Các câu hỏi nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý ngân sách tại huyện cô tô tỉnh quảng ninh (Trang 47)

5. ết cấu của Luận văn

2.1. Các câu hỏi nghiên cứu

Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu đề tài cần phải giải quyết những câu hỏi sau:

- Thực trạng công tác quản lý thu, chi ngân sách cấp huyện ởt nh Quảng Ninh, ngân sách huyện Cô Tô những năm qua như thế nào?

- Yếu tố nào ảnh hưởng tới công tác quản lý ngân sách tại huyện Cô Tô

- Những giải pháp nào cần thực hiện để tăng cư ng quản lý thu, chi ngân sách huyện Cô Tô trong giai đoạn tới?

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Những vấn đề l luận cơ bản về NSNN nói chung và quản l thu chi NSNN nói riêng được thu thập và hệ thống hóa từ các tài liệu, giáo trình, sách báo, văn bản pháp luật có liên quan và thông qua các kiến của các chuyên gia, cán bộ đồng nghiệp.

Số liệu thứ cấp còn được thu thập thông qua cán bộ tại các phòng ban, chuyên môn: Phòng Tài chính - ế hoạch, Chi cục thuế huyện Cô Tô, KBNN huyện Cô Tô.

Nội dung tài liệu thu thập gồm, tình hình lập dự toán ngân sách huyện (căn cứ, yêu cầu, nội dung, phương pháp lập, quy trình lập, biểu dự toán, báo cáo thuyết minh dự toán) tình hình chấp hành dự toán ngân sách, tình hình quyết toán ngân sách hàng năm, tình hình quản l thu, chi ngân sách nhà nước.

Bên cạnh đó số liệu thứ cấp được sử dụng trong luận văn còn bao gồm: đặc điểm tự nhiên, T-XH của huyện Cô Tô, tình hình thu chi ngân sách qua

các năm 2011-2013 theo dự toán và quyết toán, được thu thập tại cơ quan huyện, Chi cục thuế huyện Cô Tô, KBNN huyện Cô Tôvà Niên giám thống kê huyện Cô Tô; Từ các báo cáo, tài liệu, số liệu các cuộc điều tra, các sách báo, tạp chí, các văn bản pháp quy, các Website có liên quan..., được sử dụng làm nguồn tài liệu nghiên cứu.

- Từ các văn bản pháp luật, các báo cáo đánh giá của phòng Tài chính - kế hoạch tổng hợp xây dựng các cơ sở l luận về quản l ngân sách nhà nước, tiến hành công tác lập dự toán NSNN và đánh giá quản l NSNN ở huyện Cô Tô.

Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Để đánh giá tình hình quản l ngân sách nhà nước tại huyện Cô Tô, đề tài sử dụng số liệu sơ cấp, được thu thập thông qua điều tra bằng bảng hỏi. Cán bộ, nhân viên ở cấp huyện được phỏng vấn bằng bảng hỏi đã thiết kế trước.

Phiếu điều tra được thiết kế dựa trên cơ sở tham khảo kiến của các cán bộ của đơn vị và các chuyên gia am hiểu về đề tài nghiên cứu. Trước khi tiến hành phỏng vấn các cán bộ, nhân viên, tác giả phỏng vấn thử 3-4 nhân viên để điều chỉnh phiếu điều tra cho phù hợp.

Các câu hỏi trong phiếu điều tra sử dụng thang đo Likert. Cụ thể được diễn giải trong phiếu điều tra.

Thang đo 5 - Likert Scale

1. Rất kém 2. Kém 3. Bình thường 4. Tốt Mực đánh giá Ý nghĩa 1 1: 00 - 1 : 80 Rất kém 2 1: 80 - 2 : 60 Kém 3 2 : 61 - 3 : 40 Trung bình 4 3 : 41 - 4 : 20 Tốt

- Phương pháp khảo sát điều tra

hảo sát từng nội dung thực trạngcũng như các yếu tố ảnh hưởng tới chu trình quản l NSNN như: Công tác quản l thu NSNN, Công tác quản l chi NSNN (Chính sách, ngân sách và lập kế hoạch chi, dự toán chi, chấp hành chi, quyết toán chi), ...Việc này giúp khảo sát toàn bộ hoặc trong từng khâu nội dung của quản l NSNN. ết quả khảo sát sẽ được phân tích để chứng minh những điểm mạnh, điểm yếu trong từng khâu của chu trình quản l NSNN.

hảo sát được thực hiện đối với các đơn vị có sử dụng, quản l vốn NSNN, sử dụng 100 phiếu khảo sát đối với một số đơn vị trên địa bàn huyện Cô Tô như:

- Điều tra cán bộ, công chức cấp xã: 9 người Địa điểm điều tra ở 2 xã Đồng Tiến và Thanh Lân và thị trấn Cô Tô. Nội dung điều tra: Các thông tin chung được khảo sát: họ và tên, tuổi, chức vụ công tác, trình độ văn hóa, chuyên môn; kiến của cán bộ công chức về công tác lập dự toán, công tác quản l thu, chi NSNN.

