Đối với BHXH Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác thu bảo hiểm xã hội trên địa bàn huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 103 - 105)

5. Kết cấu của luận văn

4.3.1. Đối với BHXH Việt Nam

- Xây dựng và ban hành hệ thống các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ BHXH.

Hiện nay, hệ thống các văn bản quy định và hướng dẫn nghiệp vụ BHXH còn thiếu đồng bộ, chồng chéo gây khó khăn trong quá trình thực hiện. Cần xây dựng một hệ thống văn bản hướng dẫn nghiệp vụ thống nhất, chi tiết, đồng bộ. Trên cơ sở hướng dẫn của các bộ phận chức năng, các đơn vị trực thuộc cơ quan BHXH Việt Nam tập trung xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản hướng dẫn nghiệp vụ của ngành để chỉ đạo BHXH các tỉnh, thành phố triển khai thực hiện.

- Đánh giá việc thực hiện luật BHXH qua 4 năm; rà soát, phân loại những vấn đề khó khăn, tồn tại vướng mắc, kiến nghị bằng văn bản với Bộ Lao Động - Thương binh và Xã Hội, Chính Phủ để sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện luật BHXH cho phù hợp với tình hình kinh tế xã hội trong thời kì mới.

- Tổ chức tốt thực hiện chính sách BHXH đối với NLĐ. BHXH Việt Nam cần tiếp tục nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và đẩy mạnh cải cách hành chính, trong đó tập trung vào cải cách thủ tục hành chính.

- Thực hiện nội dung liên quan đến đề án 30: đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực BHXH. Rà soát, loại bỏ những thủ tục, giấy tờ không cần thiết.

- Tiếp tục triển khai thống nhất toàn ngành cơ chế “một cửa liên thông” trong giải quyết chế độ, chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho người tham gia và thụ hưởng BHXH.

- Kiện toàn tổ chức, bộ máy nhân sự, giao đúng người, đúng việc, đảm bảo đủ số lượng cán bộ, công chức, viên chức cần thiết. Phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng đơn vị, cá nhân, đặc biệt là người đứng đầu trong công tác xây dựng văn bản, trong chỉ đạo hướng dẫn và thực thi nhiệm vụ.

- Thường xuyên mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, bồi dưỡng công nghệ thông tin cho cán bộ, công chức, viên chức trong ngành, tạo điều kiện cho cán bộ, công chức, viên chức nâng cao trình độ chuyên môn.

- Nâng cao hiệu quả của hoạt động thông tin tuyên truyền, phổ biến pháp luật về BHXH.

Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về Luật BHXH rộng rãi tới tất cả NLĐ và nhân dân thuộc mọi thành phần kinh tế trong phạm vi cả nước. Thường xuyên tổ chức các hội nghị, tập huấn BHXH cho chủ sử dụng lao động và cán bộ công đoàn của doanh nghiệp. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật thông qua kênh truyền hình như tổ chức các trò chơi, tuyên truyền qua các tiểu phẩm, tình huống,....

Quan tâm đến việc phát triển Tạp chí BHXH. Hiện nay, tạp chí BHXH chỉ được lưu hành trong nội bộ ngành BHXH nên cần phổ biến tạp chí này đến đông đảo người dân, để mọi người dân được tiếp cận, tìm hiểu về BHXH,

để thấy được từng bước trưởng thành của BHXH Việt Nam góp phần đưa BHXH gắn liền với đời sống hàng ngày của nhân dân.

- Thường xuyên, kiểm tra, giám sát và xử lí các vi phạm về luật BHXH; khuyến nghị thành lập thanh tra chuyên ngành BHXH. Trong quá trình thực hiện cần đặc biệt quan tâm tới công tác, chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ và kiểm tra hoạt động của địa phương, cơ sở.

- Về đầu tư, tăng trưởng quỹ BHXH: phải đảm bảo yêu cầu an toàn, khả năng thu hồi vốn khi cần sử dụng. BHXH Việt Nam cần phân loại cơ cấu cho vay, cơ cấu đầu tư quỹ; tổ chức bộ phận nghiên cứu đầu tư riêng, có năng lực tốt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác thu bảo hiểm xã hội trên địa bàn huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 103 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)