Công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác thu bảo hiểm xã hội trên địa bàn huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 59 - 67)

5. Kết cấu của luận văn

3.3.1. Công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH

Bên cạnh nhiệm vụ đảm bảo thực hiện các chế độ BHXH cho người lao động, Bảo hiểm xã hội huyện Phú Lương rất chú trọng đến công tác quản lý và phát triển đối tượng tham gia BHXH. Việc quản lý đối tượng tham gia BHXH được thực hiện trên cơ sở rà soát, nắm chắc số lượng, quy mô và tình hình sản xuất kinh doanh của các cơ quan, doanh nghiệp, xây dựng kế hoạch, xác định mục tiêu, đối tượng tham gia BHXH, phối hợp chặt chẽ với các ngành và tổ chức Công đoàn tuyên truyền sâu rộng chính sách BHXH, triển khai Luật BHXH và các văn bản chỉ đạo của BHXH Việt Nam, BHXH tỉnh Thái Nguyên.

Trong thời gian qua, do có nhiều nhà máy, xí nghiệp đang hoạt động và một bộ phận doanh nghiệp mới đã đăng ký tham gia BHXH. Các doanh nghiệp cần sử dụng nhiều lao động. Vì vậy, mặc dù chịu sự tác động của nền kinh tế thị trường, cuộc khủng hoảng nền kinh tế thế giới, khối sản xuất kinh doanh có một số đơn vị làm ăn không hiệu quả, đơn vị phải giải thể, thu nhập của NLĐ không đảm bảo ảnh hưởng đến việc tham gia đóng BHXH nhưng số đối tượng tham gia BHXH trên địa bàn huyện Phú Lương vẫn ngày một tăng.

3.3.1.1. Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc

Để có thể thấy rõ thực trạng đối tượng tham gia BHXH, BHYT bắt buộc ở BHXH huyện Phú Lương ta có bảng số liệu sau:

Bảng 3.2: Đối tƣợng tham gia BHXH bắt buộc huyện Phú Lƣơng

STT

Năm Đơn vị

Số đơn vị tham gia (đơn vị) Số lao động (ngƣời) 2011 2012 2013 2011 2012 2013 1 DNNN 2 3 3 48 246 208 2 DNNQD 43 47 52 930 930 1.338 3 HCSN 100 103 106 5.062 5.372 5.556 4 NCL 1 - - 38 - - 5 Phường, xã 16 16 16 682 674 718 6 HTX 10 9 8 258 172 166

Cộng khối cùng tham gia BHXH, BHYT 172 178 185 7.018 7.394 7.986 7 Khối chỉ tham gia BHYT 34 35 87 3.890 4.528 9.464 Tổng cộng 206 213 272 10.908 11.922 17.450

(Nguồn: BHXH huyện Phú Lương) Ghi chú:

Khối cùng tham gia BHXH, BHYT bao gồm 6 loại đơn vị: Doanh nghiệp nhà nước; Doanh nghiệp ngoài quốc doanh; Hành chính sự nghiệp; Ngoài công lập; Phường, xã; Hợp tác xã.

Khối chỉ tham gia BHYT bao gồm các đối tượng: Đại biểu HĐND; Người có công; Cán bộ xã; Cựu chiến binh; Người cao tuổi; Kháng chiến chống Mỹ (QĐ 290); chất độc hóa học; đối tượng nghèo, dân tộc thiểu số

Tổng cộng = Khối cùng tham gia BHXH, BHYT + Khối chỉ tham gia BHYT.

Qua bảng số liệu trên cho thấy, số đơn vị tham gia đóng BHXH, BHYT bắt buộc cho NLĐ tăng dần theo từng năm. Năm 2011 có 172 đơn vị tham gia, năm 2012 tăng lên 178 đơn vị (tăng 6 đơn vị so với năm 2011, tương ứng tăng 3,49%) và đến năm 2013 đã tăng lên 185 đơn vị (tăng 13 đơn vị, tương ứng tăng 7,56% so với năm 2011).

Số đơn vị tham gia tăng kéo theo số lao động được tham gia cũng tăng tương ứng. Năm 2011 có 7.018 người tham gia BHXH, BHYT bắt buộc, năm 2012 có 7.394 người tham gia (tăng 5,36% so với năm 2011), sang năm 2013 có 7.986 người tham gia (tăng 13,79% so với năm 2011, tương ứng với 968 người và tăng 8,0% so với năm 2012).

Sở dĩ năm 2013 số người tham gia BHXH, BHYT bắt buộc tăng nhanh hơn so với những năm trước đó, số người tham gia tăng đáng kể là do có thêm

đối tượng tham gia đóng loại hình BHYT là người nghèo, chiếm tới 19.650 người, dân tộc thiểu số, trẻ em được phân cấp về huyện quản lý.