- Điều tra cán bộ huyện: 10 người, Nội dung điều tra: Các thông tin chung được khảo sát: họ và tên, chức vụ, trình độ văn hóa, chuyên môn; đánh giá của mình về công tác lập dự toán, công tác quản l thu, chi NSNN .(chi tiết theo phiếu điều tra) . Cụ thể trong đó:

2.2.2. Phương pháp xử lý dữ liệu

- Các dữ liệu thu thập được đều được kiểm tra lại và hiệu chỉnh theo 3

yêu cầu: Đầy đủ, chính xác và lôgíc.

- Sau khi hiệu chỉnh, các dữ liệu này được nhập vào máy tính và tổng hợp theo các khoản thu, chi theo cấp quản l huyện, trị trấn và cấp xã theo năm.

- Công cụ sử dụng cho xử l và tổng hợp là: Máy tính, phần mềm excel.

2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu

Phương pháp thống kê mô tả

Các chỉ tiêu thống kê sẽ được tính toán để mô tả thực trạng việc quản l NSNN, quản l thu, quản l chi NSNN ở huyện Cô Tô một cách khoa học.

Đồng thời, trên cơ sở hệ thống chỉ tiêu thống kê sẽ phản ánh một cách đầy đủ và khách quan tình hình thu chi NSNN cho các lĩnh vực kinh tế và theo từng địa phương trên toàn huyện Cô Tô trong nhiều năm.

Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh được sử dụng trong luận văn để đánh giá sự biến động các chỉ tiêu của quy trình thu, chi NSX trên địa bàn huyện Cô Tô.

So sánh số tuyệt đối và so sánh tương đối để đánh giá động thái phát triển của hiện tượng, sự vật theo thời gian và không gian.

So sánh giữa các năm, so sánh giữa các địa phương, so sánh giữa các bộ phận trong tổng thể. Thực hiện thông qua việc sử dụng ty số, số bình quân.

Sử dụng phương pháp so sánh thống kê trong nghiên cứu đề tài để so sánh kết quả hoạt động thu chi ngân sách nhà nước giữa các năm, các thời kỳ và giữa các địa phương...

2.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiện trạng của địa phương

2.3.1.1. Về kinh tế

- Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân (theo giá so sánh ) (%);

- Giá trị sản xuất các ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ (tỷ đồng); - Thu ngân sách trên địa bàn (tỷ đồng);

- Thu nhập bình quân đầu người (VND);

- Tỷ lệ biến động đất, tài nguyên khác hàng năm (%); cơ cấu kinh tế của huyện (%)

2.3.1.2. Về văn hoá - xã hội - giáo dục - y tế

- Tỷ lệ tăng dân số bình quân hàng năm (%); - Số lao động được giải quyết việc làm (người);

- Tỷ lệ hộ được dùng điện; tỷ lệ hộ được dùng nước hợp vệ sinh (%) - Tỷ lệ hộ đạt gia đình văn hoá mới (%); Tỷ lệ hộ nghèo (%)

- Tỷ lệ xã, thị trấn hoàn thành chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục THCS; tiểu học đúng độ tuổi (%).

2.3.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hoạt đ ng thu, chi ngân sách địa phương

- Nhóm chỉ tiêu về thu ngân sách. + Tổng thu NSNN qua các năm;

+ Thu ngân sách trên địa bàn: Thu trong cân đối (thu nội địa: Thu từ xí nghiệp quốc doanh trung ương, thu từ xí nghiệp quốc doanh địa phương, thu từ xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, thu từ khu vực công thương nghiệp và ngoài quốc doanh, thu lệ phí trước bạ, thu phí, lệ phí, thu chuyển quyền sử dụng đất, thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thu từ ngân sách khác; thu xuất nhập khẩu);

+ Thu theo sắc thuế: Thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập DN, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tài nguyên, thuế môn bài, thuế nhà đất, thuế thu nhập cá nhân, thu phí và lệ phí, thu tiền sử dụng đất, thu khác;

+ Thu theo ngành kinh tế quốc dân: Công nghiệp - Xây dựng, Thương mại - Du lịch, Nông lâm nghiệp - Ngư nghiệp;

+ Số thu bổ sung ngân sách, kết dư ngân sách,... + Số thu quản l qua ngân sách nhà nước.

