Tăng cường chất lượng công tác lập, chấp hành và quyết toán NSNN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý ngân sách tại huyện cô tô tỉnh quảng ninh (Trang 104 - 106)

5. ết cấu của Luận văn

4.2.2. Tăng cường chất lượng công tác lập, chấp hành và quyết toán NSNN

4.2.2.1. Công tác lập dự toán NSNN

Lập dự toán NSNN phải căn cứ vào phương hướng, chủ trương, chính sách, nhiệm vụ phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội, an ninh, quốc phòng của địa phương trong năm kế hoạch và những năm tiếp theo; khai thác triệt để tiềm năng, lợi thế của địa phương. Lập dự toán ngân sách phải dựa trên những căn cứ khoa học, tiêu chuẩn định mức của Nhà nước qui định, đồng thời có tính đến sự biến động của giá cả thị trường. Với thực trạng trong khâu lập dự

ngay tình trạng dự toán của các đơn vị trực thuộc xây dựng thiếu căn cứ, không đúng định mức, xa rời khả năng ngân sách, không đảm bảo thời gian qui định của Luật NSNN.

Để hạn chế tình trạng các địa phương, các đơn vị lập dự toán ngân sách không tích cực, che dấu nguồn thu, nâng dự toán chi, các cơ quan thuộc hệ thống tài chính cần có chương trình kế hoạch cụ thể khảo sát nắm chắc tình hình hoạt động của các cơ sở kinh tế, các đối tượng kinh doanh và các đối tượng sử dụng nguồn kinh phí ngân sách để xây dựng dự toán thu, chi sát thực, khoa học. hi yêu cầu các cơ sở lập dự toán, các cơ quan tổng hợp cần tính toán kỹ các yếu tố ảnh hưởng đến việc lập dự toán NSNN nhất là tình hình biến động về kinh tế, giá cả và chính sách chế độ của Nhà nước để đưa ra được hệ số điều chỉnh phù hợp, khắc phục tình trạng thiếu chuẩn xác và tin cậy của số liệu, ảnh hưởng tiêu cực đến việc phân tích kinh tế, tài chính, xét duyệt giao kế hoạch và điều hành thực hiện kế hoạch những năm sau.

iến nghị HĐND tỉnh quyết định và phân bổ ngân sách đúng thời gian qui định của Luật NSNN; đảm bảo đúng cơ cấu thu và cơ cấu chi theo định hướng của Trung ương, nhất là dự toán chi giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ. iến nghị cấp có thẩm quyền phân cấp cho HĐND huyện và xã quyết định dự toán và phân bổ ngân sách địa phương nhằm phát huy tính chủ động và đề cao vai trò, trách nhiệm của HĐND các cấp rheo đúng qui định của Luật NSNN; khuyến khích khai thác các nguồn tiềm năng, thế mạnh tại chỗ, bồi dưỡng và tăng thu cho ngân sách nhà nước.

4.2.2.2. Công tác quyết toán NSNN

Các đơn vị thụ hưởng ngân sách chịu trách nhiệm chính trong lập quyết toán NSNN tại đơn vị, đối chiếu khớp đúng với nguồn kinh phí được ho bạc nhà nước cấp phát, lập các biểu mẫu theo qui định gửi cơ quan tài chính tổng

hợp thẩm tra và phê duyệt. Số liệu quyết toán phải đảm bảo trung thực, chính xác, phản ánh đúng nội dung thu - chi theo mục lục NSNN và phải lập đúng thời gian qui định.

Tổng quyết toán ngân sách cấp huyện, xã phải chịu sự thẩm tra và phê duyệt của HĐND cấp huyện và cấp xã. Thực hiện chế độ kiểm toán bắt buộc đối với tất cả các đơn vị sử dụng ngân sách. Xây dựng thể chế giám sát tài chính đồng bộ, chú trọng hoạt động giám sát của các đoàn thể quần chúng, của nhân dân và hoạt động tự giám sát, kiểm tra tài chính của đơn vị cơ sở. Nâng cao chất lượng công tác thẩm tra, phê duyệt quyết toán của các đơn vị dự toán cấp I đối với các đơn vị dự toán trực thuộc; các phòng chuyên quản của sở Tài chính và các phòng Tài chính ế hoạch huyện đối với quyết toán của các đơn vị dự toán, quyết toán ngân sách cấp dưới. Các cán bộ chuyên quản phải thường xuyên bám sát đơn vị được giao phụ trách để hướng dẫn, kiểm tra, uốn nắn sai sót, giúp đỡ các đơn vị ngay trong quá trình thực hiện chi tiêu ngân sách để kịp thời phát hiện, ngăn ngừa sai phạm có thể xảy ra. Cần có cơ chế qui định rõ chế độ trách nhiệm của cán bộ chuyên quản khi xảy ra sai sót tại đơn vị được giao phụ trách, cán bộ chuyên quản phải chịu trách nhiệm về số liệu kiểm tra, phê duyệt quyết toán của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý ngân sách tại huyện cô tô tỉnh quảng ninh (Trang 104 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)