Bên cạnh đó, số người tham gia tăng theo từng năm một phần cũng do số doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng nhanh (từ 43 đơn vị năm 2011 lên 52 đơn vị năm 2013). Số lao động ngoài quốc doanh cũng vì thế mà tăng mạnh, từ 930 người năm 2011 lên 1.338 người năm 2013 (tương ứng tăng 43,87%).

Tuy nhiên, hiện nay số lao động thuộc diện tham gia BHXH, BHYT bắt buộc nhưng chưa tham gia vẫn còn khá lớn, hầu hết tập trung ở các cơ sở kinh tế tư nhân và các doanh nghiệp trong huyện, nhất là khối ngoài quốc doanh. Tình trạng này chủ yếu do một số nguyên nhân sau đây:

Các cơ sở kinh tế tư nhân chủ yếu hoạt động với quy mô nhỏ, khả năng tài chính có hạn, sử dụng ít lao động và lao động lại không ổn định, thường xuyên biến động. Hơn nữa, nhận thức về BHXH của NLĐ và người SDLĐ thuộc khu vực kinh tế ngoài nhà nước còn nhiều hạn chế, người SDLĐ và NLĐ chưa nhận thức đúng về BHXH, chưa chấp hành nghiêm chỉnh quy định của pháp luật, vẫn cố tình trốn tránh trách nhiệm tham gia BHXH cho NLĐ. Mặt khác, NLĐ làm việc ở khu vực này có tư tưởng không gắn bó lâu dài nên cũng không muốn tham gia đóng BHXH.

Mặt khác, một số doanh nghiệp chỉ ký hợp đồng lao động tượng trưng đối với một số lao động quản lý chủ chốt của doanh nghiệp, khai giảm số lao động hoặc hoàn toàn không ký hợp đồng lao động với NLĐ.

Ngoài ra, một số doanh nghiệp làm ăn không đạt kết quả như mong muốn, thậm chí nhiều doanh nghiệp còn làm ăn thua lỗ, lâm vào cảnh nợ nần và tìm cách trốn đóng BHXH cho NLĐ.

3.3.1.2. Đối tượng tham gia BHXH tự nguyện

BHXH tự nguyện bắt đầu được triển khai từ đầu năm 2008. Lũy kế đến năm 2013 toàn huyện Phú Lương có176 đối tượng tham gia. Đây là một tín

hiệu đáng mừng cho công tác triển khai BHXH tự nguyện trên địa bàn huyện trong những năm tới.

3.3.1.3. Tiền lương làm căn cứ đóng BHXH

Thời gian qua, việc quy định về mức tiền lương làm căn cứ đóng BHXH được đảm bảo thực hiện hết sức chặt chẽ, nghiêm ngặt và thống nhất trong toàn bộ lực lượng lao động làm việc tại các đơn vị sử dụng lao động thuộc các thành phần kinh tế. Cụ thể:

- Đối với khu vực Nhà nước

Chính phủ ban hành Nghị định số 204/2004/NĐ-CP, Nghị định 205/2005/NĐ-CP ngày 14/12/2004, quy định về chế độ tiền lương trong các cơ quan Hành chính sự nghiệp, Đảng đoàn thể và trong các doanh nghiệp nhà nước, với các bảng lương, thang lương rất cụ thể và chi tiết để áp dụng. Mỗi bảng lương có các ngạch bậc và điều kiện để được xếp vào chức danh tương ứng; có thời gian giữ bậc, nâng lương… cụ thể tương ứng. Các bậc lương được quy thành hệ số một cách thống nhất để dùng ra quyết định hoặc ký hợp đồng lao động.

Mức tiền lương và phụ cấp làm căn cứ đóng BHXH được tính bằng hệ số (Bao gồm các khoản phụ cấp nếu có) nhân với mức tiền lương tối thiểu chung do Nhà nước quy định trong từng thời kỳ.

Trên thực tế, các doanh nghiệp thường không chú ý đến các quy định về tiền lương vì không có gì liên quan (hoặc liên quan rất ít) đến tiền lương và thu nhập của người lao động. Tuy nhiên, do đây là căn cứ để thực hiện nghĩa vụ đóng góp BHXH và giải quyết các chế độ về BHXH cho người lao động nên đơn vị phải thực hiện nghiêm túc theo quy định, bất kể làm ăn có lã, hay thua lỗ. Mặt khác, các loại lương và phụ cấp do Nhà nước quy định thống nhất và mọi đơn vị phải thực hiện một cách bắt buộc.

