Công tác quản lý mức thu và quy trình quản lý thu bảo hiểm xã hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác thu bảo hiểm xã hội trên địa bàn huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 67 - 86)

5. Kết cấu của luận văn

3.3.2. Công tác quản lý mức thu và quy trình quản lý thu bảo hiểm xã hộ

bảo hiểm xã hội huyện Phú Lương

3.3.2.1. Quản lý mức thu và phương thức thu BHXH ở bảo hiểm xã hội huyện Phú Lương

● Quản lý mức thu BHXH

Trong hoạt động BHXH thì hệ thống các khoản đóng góp BHXH có vai trò đặc biệt quan trọng. Nguồn thu này là cơ sở để BHXH tồn tại và phát triển. Với tầm quan trọng đó thì BHXH cần phải quản lý mức đóng và phương thức đóng phù hợp.

Trước tiên xác định đúng được mức đóng của từng đối tượng thì mới quản lý tốt. Vậy hiện nay BHXH huyện Phú Lương đang áp dụng mức đóng BHXH đối với NLĐ và người SDLĐ như sau:

BHXH bắt buộc:

Đối với NSDLĐ: Theo quy định tại Điều 92 của luật BHXH thì hàng

tháng NSDLĐ đóng trên quỹ tiền lương - tiền công của NLĐ như sau: 11% vào quỹ hưu trí, tử tuất; từ năm 2010 trở đi cứ hai năm một lần đóng thêm 1% cho đến khi đạt mức đóng là 14%; 3% vào quỹ ốm đau, thai sản (trong đó NSDLĐ giữ lại 2% để kịp thời chi trả cho NLĐ) và 1% vào quỹ tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp.

Đối với NLĐ: Theo quy định tại Khoản 1 Điều 91 của luật BHXH thì

NLĐ đóng bằng 5% mức tiền lương - tiền công tháng. Từ năm 2010 trở đi cứ 2 năm một lần đóng thêm 1% cho đến khi đạt mức đóng là 8%

BHXH tự nguyện: Mức đóng hàng tháng bằng 16% mức thu nhập người lao động lựa chọn đóng BHXH; từ năm 2010 trở đi cứ 2 năm một lần đóng thêm 2% cho đến khi đạt mức đóng là 22%. Mức thu nhập làm cơ sở để tính đóng BHXH được thay đổi tuỳ theo khả năng của người lao động nhưng thấp nhất bằng tiền lương tối thiểu chung và cao nhất bằng hai mươi tháng lương tối thiểu chung.

● Quản lý phương thức thu BHXH

* Phương thức thu BHXH, BHYT bắt buộc:

Hiện nay, cơ quan BHXH huyện Phú Lương đang thực hiện phương thức thu BHXH theo hướng dẫn của BHXH Việt Nam và nghị định số 152/206/ NĐ - CP của chính phủ ban hành.

Hàng tháng, chậm nhất vào ngày cuối cùng của tháng, người SDLĐ đóng BHXH trên quỹ tiền lương, tiền công của những NLĐ tham gia BHXH, đồng thời trích từ tiền lương, tiền công tháng của từng NLĐ theo mức quy

định để đóng cùng vào tài khoản chuyên thu của BHXH huyện mở tại Ngân hàng hoặc Kho bạc nhà nước.

Hàng tháng, người SDLĐ giữ lại 2% số phải nộp để chi trả kịp thời hai chế độ ốm đau, thai sản cho NLĐ. Hàng quý thực hiện quyết toán, trường hợp tổng số tiền quyết toán nhỏ hơn số tiền giữ lại thì người SDLĐ phải nộp số chênh lệch này vào tháng đầu quý sau.

Người SDLĐ là các doanh nghiệp sản xuất thuộc ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, ngu nghiệp, diêm nghiệp thực hiện trả tiền lương, tiền công cho NLĐ theo mùa vụ hoặc theo chu kỳ có thể đóng BHXH theo quý hoặc 6 tháng một lần nhưng phải xuất trình phương án sản xuất và phương thức trả lương cho NLĐ để cơ quan BHXH có căn cứ giải quyết.

Hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, cá nhân có thuê mướn trả công cho NLĐ, sử dụng dưới 10 lao động có thể đóng BHXH theo quý nhưng phải đăng ký và được sự chấp thuận của cơ quan BHXH.