- Nhóm chỉ tiêu về chi ngân sách: + Tổng số các khoản chi NSNN...;

+ Chi trong cân đối: Chi thường xuyên (chi sự nghiệp kinh tế, chi phát triển nông nghiệp và nông thôn, chi sự nghiệp văn hóa - thông tin, chi sự nghiệp giáo dục, chi sự nghiệp y tế, chi sự nghiệp bảo trợ xã hội, chi quản l hành chính, chi an ninh quốc phòng, chi bổ sung ngân sách xã, chi dự phòng, chi khác); Chi đầu tư phát triển;

+ So sánh mức độ thugiữa các địa phương trên địa bàn (%) + Chi quản l qua ngân sách;

+ Tạm ứng chi ngoài ngân sách;

+ Chi bổ sung cho ngân sách cấp dưới,... + Chi quản l qua NSNN,...

+ Tốc độ và tỷ trọng chi NSĐP với GDP (%)

+ Cơ cấu và tỷ trọng chi đầu tư, chi thường xuyên trong NSĐP (%) + Cơ cấu chi đầu tư phát triển phân theo loại XDCB (XDCB xây lắp và XDCB khác) (%)

+ So sánh mức độ chigiữa các địa phương trên địa bàn (%) - Một số chỉ tiêu khác có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH HUYỆN CÔ TÔ

3.1. Đặc điểm tình hình kinh tế, xã hội huyện Cô Tô

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

- Vị trí địa lý

Cô Tô là một huyện đặc biệt của tỉnh Quảng Ninh, được thành lập năm 1994 trên cơ sở quần đảo Cô Tô thuộc huyện Cẩm Phả trước đây.

Cô Tô có vị trí địa l từ 20o10’- 21o15’ vĩ độ Bắc và từ 107o35’ - 108o20’ kinh độ Đông. Phía Bắc giáp vùng biển huyện Hải Hà; Phía Nam giáp vùng biển Bạch Long Vỹ, Thành phố Hải Phòng; Phía Đông giáp hải phận quốc tế; Phía Tây giáp vùng biển huyện Vân Đồn.

Toàn huyện Cô Tô bao gồm khoảng 40 hòn đảo lớn nhỏ với tổng diện tích bãi nổi tự nhiên 4.620 ha, trong đó có 2 đảo lớn nhất là Thanh Lân và Cô Tô (khoảng trên 3.000 ha). Hòn đảo lớn còn lại là đảo Chằn (đảo Trần) đứng riêng về phía Đông Bắc.

Với vị trí địa l đặc biệt, xung quanh là biển và nằm gần các ngư trường lớn, Cô Tô có điều kiện thuận lợi để phát triển thuỷ sản, đồng thời có vai trò đặc biệt quan trọng về an ninh quốc phòng và bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.

-Đặc điểm địa hình

Cô Tô thuộc loại địa hình đồi núi thấp. Phần giữa các đảo đều cao, vây quanh là những đồi núi thấp và cánh đồng hẹp, ven đảo có những bãi cát, bãi đá và vịnh nhỏ. Đất đai chủ yếu là đất Phelarit trên sa thạch. Đất rừng rộng khoảng 2.200 ha. Đất có khả năng sản xuất nông nghiệp khoảng 771 ha, chiếm 20% diện tích đất tự nhiên. Cô Tô được biển bao bọc nên có địa hình đa dạng và bị chia cắt rất mạnh và chia thành 2 vùng chính là vùng đồi núi

thấp và đất đồng bằng. Bờ biển khúc khuỷu tạo thành các vụng, vịnh kín là điều kiện thuận lợi để phát triển nghề nuôi trồng thuỷ sản.

- Điều kiện th i tiết, khí hậu

Cô Tô là huyện đảo có khí hậu nhiệt đới gió mùa hải đảo, chịu ảnh hưởng và tác động của biển, nhiều dông bão, tạo ra những tiểu vùng sinh thái hỗn hợp miền núi ven biển và được chia thành hai mùa: mùa mưa và mùa khô.

Nhiệt độ trung bình năm 22,70C, dao động từ 17 - 280C, nhiệt độ trung bình cao nhất từ 27 - 300

C, nhiệt độ tối cao tuyệt đối 36,20C. Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 84%. Lượng mưa trung bình năm tương đối cao so với toàn tỉnh đạt 1.707,8 mm và phân thành 2 mùa là mùa mưa và mùa ít mưa.