Mức tiền lương căn cứ đóng BHXH của doanh nghiệp và người lao động và tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp (nếu có) được thỏa thuận ghi trên hợp đồng lao động của người lao động.

Mặt khác, tiền lương, tiền công và phụ cấp thực hiện theo thang lương bảng lương do doanh nghiệp tự xây dựng, theo quy định tại Nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 31/12/2002 của Chính phủ.

Có một thực tế là, hiện nay các doanh nghiệp này, nhất là những doanh nghiệp hoạt động theo Luật doanh nghiệp thường chậm tuân thủ, hoặc tuân thủ rất hạn chế quy định của Pháp luật về hợp đồng lao động, do đó cơ quan BHXH cũng như các cơ quan pháp luật khi thực hiện việc kiểm tra thường gặp rất nhiều khó khăn vì không có hợp đồng lao động. Mặt khác, do doanh nghiệp được sử dụng mức tiền lương hợp đồng làm căn cứ trích nộp BHXH mà không có gì ràng buộc, ngoại trừ quy định về mức tiền lương tối thiểu chung và mức lương tối thiểu theo vùng, dẫn đến nếu doanh nghiệp buộc phải ký hợp đồng lao động thì cũng chỉ ký với mức lương rất thấp so với thực tế trả người lao động để giảm nghĩa vụ trích nộp BHXH theo quy định.

Trong thực tế các doanh nghiệp khi thực hiện Luật BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động đã lách luật bằng cách trả lương cho người lao động gồm 2 phần: Lương tối thiểu và các khoản thu nhập khác (như lương kinh doanh, phụ cấp công việc…), khi đóng BHXH, BHYT, BHTN chỉ đóng theo mức lương cơ bản ghi trong hợp đồng, sự chênh lệch giữa thu nhập thực tế và lương cơ bản là rất lớn có khi gấp gần chục lần. Như vậy, có thể nói quy định về tiền lương làm căn cứ đóng BHXH hiện nay đã bộc lộ một số điểm bất hợp lý sau:

- Mức tiền lương làm căn cứ đóng BHXH thấp hơn nhiều so với tiền lương thực tế trong các đơn vị trả cho người lao động. Vì cơ sở trích nộp BHXH là mức lương ghi trong hợp đồng lao động của từng người lao động, không có điểm nào chung với thu nhập, dẫn đến tình trạng chủ doanh nghiệp

muốn đóng BHXH cho người lao động làm, với mức lương cao, thấp ra sao là hoàn toàn do hảo tâm của các chủ doanh nghiệp.

- Đối với những doanh nghiệp ngoài Nhà nước xảy ra những bất cập như vậy, còn đối với khu vực Nhà nước cũng xảy ra những bất cập khác. Doanh nghiệp Nhà nước người lao động được hưởng lương theo thang, bảng lương do Nhà nước quy định được sử dụng 5 năm cuối để làm căn cứ tính hưởng chế độ hưu trí, các đơn vị, khu vực Nhà nước để nâng lương sớm, lên lương nhảy bậc, nâng bậc trong những năm chuẩn bị về hưu để được đóng và hưởng hưu trí với mức cao. Do vậy tạo ra sự so sánh, phân bì của các doanh nghiệp, dẫn đến tình trạng vi phạm pháp luật BHXH với nhiều hình thức khác nhau.

Tóm lại, quy định hiện hành về tiền lương đóng BHXH phù hợp với giai đoạn đầu, khi mà hầu hết người tham gia BHXH chủ yếu ở khu vực Nhà nước, đến nay khi mà nền kinh tế chuyển đổi sang nền kinh tế nhiều thành phần, quỹ BHXH từng bước tự cân đối nhưng vẫn chưa mang tính áp đặt chủ quan của người hoạch định chính sách. Do vậy cần phải nghiên cứu và quy định mức tiền lương làm căn cứ đóng BHXH theo mức lương thực tế của người lao động hoặc nâng tỷ lệ đóng góp từ 22% như hiện nay lên mức cao hơn.

3.3.1.4. Quản lý phương thức và mức đóng BHXH

Với phương thức và mức đóng BHXH như hiện nay đã đảm bảo cho đối tượng tham gia BHXH thực hiện đầy đủ nghĩa vụ về trích nộp BHXH ngày sau khi thanh toán tiền lương, thuận tiện cho đơn vị sử dụng lao động trong việc thanh quyết toán tiền lương cho người lao động, đồng thời giúp cho cơ quan BHXH dễ quản lý, theo dõi và là căn cứ giải quyết các chế độ BHXH cho người lao động được kịp thời khi họ không may gặp rủi ro. Thời gian qua, phần lớn các đơn vị sử dụng lao động trong khu vực Nhà nước thực hiện tốt việc trích nộp BHXH theo quy định này, còn đối với các đơn vị ngoài khu vực Nhà nước thì chưa tuân thủ theo đúng quy định, dẫn đến tình trạng nợ BHXH.