NLĐ đi làm việc ở nước ngoài theo quy định đóng BHXH theo quý, 6 tháng hoặc 12 tháng một lần hoặc có thể đóng trước một lần theo thời hạn hợp đồng; người SDLĐ thu, nộp BHXH cho NLĐ và đăng ký phương thức đóng với cơ quan BHXH hoặc NLĐ đóng thông qua người SDLĐ mà NLĐ đã tham gia BHXH trước đó hoặc đóng trực tiếp tại cơ quan BHXH nơi NLĐ cư trú trước khi đi làm việc ở nước ngoài.

* Phương thức thu BHXH tự nguyện:

Về BHXH tự nguyện, BHXH huyện Phú Lương thực hiện thu bằng tiền mặt và hiện đang thu 6 tháng một lần áp dụng cho tất cả các đối tượng tham gia.

3.3.2.2. Quy trình quản lý thu BHXH ở bảo hiểm xã hội huyện Phú Lương

Quy trình quản lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp được áp dụng ở BHXH huyện Phú Lương theo trình tự các bước cơ bản sau:

(1) Đơn vị mới đăng ký tham gia BHXH và đang tham gia BHXH có biến động về lao động, quỹ lương, lập danh sách lao động, quỹ lương để đăng ký với cơ quan BHXH.

(2) Căn cứ số liệu ở danh sách lao động, quỹ lương, cơ quan BHXH lập sổ chi tiết số phải thu BHXH (đối với từng đơn vị).

(3) Đơn vị chuyển tiền đóng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp (sau đây gọi chung là BHXH) và thanh toán cho các đối tượng hưởng ốm đau, thai sản. Sau khi nhận được giấy báo có của Ngân hàng về việc đơn vị chuyển tiền nộp BHXH và các chứng từ quyết toán số tiền 2% để lại đơn vị, cơ quan BHXH tiến hành hạch toán vào tài khoản 571 - thu BHXH, BHYT bắt buộc.

(4) Căn cứ số liệu từ tài khoản 571, cơ quan BHXH lập sổ chi tiết tiền đóng BHXH (đối với từng đơn vị, cho từng loại nghiệp vụ: BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp).

(5) Căn cứ số liệu từ sổ chi tiết số phải thu BHXH và sổ chi tiết tiền đóng BHXH, cơ quan BHXH lập được bảng tính lãi.

(6) Căn cứ số liệu từ bảng tính lãi để lập sổ chi tiết tiền lãi.

(7) Cơ quan BHXH lập sổ tổng hợp căn cứ số liệu từ sổ chi tiết số phải thu, số chi tiết đóng, số chi tiết tiền lãi.

(8) Từ sổ tổng hợp, căn cứ yêu cầu của công tác thu BHXH, cơ quan lập các báo cáo: Thông báo (8 - TBH) để thông báo số tiền đã đóng BHXH cho các đơn vị tham gia BHXH; Báo cáo các quỹ BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp; Báo cáo 2% để lại đơn vị; Báo cáo thu lãi chậm nộp.

3.3.2.3. Công tác tổ chức thu bảo hiểm xã hội ở bảo hiểm xã hội huyện Phú Lương

Phân cấp quản lý thu bảo hiểm xã hội: BHXH huyện Phú Lương tổ chức, hướng dẫn thực hiện thu BHXH, cấp sổ BHXH đối với người sử dụng lao động và người lao động theo phân cấp quản lý. Cụ thể:

BHXH huyện Phú Lương thu BHXH của các đơn vị có trụ sở và tài khoản tại địa bàn huyện, bao gồm:

- Các đơn vị do huyện trực tiếp quản lý;

- Các đơn vị ngoài quốc doanh sử dụng từ 10 lao động trở lên; - Các xã, phường, thị trấn;

- Các đơn vị khác do BHXH tỉnh giao nhiệm vụ thu BHXH.

Hiện nay, BHXH huyện Phú Lương đang quản lý thu BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp đối với 234 đơn vị, trong đó đơn vị ngoài quốc doanh sử dụng từ 10 lao động trở lên chiếm 52 đơn vị; 16 xã, thị trấn.