-Tài nguyên nước:

Nguồn nước mặt: Cô Tô là một huyện đảo xung quanh là biển bao bọc, địa hình bị chia cắt thành các hòn đảo nhỏ, sông suối ít, độ dốc lớn nên lượng nước mặt ít và hoàn toàn phụ thuộc vào mùa mưa. hông có hồ lớn chỉ có khoảng 14 hồ chứa nhỏ với trữ lượng và dòng chảy nhỏ nên mùa khô thường thiếu nước.

Nguồn nước ngầm: Lượng nước ngầm có trữ lượng ước tính 10,65 x 106 m3. Mực nước ngầm có độ cao lớn nhất là 4,5 và thấp nhất là 2 m, có thể khai thác từ quy mô nhỏ đến trung bình đối với các tầng chứa nước nguồn gốc biển và tầng chứa nước khe nứt trong trầm tích, chất lượng nước nhìn chung là tốt, có độ khoáng nhỏ, nước ngọt, có thể dùng cho sinh hoạt và các nhu cầu tiêu dùng khác, có thể bố trí các giếng khoan, đào giếng cung cấp nước ở độ sâu 8 - 20 m. Những nơi sát biển hay bị nhiễm mặn, để bảo vệ nguồn cung cấp nước cần tăng cường trồng và chăm sóc rừng.

3.1.2. Điều kiện kinh tế, xã h i

Cô Tô là huyện đảo có vị trí địa l đặc biệt với tổng diện tích hơn 46 km2 bao gồm 50 đảo lớn nhỏ hệ thống tài nguyên thiên nhiên biển đảo đa

còn nguyên vẻ hoang sơ của một vùng chưa hề bị ô nhiễm bởi cuộc sống công nghiệp hiện đại đồng thời đây cũng là nơi lưu giữ những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể đặc biệt quan trọng đối với cả nước.Với các đặc điểm trên Cô Tô có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế biển, dulịch, giao lưu kinh tếquốc tế.

Cô Tô hiện có 1500 hộ dân với khoảng 6000 nhân khẩu. Nghề chính của người dân trên đảo là đánh bắt cá và chế biến hải sản. Sản lượng đánh bắt hải sản của huyện đảo Cô Tô tăng hàng năm, có nhiều loài ngon và qu . Ngoài ra, huyện còn sản xuất nông nghiệp với diện tích đất khoảng trên 1000 ha.

Bên cạnh những điều kiện về kinh tế huyện Cô Tô có hệ thống giáo dục và đào tạo phát triển khá toàn diện, toàn huyện luôn duy trì giữ vững và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục đúng độ tuổi bậc tiểu học, phổ cập giáo dục trung học cơ sở, phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, đến nay toàn huyện có 09/09 trường học đạt chuẩn quốc gia. ết quả kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng năm học 2014 - 2015 toàn huyện có 25 em thi đỗ vào các trường đại học,cao đẳng trong cả nước.

3.1.3. Thực trạng phát triển kinh tế - xã h i huyện Cô Tô

Trong bối cảnh có rất nhiều khó khăn thách thức nhưng dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy, sự giám sát của Hội đồng nhân dân huyện, sự chỉ đạo, điều hành linh hoạt của Ủy ban nhân dân huyện và sự quyết tâm, đồng thuận của cả hệ thống chính trị, nhân dân và doanh nghiệp, kinh tế - xã hội huyện Cô Tô tiếp tục có những chuyển biến tích cực, các mục tiêu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2014 đã cơ bản hoàn thành kế hoạch đề ra

* Về kinh tế

Nền kinh tế của huyện hiện tại còn nhỏ bé, chủ yếu là phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản; công nghiệp và xây dựng chưa nổi bật; các ngành dịch vụ và du lịch mới chiếm một tỷ trọng nhỏ trong nền kinh tế.Theo số liệu thống kê của huyện Cô Tô:

- Ngư nghiệp: Tổng sản lượng thủy sản cả năm ước đạt 5.063 tấn (khai thác 4.900 tấn nuôi trồng 163 tấn) đạt 108,5% kế hoạch năm, tăng 2,2% so với cùng kỳ 2013.

- Nông nghiệp: Tổng diện tích gieo trồng toàn huyện đạt 217 ha đạt 98,6% kế hoạch năm bằng 94,5% cùng kỳ 2013,. Tổng sản lượng lương thực cả năm ước đạt 550 tấn đạt 98,92% kế hoạch năm bằng 101% so với cùng kỳ 2013.

- Tiểu, thủ công nghiệp: Giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp đạt 2.350 triệu đồng, tăng 14.4% so với cùng kỳ với các sản phẩm chủ yếu: sản xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý ngân sách tại huyện cô tô tỉnh quảng ninh (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)