- Nợ chậm đóng (số tiền đơn vị sử dụng lao động nợ tiền đóng BHXH lớn hơn số tiền phải đóng BHXH bình quân 1 tháng) được tập trung chủ yếu ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và một số Hộ kinh doanh cá thể do các đơn vị này không thực hiện việc nộp BHXH theo tháng mà nộp theo quý.

- Nợ tồn đọng (số tiền đơn vị sử dụng lao động nợ tiền đóng BHXH lớn hơn số tiền phải đóng BHXH bình quân của 3 tháng), chủ yếu thuộc các doanh nghiệp tư nhân, các Hợp tác xã …

Mặt khác, tình trạng chiếm dụng số tiền BHXH của người lao động đã và đang diễn ra ở một số doanh nghiệp vực ngoài Nhà nước; hàng tháng đơn vị sử dụng lao động thu số tiền đóng (5%) BHXH của người lao động nhưng không nộp 15% tổng quỹ lương cho cơ quan BHXH mà lấy để làm vốn sản xuất kinh doanh, khi người lao động gặp rủi ro thì người sử dụng lao động trích một khoản tiền ra để thăm hỏi (nhỏ hơn nhiều lần so với khoản tiền trợ cấp mà cơ quan BHXH trả) và nói đó là tiền trợ cấp BHXH.

Trên thực tế tình trạng trốn đóng, nợ đọng BHXH dây dưa trên địa bàn cũng chưa được giải quyết dứt điểm. Cá biệt có những doanh nghiệp cố tình chiếm dụng tiền đóng BHXH để dùng vào việc khác, vì tiền lãi do chậm nộp thấp hơn rất nhiều so với lãi suất vay ngân hàng .

Tiền BHXH nợ đọng cũng là vấn đề thực sự “nóng” khi số doanh nghiệp nợ đọng BHXH tiếp tục tăng về quy mô và số lượng, tính đến ngày 31/12/2013 số tiền mà doanh nghiệp nợ đọng BHXH lên tới gần 4,8 tỷ đồng đáng chú ý số nợ trên 3 tháng là hơn 3,6 tỷ đồng chiếm trên 76% tổng số nợ đọng, điều đó được thể hiện rõ nét qua số liệu sau:

Bảng 3.3: Số tiền nợ đọng BHXH trên địa bàn huyện Phú Lƣơng

ĐVT: Triệu đồng

Thời gian nợ Dƣới 1 tháng Từ 1 đến 3 tháng Từ 3 tháng trở lên

Nguyên nhân tình trạng nợ đọng BHXH trước hết là do ý thức của chủ doanh nghiệp trong việc chấp hành Luật BHXH, tiếp đến là do năng lực tài chính yếu kém, tình hình sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp thuộc ngành nhựa, may mặc… khó khăn do sự phụ thuộc vào thị trường nước ngoài. Thêm vào đó, các chế tài xử phạt theo quy định của Luật BHXH và Nghị định 135/2007/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính chưa đủ mạnh, biện pháp khấu trừ vào tài khoản tiền gửi của doanh nghiệp ở các ngân hàng thương mại không có tác dụng bởi một doanh nghiệp có thể mở tài khoản ở nhiều ngân hàng khác nhau và thực tế cơ quan BHXH cũng không nhận được sự phối hợp tích cực từ phía các ngân hàng.

Hiện nay, cơ quan BHXH đang chịu cơ chế khá đặc biệt, đó là: chịu sự quản lý của nhà nước của Bộ LĐ-TB&XH về BHXH; chịu sự quản lý của nhà nước của Bộ Y tế về BHYT; chịu sự quản lý của nhà nước của Bộ Tài chính về chế độ chính sách đối với quỹ BHXH, BHYT. Tóm lại, BHXH chỉ là cơ quan thực hiện, đặc biệt là không có quyền thanh tra, sử phạt các doanh nghiệp vi phạm. Ngành BHXH đang chịu áp lực từ nhiều hướng, còn chính quyền các địa phương thì ít quan tâm bởi thu BHXH không phải là nguồn thu của địa phương, nên về phía địa phương không tránh khỏi ý nghĩ thu được cũng tốt mà không thu được cũng chẳng sao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác thu bảo hiểm xã hội trên địa bàn huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 59 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)