* Lập và xét duyệt kế hoạch thu bảo hiểm xã hội hàng năm - Đối với đơn vị sử dụng lao động:

Hàng năm, đơn vị SDLĐ có trách nhiệm đối chiếu số lao động, quỹ tiền lương và mức nộp BHXH thực tế cả tháng 9 với danh sách lao động, quỹ tiền lương trích nộp BHXH tại thời điểm đó với cơ quan BHXH huyện trước ngày 10/10 hàng năm.

- Đối với cơ quan BHXH huyện:

Hàng năm, BHXH huyện căn cứ tình hình thực hiện năm trước và khả năng mở rộng người lao động tham gia BHXH, BHYT trên địa bàn huyện, lập 02 bản “Kế hoạch thu BHXH, BHYT bắt buộc” năm sau (Mẫu số 13 - TBH), gửi 01 bản đến BHXH tỉnh trước ngày 05/11 hàng năm.

Dựa trên kết quả đã đạt được năm 2012 và khả năng mở rộng đối tượng tham gia BHXH, BHYT trên địa bàn huyện, BHXH huyện Phú Lương tập trung chỉ đạo công tác thu BHXH, BHYT bắt buộc phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch trong năm 2013 trước 10 ngày như các năm với mức thu 40,2 tỷ đồng; thu BHXH tự nguyện tăng thêm 46 người.

BHXH huyện không được sử dụng tiền thu BHXH vào bất cứ mục đích gì (trường hợp đặc biệt phải được Tổng giám đốc BHXH Việt Nam chấp thuận bằng văn bản).

Hàng quý, BHXH huyện có trách nhiệm quyết toán số tiền 2% đơn vị được giữ lại, xác định số tiền chênh lệch thừa, thiếu, đồng thời gửi thông báo quyết toán cho bộ phận thu để thực hiện thu kịp thời số tiền người SDLĐ chưa chi hết vào tháng đầu của quý sau.

- Thông tin báo cáo

BHXH huyện mở Sổ chi tiết thu BHXH, BHYT bắt buộc (Mẫu 07 - TBH); thực hiện ghi sổ theo hướng dẫn sử dụng mẫu biểu.

BHXH huyện thực hiện chế độ báo cáo tình hình thu BHXH, BHYT bắt buộc (Mẫu 09, 10, 11 - TBH) định kỳ tháng, quý, năm như sau: Báo cáo tháng trước ngày 22 hàng tháng; báo cáo quý trước ngày 20 hàng tháng đầu quý sau; báo cáo năm trước ngày 25/01 năm sau.

- Quản lý hồ sơ, tài liệu

BHXH huyện cập nhật thông tin, dữ liệu của người tham gia BHXH, BHYT để phục vụ kịp thời cho công tác nghiệp vụ và quản lý.

Để thuận tiện cho việc khai thác và sử dụng hồ sơ, tài liệu, BHXH huyện Phú Lương thường xuyên tổ chức phân loại, lưu trữ và bảo quản hồ sơ, tài liệu thu BHXH, BHYT đảm bảo khoa học. Thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin để quản lý người tham gia BHXH, cấp sổ BHXH, thẻ BHYT cho người tham gia BHXH bắt buộc.

3.3.3. Công tác thu BHXH, BHYT bắt buộc của BHXH huyện Phú Lương

3.3.3.1. Kết quả chung

Bảng 3.4: Kết quả thu BHXH bắt buộc trên địa bàn huyện Phú Lƣơng giai đoạn 2011 - 2013

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

1. Số đơn vị (đơn vị) 172 178 185

3. Quỹ lƣơng (đồng): + Khối BHXH + Khối BHYT 90.955.317.136 90.955.317.136 129.877.661.693 154.611.051.693 187.027.189.793 1.168.782.161.805

4. Tổng số tiền phải thu (đồng): + Khối BHXH + Khối BHYT 25.543.427.707 19.854.078.598 5.689.349.109 42.490.184.161 33.564.507.068 8.925.677.093 90.627.006.391 40.271.089.273 50.355.917.118 Kết quả thu (đồng) 23.778.592.621 39.751.216.266 83.122.634.070

Kế hoạch thu năm (đồng) 22.000.000.000 36.000.000.000 75.000.000.000

Tỷ lệ % hoàn thành kế

hoạch năm (%) 108,0 110,0 111,0

Tổng số tiền còn nợ (đồng) 1.764.835.086 2.738.967.895 7.504.372.321

(Nguồn: Báo cáo của BHXH huyện Phú Lương) Ghi chú:

Quỹ lương của khối BHXH là quỹ lương của các đơn vị phải đóng đồng thời BHXH và BHYT bắt buộc cho NLĐ.

