5. ết cấu của Luận văn
2.3.1. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiện trạng của địa phương
2.3.1.1. Về kinh tế
- Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân (theo giá so sánh ) (%);
- Giá trị sản xuất các ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ (tỷ đồng); - Thu ngân sách trên địa bàn (tỷ đồng);
- Thu nhập bình quân đầu người (VND);
- Tỷ lệ biến động đất, tài nguyên khác hàng năm (%); cơ cấu kinh tế của huyện (%)
2.3.1.2. Về văn hoá - xã hội - giáo dục - y tế
- Tỷ lệ tăng dân số bình quân hàng năm (%); - Số lao động được giải quyết việc làm (người);
- Tỷ lệ hộ được dùng điện; tỷ lệ hộ được dùng nước hợp vệ sinh (%) - Tỷ lệ hộ đạt gia đình văn hoá mới (%); Tỷ lệ hộ nghèo (%)
- Tỷ lệ xã, thị trấn hoàn thành chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục THCS; tiểu học đúng độ tuổi (%).
2.3.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hoạt đ ng thu, chi ngân sách địa phương
- Nhóm chỉ tiêu về thu ngân sách. + Tổng thu NSNN qua các năm;
+ Thu ngân sách trên địa bàn: Thu trong cân đối (thu nội địa: Thu từ xí nghiệp quốc doanh trung ương, thu từ xí nghiệp quốc doanh địa phương, thu từ xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, thu từ khu vực công thương nghiệp và ngoài quốc doanh, thu lệ phí trước bạ, thu phí, lệ phí, thu chuyển quyền sử dụng đất, thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thu từ ngân sách khác; thu xuất nhập khẩu);
+ Thu theo sắc thuế: Thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập DN, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tài nguyên, thuế môn bài, thuế nhà đất, thuế thu nhập cá nhân, thu phí và lệ phí, thu tiền sử dụng đất, thu khác;
+ Thu theo ngành kinh tế quốc dân: Công nghiệp - Xây dựng, Thương mại - Du lịch, Nông lâm nghiệp - Ngư nghiệp;
+ Số thu bổ sung ngân sách, kết dư ngân sách,... + Số thu quản l qua ngân sách nhà nước.
- Nhóm chỉ tiêu về chi ngân sách: + Tổng số các khoản chi NSNN...;
+ Chi trong cân đối: Chi thường xuyên (chi sự nghiệp kinh tế, chi phát triển nông nghiệp và nông thôn, chi sự nghiệp văn hóa - thông tin, chi sự nghiệp giáo dục, chi sự nghiệp y tế, chi sự nghiệp bảo trợ xã hội, chi quản l hành chính, chi an ninh quốc phòng, chi bổ sung ngân sách xã, chi dự phòng, chi khác); Chi đầu tư phát triển;
+ So sánh mức độ thugiữa các địa phương trên địa bàn (%) + Chi quản l qua ngân sách;
+ Tạm ứng chi ngoài ngân sách;
+ Chi bổ sung cho ngân sách cấp dưới,... + Chi quản l qua NSNN,...
+ Tốc độ và tỷ trọng chi NSĐP với GDP (%)
+ Cơ cấu và tỷ trọng chi đầu tư, chi thường xuyên trong NSĐP (%) + Cơ cấu chi đầu tư phát triển phân theo loại XDCB (XDCB xây lắp và XDCB khác) (%)
+ So sánh mức độ chigiữa các địa phương trên địa bàn (%) - Một số chỉ tiêu khác có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
Chƣơng 3
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH HUYỆN CÔ TÔ
3.1. Đặc điểm tình hình kinh tế, xã hội huyện Cô Tô
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
- Vị trí địa lý
Cô Tô là một huyện đặc biệt của tỉnh Quảng Ninh, được thành lập năm 1994 trên cơ sở quần đảo Cô Tô thuộc huyện Cẩm Phả trước đây.
Cô Tô có vị trí địa l từ 20o10’- 21o15’ vĩ độ Bắc và từ 107o35’ - 108o20’ kinh độ Đông. Phía Bắc giáp vùng biển huyện Hải Hà; Phía Nam giáp vùng biển Bạch Long Vỹ, Thành phố Hải Phòng; Phía Đông giáp hải phận quốc tế; Phía Tây giáp vùng biển huyện Vân Đồn.
Toàn huyện Cô Tô bao gồm khoảng 40 hòn đảo lớn nhỏ với tổng diện tích bãi nổi tự nhiên 4.620 ha, trong đó có 2 đảo lớn nhất là Thanh Lân và Cô Tô (khoảng trên 3.000 ha). Hòn đảo lớn còn lại là đảo Chằn (đảo Trần) đứng riêng về phía Đông Bắc.
