Đổi mới công tác quản chấp hành ngân sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý ngân sách tại huyện cô tô tỉnh quảng ninh (Trang 95 - 104)

5. ết cấu của Luận văn

4.2.1. Đổi mới công tác quản chấp hành ngân sách

Chấp hành ngân sách là quá trình sử dụng các biện pháp kinh tế, hành chính nhằm biến các chỉ tiêu thu, chi đã được ghi trong kế hoạch ngân sách trở thành hiện thực. Chấp hành ngân sách một cách đúng đắn, hiệu quả là tiền đề quan trọng để thực hiện các chỉ tiêu đề ra trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các huyện, thị xã, thành phố.

Công tác chấp hành ngân sách cần được tăng cường đổi mới trên cả hai lĩnh vực thu và chi ngân sách như đã trình bày ở trên.

4.2.1.1. Đổi mới công tác quản lý thu ngân sách

Trong điều kiện Luật quản l thuế đã được ban hành và triển khai thực hiện, cơ chế tự kê khai tự nộp thuế được áp dụng rộng rãi với mọi đối tượng, các cơ quan quản l cần phải tạo được sự thuận lợi, tự giác cho các đối tượng thực hiện nghĩa vụ nộp thuế với nhà nước nhưng rất cần tăng cường việc kiểm tra giám sát việc tuân thủ và thực thi pháp luật trong mọi lĩnh vực và đối tượng.

- Cơ quan thuế cần tập trung nguồn nhân lực để tổ chức kiểm tra các loại hồ sơ khai thuế ngay tại cơ quan thuế nhằm kiểm soát việc kê khai của người nộp thuế, phát hiện, ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về thuế vừa chống thát thu thuế và vừa là biện pháp nhắc nhở để hỗ trợ người nộp thuế nâng cao tính tuân thủ nghĩa vụ thuế. Tập trung đẩy mạnh chống thất thu thuế, quản l chặt chẽ, khai thác tốt các nguồn thu hiện có.

- Đối với khu vực doanh nghiệp nhà nước cần có qui định cụ thể, định kỳ cơ quan Thuế phối hợp với các cơ quan kinh tế tổng hợp của địa phương tổ chức tổng hợp, đánh giá phân tích kết quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn; tình hình quản l sử dụng vốn, tài sản, công nợ; biến động tăng giảm về nguyên giá TSCĐ, các năng lực sản xuất mới tăng thêm, số lao động, tiền lương, doanh thu, chi phí sản xuất, các định mức kinh tế kỹ thuật, tình hình sản xuất tiêu thụ sản phẩm chủ yếu; lợi

công tác hạch toán kế toán nhằm kịp thời phát hiện những trường hợp doanh nghiệp cố tính hạch toán chi phí sai chế độ để trốn thuế thu nhập doanh nghiệp, kê khai thuế tài nguyên chỉ theo biểu giá tối thiểu thấp hơn nhiều so với giá thực tế để trốn thuế và không kê khai nộp thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao.

- Đối với các công ty cổ phần có vốn góp của nhà nước và các công ty có góp vốn liên doanh: cần có biện pháp kiên quyết để thu hồi phần lợi tức được chia từ kết quả sản xuất kinh doanh của các công ty này, tránh tình trạng chây ì, trốn tránh nhằm chiếm dụng nguồn thu của NSNN làm vốn kinh doanh; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động tài chính ở những đơn vị này để sớm phát hiện, ngăn chặn kịp thời những trường hợp có đồ nâng giá mua vật tư thiết bị, khấu hao nhanh, trả lương quá cao, hạ giá bán … để vừa nhanh chóng thu hồi vốn góp của đối tác bên ngoài, vừa làm tăng chi phí, tăng lỗ qua đó làm giảm dần tỷ lệ vốn góp của NSNN cho tới khi thôn tính toàn bộ công ty.