Quỹ lương của khối BHYT là quỹ lương của các đơn vị chỉ tham gia đóng BHYT bắt buộc cho NLĐ.

Tổng số tiền

phải thu =

Số tiền phải thu khối

BHXH +

Số tiền thu phải thu khối BHYT

Tổng số tiền còn nợ = Tổng số tiền phải thu - Kết quả thu

Qua bảng số liệu 3.4 trên cho thấy, số đơn vị tham gia BHXH, BHYT bắt buộc cho NLĐ trên địa bàn huyện Phú Lương tăng khá nhanh, từ 172 đơn vị năm 2011 lên 185 đơn vị năm 2013. Số đơn vị tăng kéo theo số lao động tham gia cũng tăng nhanh theo các năm. Năm 2011 có 7.018 người tham gia, đến năm 2013 số người tham gia đã đạt 7.986 người.

Quỹ tiền lương của các đơn vị lấy làm căn cứ trích nộp BHXH cho NLĐ cũng tăng rõ rệt qua các năm. Quỹ tiền lương của khối BHXH tăng rất nhanh, từ trên 90 tỷ đồng 2011 lên trên 187 tỷ đồng năm 2013 (tăng 207,8%).

Đối với khối BHYT bắt buộc, quỹ tiền lương của khối năm 2011 chỉ là trên 90 tỷ đồng, đến năm 2013 là trên 1.168 tỷ đồng. Quỹ tiền lương làm căn

cứ trích nộp BHXH tăng là do số lao động tham gia tăng nhanh theo từng năm, và nhất là do tiền lương của người lao động cũng tăng theo.

Quỹ lương làm căn cứ trích nộp BHXH, BHYT bắt buộc cho NLĐ tăng nên tổng số tiền phải thu trên tổng quỹ lương cũng tăng rõ rệt. Qua 3 năm từ năm 2011 đến năm 2013, BHXH huyện Phú Lương đó hoàn thành khá tốt công tác thu của mình:

- Năm 2011, tổng số tiền phải thu là 25.543.427.707 đồng, số đã thu là 23.778.592.621 đồng (đạt 95,8% tổng số phải thu). Trong khi kế hoạch tỉnh giao phải thu cho cả năm là 22 tỷ đồng. Với kết quả thu được trong năm thì BHXH huyện đã hoàn thành 109,66% kế hoạch được giao. Tuy nhiên, tổng số tiền các đơn vị còn nợ BHXH, BHYT bắt buộc trong năm vẫn còn trên 1,7 tỷ đồng (chiếm 6,8% so với tổng số phải thu trong năm).

- Năm 2012, tổng số tiền phải thu là 42.490.184.161 đồng, tăng 66,34% so với năm 2011, tương ứng tăng đồng, số đã thu là 39.751.216.266 đồng (đạt 93,55% tổng số phải thu). Trong khi đó kế hoạch tỉnh giao phải thu cho cả năm là 36 tỷ đồng. Như vậy, với kết quả thu được, BHXH huyện Phú Lương đã hoàn thành 110% kế hoạch được giao. Tổng số tiền các đơn vị còn nợ trong năm 2012 là 2.738.967.895 đồng (chiếm 6,45% tổng số phải thu trong năm). Như vậy, tổng số tiền các đơn vị nợ BHXH trên tổng số phải thu của năm 2012 giảm 0,35% so với năm 2011.