Với vị trí địa l đặc biệt, xung quanh là biển và nằm gần các ngư trường lớn, Cô Tô có điều kiện thuận lợi để phát triển thuỷ sản, đồng thời có vai trò đặc biệt quan trọng về an ninh quốc phòng và bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.
-Đặc điểm địa hình
Cô Tô thuộc loại địa hình đồi núi thấp. Phần giữa các đảo đều cao, vây quanh là những đồi núi thấp và cánh đồng hẹp, ven đảo có những bãi cát, bãi đá và vịnh nhỏ. Đất đai chủ yếu là đất Phelarit trên sa thạch. Đất rừng rộng khoảng 2.200 ha. Đất có khả năng sản xuất nông nghiệp khoảng 771 ha, chiếm 20% diện tích đất tự nhiên. Cô Tô được biển bao bọc nên có địa hình đa dạng và bị chia cắt rất mạnh và chia thành 2 vùng chính là vùng đồi núi
thấp và đất đồng bằng. Bờ biển khúc khuỷu tạo thành các vụng, vịnh kín là điều kiện thuận lợi để phát triển nghề nuôi trồng thuỷ sản.
- Điều kiện th i tiết, khí hậu
Cô Tô là huyện đảo có khí hậu nhiệt đới gió mùa hải đảo, chịu ảnh hưởng và tác động của biển, nhiều dông bão, tạo ra những tiểu vùng sinh thái hỗn hợp miền núi ven biển và được chia thành hai mùa: mùa mưa và mùa khô.
Nhiệt độ trung bình năm 22,70C, dao động từ 17 - 280C, nhiệt độ trung bình cao nhất từ 27 - 300
C, nhiệt độ tối cao tuyệt đối 36,20C. Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 84%. Lượng mưa trung bình năm tương đối cao so với toàn tỉnh đạt 1.707,8 mm và phân thành 2 mùa là mùa mưa và mùa ít mưa.
-Tài nguyên nước:
Nguồn nước mặt: Cô Tô là một huyện đảo xung quanh là biển bao bọc, địa hình bị chia cắt thành các hòn đảo nhỏ, sông suối ít, độ dốc lớn nên lượng nước mặt ít và hoàn toàn phụ thuộc vào mùa mưa. hông có hồ lớn chỉ có khoảng 14 hồ chứa nhỏ với trữ lượng và dòng chảy nhỏ nên mùa khô thường thiếu nước.
Nguồn nước ngầm: Lượng nước ngầm có trữ lượng ước tính 10,65 x 106 m3. Mực nước ngầm có độ cao lớn nhất là 4,5 và thấp nhất là 2 m, có thể khai thác từ quy mô nhỏ đến trung bình đối với các tầng chứa nước nguồn gốc biển và tầng chứa nước khe nứt trong trầm tích, chất lượng nước nhìn chung là tốt, có độ khoáng nhỏ, nước ngọt, có thể dùng cho sinh hoạt và các nhu cầu tiêu dùng khác, có thể bố trí các giếng khoan, đào giếng cung cấp nước ở độ sâu 8 - 20 m. Những nơi sát biển hay bị nhiễm mặn, để bảo vệ nguồn cung cấp nước cần tăng cường trồng và chăm sóc rừng.
3.1.2. Điều kiện kinh tế, xã h i
Cô Tô là huyện đảo có vị trí địa l đặc biệt với tổng diện tích hơn 46 km2 bao gồm 50 đảo lớn nhỏ hệ thống tài nguyên thiên nhiên biển đảo đa
còn nguyên vẻ hoang sơ của một vùng chưa hề bị ô nhiễm bởi cuộc sống công nghiệp hiện đại đồng thời đây cũng là nơi lưu giữ những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể đặc biệt quan trọng đối với cả nước.Với các đặc điểm trên Cô Tô có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế biển, dulịch, giao lưu kinh tếquốc tế.
Cô Tô hiện có 1500 hộ dân với khoảng 6000 nhân khẩu. Nghề chính của người dân trên đảo là đánh bắt cá và chế biến hải sản. Sản lượng đánh bắt hải sản của huyện đảo Cô Tô tăng hàng năm, có nhiều loài ngon và qu . Ngoài ra, huyện còn sản xuất nông nghiệp với diện tích đất khoảng trên 1000 ha.
Bên cạnh những điều kiện về kinh tế huyện Cô Tô có hệ thống giáo dục và đào tạo phát triển khá toàn diện, toàn huyện luôn duy trì giữ vững và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục đúng độ tuổi bậc tiểu học, phổ cập giáo dục trung học cơ sở, phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, đến nay toàn huyện có 09/09 trường học đạt chuẩn quốc gia. ết quả kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng năm học 2014 - 2015 toàn huyện có 25 em thi đỗ vào các trường đại học,cao đẳng trong cả nước.