- Đối với khu vực công thương nghiệp và dịch vụ ngoài quốc doanh (bao gồm các doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh cá thể): cơ quan Thuế phải thường xuyên cập nhật tổng hợp số lượng doanh nghiệp đăng k thành lập mới theo Luật doanh nghiệp; chú các doanh nghiệp đã đăng k kinh doanh nhưng không kê khai nộp thuế; tổ chức quản l thu thuế đầy đủ đối với các doanh nghiệp đã đăng k kinh doanh theo các qui định của các luật thuế, chế độ thu ngân sách, nắm vững số doanh nghiệp đã giải thể, phá sản hoặc chấm dứt hoạt động. Thường xuyên theo dõi loại bỏ số hộ, đối tượng bỏ kinh doanh; bổ sung thêm danh sách những đối tượng kinh doanh mới phát sinh vào quản l thu thuế. Hàng năm, chi cục Thuế đảm bảo quản l hết đối tượng thực tế có sản xuất kinh doanh trên địa bàn không phân biệt tại chỗ hay lưu

động, tạm thời hay lâu dài, kinh doanh chuyên nghiệp hay thời vụ. Phấn đấu quản l thu thuế môn bài đủ 100% số hộ kinh doanh.

- Tiến hành phân loại hộ theo tiêu thức hộ lớn, hộ vừa, hộ nhỏ từ đó có hình thức, biện pháp quản l thuế phù hợp. Định kỳ có sự thông tin đối chiếu giữa cơ quan cấp đăng k kinh doanh với cơ quan Thuế để tăng cường công tác quản l thu thuế.

- Đối với hộ cá thể sản xuất kinh doanh mang tính thời vụ cơ quan Thuế cần có những biện pháp phù hợp để thuyết phục, vận động họ tự giác chấp hành nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước, đồng thời tăng cường công tác kiểm tra giám sát thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của các đối tượng.

- Đối tượng là các Công ty trách nhiệm hữu hạn, Doanh nghiệp tư nhân, Công ty cổ phần, Hợp tác xã … được thực hiện tự kê khai tính thuế. Cơ quan Thuế phải thường xuyên chú trọng đến tính hợp pháp, hợp l của các chứng từ và sổ sách kế toán. Xử l nghiêm những trường hợp gian lận về thuế, sử dụng sổ sách "ma" hoặc hạch toán kế toán sai qui định.

- Đối với các hộ kinh doanh lớn phải yêu cầu các hộ thực hiện chế độ kế toán thống kê, chấp hành chế độ hoá đơn chứng từ theo qui định. Thực hiện kê khai nộp thuế theo đúng doanh số phát sinh và thực hiện chế độ trích nộp thuế theo phương pháp khấu trừ. Có biện pháp cụ thể trong quản l doanh số sát với thực tế kinh doanh của các hộ kinh doanh lớn thuộc các ngành ăn uống, điện máy, vật liệu xây dựng, vận tải trên địa bàn để tính thuế. Đặc biệt chú trọng tăng cường quản l các Công ty có đăng k kinh doanh nhưng không đăng k kê khai thuế với cơ quan Thuế. Tập trung hướng dẫn và chấn chỉnh việc lập sổ sách kế toán, hoá đơn chứng từ để quản l doanh thu và lợi nhuận tính thuế …

Đánh giá tình hình kê khai và nộp thuế của các đối tượng nộp thuế. Có biện pháp kiểm soát thuế giá trị gia tăng đầu vào, thuế giá trị gia tăng đầu ra, doanh số, chi phí và thu nhập chịu thuế, so sánh với năm trước. Đánh giá mức độ thất thu đối với khu vực này, nêu rõ nguyên nhân và giải pháp khắc phục.

Đối với khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: cần có biện pháp thích hợp, kiên quyết xử l các hành vi vi phạm luật thuế. Đặc biệt chú các hợp đồng lao động đối chiếu với chi phí tiền lương để thu thuế thu nhập theo đúng thu nhập chịu thuế.