- Năm 2013, tổng số tiền BHXH phải thu là 90.627.006.391 đồng (tăng 113,3% so với năm 2012), số đã thu là 83.122.634.070 đồng (đạt 91,72% tổng số phải thu). So với năm 2012, số đã thu tăng 9,1% (tương ứng tăng 43.371.417.804 đồng), còn so với năm 2011, số đã thu tăng 254,78% (tương ứng tăng 650.835.783.684 đồng). Trong khi kế hoạch tỉnh giao cho BHXH huyện phải thu cho cả năm 2013 là 75 tỷ đồng. Với kết quả thu được, BHXH huyện Phú Lương đã hoàn thành 111,0 % kế hoạch được giao. Tổng số tiền

các đơn vị còn nợ BHXH trong năm 2013 là 7.504.372.321 đồng. So với tổng số tiền BHXH phải thu trong năm thì tỷ lệ nợ là 8,28%. Nguyên nhân trong năm 2013 số DN ngoài quốc doanh gặp khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm và khó ký kết hợp đồng kinh tế nên các DN này giữ lại tiền BHXH để chiếm dụng vốn kinh doanh.

Như vậy, có thể thấy BHXH huyện Phú Lương đã thực hiện rất tốt công tác thu BHXH bắt buộc, luôn đảm bảo tiến độ và hoàn thành vượt mức kế hoạch BHXH tỉnh giao, góp phần đảm bảo quyền lợi cho hàng nghìn người lao động trên địa bàn huyện.

3.3.3.2. Kết quả thu BHXH bắt buộc theo khối loại hình

Số tiền thu BHXH được tính trên cơ sở quỹ tiền lương làm căn cứ trích nộp BHXH của đơn vị.

ĐVT: Đồng

Biểu đồ 3.1: Tổng số thu BHXH tại BHXH huyện Phú Lương

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp thu BHXH, BHYT từ năm 2011-2013)

Bước vào thực hiện kế hoạch thu hàng năm, BHXH huyện Phú Lương đều triển khai chỉ đạo thực hiện kế hoạch và đề ra các biện pháp tích cực để đôn đốc công tác thu BHXH đối với BHXH các huyện, thành phố và các đơn vị sử dụng lao động do tỉnh trực tiếp thu.

Qua số liệu ở bảng 3.4 và biểu đồ 3.1 ta thấy:Số đã thu BHXH, BHYT hàng năm tại BHXH huyện Phú Lương tăng đều đặn hàng năm, cá biệt có số thu năm 2013 có tỷ lệ tăng cao nhất trong giai đoạn năm 2011-2013 là 149,5% so với năm 2011. Số thu của phòng Thu tăng cao dần theo các năm, chứng tỏ tầm quan trọng của phòng Thu trong công tác thu BHXH của toàn huyện Phú Lương.

Cùng với sự phát triển không ngừng về số lao động tham gia BHXH, BHYT, số thu BHXH, BHYT bắt buộc ở khu vực Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp ngoài quốc doanh ngày càng lớn qua các năm, nếu như năm 2011 số thu bình 13 triệu đồng, thì số thu bình quân năm 2012 đạt trên 1,1 tỷ đồng, số thu năm 2013 đạt trên 8 tỷ đồng, gấp 61,3 lần so với năm 2011 và gấp 8 lần so với năm 2012.

Bảng 3.5: Kết quả thu BHXH bắt buộc theo khối quản lý từ năm 2011-2013

ĐVT: Đồng

TT Khối quản lý Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

1 Khối DN Nhà Nước 144.224.322 853.949.328 1.089.817.680 2 Khối DN có vốn DTNN 13.170.630 1.120.316.250 8.000.693.376 3 Khối DN NQD 1.927.100.997 2.904.627.822 3.595.982.600 4 Khối HS, Đảng, Đoàn 15.501.381.564 23.008.633.664 28.450.009.715 5 Khối ngoài công lập 86.821.974 29.950.670 - 6 Khối hợp tác xã 444.356.274 543.594.731 547.492.548 7 Khối phường xã, thị trấn 1.557.267.970 2.206.759.114 2.640.696.717 8 Khối hội SXKD cá thể, tổ hợp tác 335.846.104 500.810.520 561.832.920

Tổng cộng 20.184.181.235 31.495.066.499 45.417.915.556

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp thu BHXH, BHYT huyện Phú Lương)

Theo số liệu ở bảng 3.5, khối hành chính sự nghiệp đứng đầu về số thu qua các năm. Nguyên nhân do số đơn vị và số lao động tham gia BHXH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác thu bảo hiểm xã hội trên địa bàn huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 67 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)