chuyển đến, chuyển đi, cấp giấy xác nhận thời gian công tác thực tế, giải quyết các chế độ tử tuất…

- Thống kê, lưu trữ tài liệu hồ sơ theo yêu cầu nghiệp vụ, đảm bảo khi cần có thể lấy dễ dàng.

- Đề xuất những ý kiến với lãnh đạo để khắc phục những lệch lạc trong quá trình giải quyết hồ sơ, tài liệu một cách khoa học.

- Quản lý con dấu của cơ quan và một số công việc khác, ví dụ như: công tác giao dịch, tạp vụ góp phần phục vụ công tác nghiệp vụ.

Nói chung, bộ phận chính sách là trung tâm giải đáp những thắc mắc về thủ tục, chế độ chính sách nên đòi hỏi cán bộ làm công tác chính sách phải có hiểu biết cặn kẽ về các chế độ chính sách, cần có thái độ nhẹ nhàng, tận tình khi tiếp xúc với khách đến làm thủ tục. Cần lắng nghe, thấu hiểu tâm lý của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác thu bảo hiểm xã hội trên địa bàn huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)