3.1.3. Thực trạng phát triển kinh tế - xã h i huyện Cô Tô
Trong bối cảnh có rất nhiều khó khăn thách thức nhưng dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy, sự giám sát của Hội đồng nhân dân huyện, sự chỉ đạo, điều hành linh hoạt của Ủy ban nhân dân huyện và sự quyết tâm, đồng thuận của cả hệ thống chính trị, nhân dân và doanh nghiệp, kinh tế - xã hội huyện Cô Tô tiếp tục có những chuyển biến tích cực, các mục tiêu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2014 đã cơ bản hoàn thành kế hoạch đề ra
* Về kinh tế
Nền kinh tế của huyện hiện tại còn nhỏ bé, chủ yếu là phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản; công nghiệp và xây dựng chưa nổi bật; các ngành dịch vụ và du lịch mới chiếm một tỷ trọng nhỏ trong nền kinh tế.Theo số liệu thống kê của huyện Cô Tô:
- Ngư nghiệp: Tổng sản lượng thủy sản cả năm ước đạt 5.063 tấn (khai thác 4.900 tấn nuôi trồng 163 tấn) đạt 108,5% kế hoạch năm, tăng 2,2% so với cùng kỳ 2013.
- Nông nghiệp: Tổng diện tích gieo trồng toàn huyện đạt 217 ha đạt 98,6% kế hoạch năm bằng 94,5% cùng kỳ 2013,. Tổng sản lượng lương thực cả năm ước đạt 550 tấn đạt 98,92% kế hoạch năm bằng 101% so với cùng kỳ 2013.
- Tiểu, thủ công nghiệp: Giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp đạt 2.350 triệu đồng, tăng 14.4% so với cùng kỳ với các sản phẩm chủ yếu: sản xuất muối ước đạt 98 tấn bằng 86,1% so với cùng kỳ; nước mắm ước đạt 13.300 lít, tăng 6,5% so với cùng kỳ. Cấp nước sinh hoạt ước đạt 180.000 m3
, doanh thu ước đạt 1.800 triệu đồng.
-Thương mại, dịch vụ, du lịch:Tổng mức bán lẻ hàng hóa năm 2014 đạt 21 tỉ đồng đạt 70% kế hoạch, tăng 31% so với cùng kỳ 2013. Công tác quản l giá cả hàng hóa, dịch vụ được tăng cường. Ủy ban nhân dân huyện phối hợp với Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tổ chức Hội thảo phát triển du lịch vùng biển đảo Cô Tô với sự tham gia của Tổng cục Du lịch và hơn 40 đơn vị lữ hành trong và ngoài nước, k kết Chương trình phối hợp công tác về phát triển du lịch với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Ninh;năm 2014 huyện đã đón trên 117.000 lượt khách du lịch tăng trên 50.000 lượt khách so với cùng kỳ 2013.
* Về văn hóa xã hội
Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao diễn ra sôi động với các hoạt động như: Chương trình văn nghệ, thể thao "Mừng Đảng - Mừng Xuân" và kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước. Tổ chức thành công Lễ kỷ niệm 20 năm ngày thành lập huyện; khai mạc du lịch hè 2014 gắn với hưởng ứng Carnaval Hạ Long năm 2014; lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Môi trường Thế giới (05/6), Ngày Đại dương Thế giới và Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt
* Về giáo dục và đào tạo
Huyện đã tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm học 2013- 2014 với 72 thí sinh tại 01 Hội đồng thi đảm bảo nghiêm túc, an toàn, đúng quy chế.Tổ chức khai giảng năm học mới 2014-2015 và ngày toàn dân đưa trẻ đến trường tại tất cả các trường học trên địa bàn đúng thời gian, trang nghiêm và thiết thực, ngay sau Lễ khai giảng đã huy động 1.426 học sinh các cấp học tới trường.
3.2. Thực trạng công tác quản lý NSNN huyện Cô Tô
3.2.1. Công tác lập dự toán ngân sách huyện Cô Tô
Quy trình NSNN bao gồm 3 bộ phận là lập, chấp hành và quyết toán. Trong đó, công tác lập dự toán được xác định là khâu hết sức quan trọng, bởi nó quyết định chất lượng phân bổ về sử dụng nguồn lực tài chính, nó cũng là căn cứ quan trọng cho việc kiểm soát chi phí hàng năm của NSNN.
Hằng năm, căn cứ Quyết định giao dự toán của Ủy ban nhân dân tỉnh, đồng thời căn cứ vào nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh quốc phòng ở huyện.Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn xây dựng dự toán ngân sách hằng năm trình Ủy ban nhân dân huyện để trình Hội đồng nhân dân huyện Quyết định. Nhìn chung, công tác lập dự toán trên địa bàn huyện Cô Tô đảm bảo thủ tục và thời gian theo quy định.