Phối hợp với các cơ quan liên quan, rà soát, nắm bắt toàn bộ số dự án đầu tư trên địa bàn, đối chiếu, phân loại việc thu nộp tiền thuê đất của các dự án. Nắm rõ số đã đi vào hoạt động, số đã hết thời hạn ưu đãi miễn thuế để tính thuế và thu đủ các khoản thuế phát sinh, tiến hành lập hồ sơ quản l theo từng dự án. Rà soát tổng số doanh nghiệp đã được cấp giấy phép, số giấy phép còn hiệu lực, hết hiệu lực, số doanh nghiệp đã đi vào sản xuất kinh doanh, số doanh nghiệp đang xây dựng, số doanh nghiệp chưa triển khai hoặc đang trong thời kỳ ưu đãi… để xây dựng kế hoạch thu ngân sách phù hợp.

- Quản l thu thuế đối với sử dụng đất đai và nhà ở: Trên cơ sở qui hoạch đất đai được duyệt, cơ quan Thuế phối hợp với các ngành Tài chính, Tài nguyên Môi trường, inh tế Hạ tầng và chính quyền địa phương tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất; số thu từ đấu giá quyền sử dụng đất được tập trung đầy đủ, kịp thời vào NSNN theo qui định để đảm bảo nguồn cho chi đầu tư phát triển, không được giữ lại tọa chi hoặc gửi ở tài khoản vãng lai tại ho bạc Nhà nước.

- Cải cách thủ tục hành chính, đơn giản hoá các thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để khai thông thị trường bất động sản tạo nguồn thu cho NSNN. iến nghị tỉnh thu hồi giấy phép đầu tư đối với các dự án của tỉnh cấp đất trên địa bàn huyện, thị xã, thành phố nhưng không triển khai dự án theo đúng tiến độ đề ra; cố tình chây ì không chịu nộp tiền đất hoặc lợi dụng

cơ chế ưu đãi khuyến khích đầu tư của tỉnh lấy đất nhưng không đầu tư xây dựng theo dự án được duyệt và không chịu nộp tiền đất.

- Tổng hợp diện tích đất đã lập bộ để quản l thu so với quĩ đất ở trên địa bàn quản l . Đánh giá tình hình triển khai thuê đất trên địa bàn, giá đất cho thuê và những đơn vị thuộc diện nộp tiền thuê đất, xác định rõ số tiền thuê đất đã nộp, số còn phải nộp đối với từng đối tượng. Tình hình nợ đọng tiền thuê đất, xác định nguyên nhân và giải pháp khắc phục.

- Đối với công tác quản l thu phí và lệ phí: đánh giá tình hình thu nộp phí, lệ phí của các tổ chức theo qui định tại Nghị định 57/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 của Chính phủ qui định chi tiết thi hành Pháp lệnh phí và lệ phí. Tổng hợp đầy đủ số thu, số được để lại và số nộp NSNN. Tổ chức thực hiện quản l ghi thu, ghi chi ngân sách kịp thời, đầy đủ, đúng chế độ qui định đối với những khoản thu được để lại đơn vị để đảm bảo chi nhưng vẫn phải hạch toán quản l qua NSNN.

- Quản l thu thuế tại các xã: tiếp tục thực hiện uỷ nhiệm thu cho các xã, phường, thị trấn đối với những khoản thuế nhỏ nằm rải rác trên địa bàn.Thực hiện kiểm kê đưa vào quản l , đầu tư khai thác sản xuất kinh doanh có tổ chức dưới hình thức giao khoán, thầu để thu hoa lợi đối với đất công (đầm, ao, hồ, bãi bồi …) và tài nguyên rải rác như cát, đá, sỏi và coi đây như một nguồn thu ổn định của ngân sách xã. Tuy nhiên vẫn phải chú trọng vấn đề môi trường và tài nguyên, không vì lợi ích trước mắt mà ảnh hưởng đến đời sống về lâu dài.