3.2.1.1. ập dự toán thu ngân sách nhà nước
Dựa theo sự chỉ đạo của Ủy ban nhân tỉnh và hướng dẫn của Sở Tài chính, Căn cứ Nghị quyết HĐND huyện giao, Chi cục thuế, các cơ quan liên quan, UBND các xã, thị trấn tổ chức thu, nộp ngân sách hằng năm.
Bảng 3.1. Dự toán thu ngân sách theo từng địa phƣơng trong huyện
Chỉ tiêu Năm (Triệu đồng)
2011 2012 2013
Tổng thu NSNN trên địa bàn 11.189 15.740 20.185
I. Tổng các khoản thu cân đối 650 756 978
1. Thị Trấn Cô Tô 500 560 764
3. Xã Thanh Lân 119 150 134 II. Số bổ sung từ ngân sách cấp tỉnh cho
ngân sách cấp huyện 10.539 14.984 19.207
1. Bổ sung cân đối 10.539 14.984 19.207
2. Bổ sung có mục tiêu1
Nguồn: Báo cáo dự toán thu NSNN huyện Cô Tô năm 2011 - 2013
Dựa vào bảng số liệu tổng dự toán thu ngân sách của huyện tăng đều qua các năm. Năm 2012 tăng 4551 triệu so với năm 2011; năm 2013 tăng 4.445 triệu đồng trong đó dự toán tăng thu chủ yếu từ bổ sung cân đối từ ngân sách tỉnh.
3.2.1.2. ập dự toán chi ngân sách nhà nước
Căn cứ theo các khoản chi năm trước, nhiệm vụ cụ thể của năm kế hoạch vùng cơ quan có thẩm quyền thông báo và hướng dẫn của cấp trên làm cơ sở lập dự toán chi ngân sách hàng năm
Bảng 3.2. Lập kế hoạch dự toán chi ngân sách huyện Cô Tô
Chỉ tiêu Năm (Tr.đ) So sánh (%)
2011 2012 2013 12/11 13/12
Tổng chi ngân sách huyện (A+B) 96.485 144.294 144.712 149,6 100,3 A. Chi cân đối ngân sách huyện 96.175 144.146 144.652 149,9 100,4
I. Chi đầu tư phát triển 23.832 33.500 37.459 140,6 111,8
1. Chi đầu tư xây dựng cơ bản 21.832 31.100 36.059 142,5 115,9 2. Chi xây dựng cơ sở hạ tầng bằng
nguồn thu tiền sử dụng đất 2.000 2.400 1.400 120 58,3
II. Chi thư ng xuyên
1. Chi quốc phòng 1.768 2.360 1.280 133,5 54,2
2. Chi an ninh 928 700 560 75,4 80
3. Chi sự nghiệp giáo dục và đào tạo 21.031 28.371 30.923 134,9 109 4. Chi sự nghiệp y tế 4.588 7.245 7.604 157,9 105 5. Chi sự nghiệp khoa học công nghệ
6. Chi sự nghiệp văn hóa thông tin 1.146 1.696 2.225 148 131,2 7. Chi sự nghiệp phát thanh truyền hình 1.014 1.399 1.598 138 114,2 8. Chi sự nghiệp thể dục thể thao 572 573 585 100,2 102
10. Chi sự nghiệp kinh tế 9.940 20.776 10.468 209 50,4 12. Chi quản l hành chính nhà nước 25.545 34.389 37.481 134,6 109 13. Chi khác ngân sách 1.202 1.780 1.710 148,1 96,1
III. Dự phòng 3.510 6.257 3.493 178,3 55,8
B. Chi từ khoản thu để lại quản l qua
NSNN 310 148 47,7
Nguồn: Báo cáo dự toán chi ngân sách huyện từ năm 2011- 2013
Dựa vào bảng 3.3 cho thấy nhiệm vụ chi ngân sách huyện Cô Tô tăng qua các năm, mức tăng bình quân hàng năm 24,95% trong giai đoạn từ năm 2011- 2013 để đảm bảo chi trả các đúng quy định của khoản đầu tư phát triển, theo chế độ và các khoản chi khác theo quy định nhà nước.
3.2.1.3 Công tác quản lý dự toán ngân sách
Phòng Tài chính - ế hoạch huyện Cô Tô phối hợp với Chi cục Thuế Cô Tô dựa trên tình hình kinh tế địa phương, phân cấp nhiệm vụ thu của tỉnh và số thực hiện thu ngân sách năm trước lập dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn báo cáo Thường trực HĐND, UBND huyện và gửi Sở Tài chính. Sở Tài chính cùng với Cục Thuế tỉnh tổ chức thảo luận dự toán thu với UBND huyện sau đó thống nhất trình HĐND, UBND tỉnh quyết định.