- Đối với các khoản thu khác của ngân sách địa phương: cơ quan tài chính phối hợp với các ngành chức năng của địa phương, rà soát và quản l các khoản thu khác phát sinh trên địa bàn, đảm bảo tận thu tốt các khoản thu phát sinh, tham mưu cho chính quyền địa phương đưa vào quản l sử dụng

- Chú trọng xây dựng nguồn thu mới, khuyến khích thu hút nguồn thu; cải cách phương thức quản l thu thuế; nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, hỗ trợ, tư vấn pháp luật thuế; tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, các cấp chính quyền địa phương.

4.2.1.2. Đổi mới công tác quản lý chi ngân sách

Tiết kiệm và hiệu quả là nguyên tắc hàng đầu trong quản l tài chính. Trong khi nguồn lực có hạn, nhu cầu chi là vô hạn thì nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả có nghĩa sống còn trong QLNS. Song song với các biện pháp tăng thu NS thì chi NScũng phải được tiến hành đổi mới, hoàn thiện.

Luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí và Luật phòng chống tham nhũng đã được Chính phủ ban hành và triển khai rộng khắp. Việc quản l chi tiêu ngân sách chặt chẽ là một yêu cầu bắt buộc đối với tất cả các cấp chính quyền, các ngành, các cơ quan, đơn vị thụ hưởng ngân sách Nhà nước.

* Đối với quản l chi đầu tư phát triển

Do đặc điểm của sản phẩm và sản xuất xây dựng chi phối nên hoạt động đầu tư đòi hỏi phải tuân thủ trình tự các bước theo từng giai đoạn. Vì vậy để nâng cao hiệu quả quản l chi đầu tư cần tập trung thực hiện một số giải pháp sau:

Thứ nhất, công tác xây dựng kế hoạch đầu tư hàng năm phải tuân thủ chặt chẽ những quy định của Nhà nước về quản l đầu tư và xây dựng. Việc bố trí danh mục dự án chuẩn bị đầu tư,dự án quy hoạch, chuẩn bị thực hiện phải tuân thủ các điều kiện để được ghi vốn; cơ cấu vốn đầu tư phải đảm bảo định hướng phát triển T-XH.Cần nghiêm túc thực hiện Nghị quyết số 11/NQ- CP, ngày 24/2/2011 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội.

Thứ hai, nâng cao chất lượng thẩm định và phê duyệt dự án. Tránh lãng phí trong đầu tư. Xác định chính xác nhu cầu đầu tư. Các chủ đầu tư cần xác

định rõ nội dung, mục tiêu, quy mô đầu tư để tránh tình trạng gặp vướng mắc khi triển khai, kéo dài thời gian, gây lãng phí.

Thứ ba, tăng cường công tác quyết toán vốn đầu tư của cơ quan tài chính, kiên quyết đưa ra khỏi giá trị quyết toán những khoản chi không đúng chế độ quy định, không đảm bảo hồ sơ thủ tục.

Thứ tư, cần tập trung nguồn lực, có trọng điểm trong việc chi đầu tư phát triển, tránh dàn trải, manh mún, kém hiệu quả. Trong khi nguồn lực có hạn cần phải xác định rõ mục tiêu và hiệu quả đầu tư nhằm nhanh chóng tác động đến tình hình kinh tế - xã hội của địa phương, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho nhân dân cũng như cho Nhà nước, tạo đà thuận lợi cho những bước phát triển tiếp theo.

Thứ năm, thực hiện nghiêm túc các kiến nghị của thanh tra, kiểm toán Nhà nước, các cơ quan chức năng khác, công khai kết quả giải quyết, xử l những vi phạm đã được phát hiện. Áp dụng cơ chế thuê tư vấn kiểm tra, thẩm tra tư vấn công trình, chống thông đồng, móc ngoặc giữa chủ đầu tư và tổ chức tư vấn, chống khép kín trong công tác giám sát, đánh giá đầu tư.

*Đối với chi thư ng xuyên:

Thứ nhất, cần sắp xếp và củng cố bộ máy chính quyền các cấp đảm bảo bộ máy quản l vừa gọn nhẹ vừa hiệu quả, nhằm tiết kiệm cho chi quản l hành chính, thực hiện khoán chi để hạn chế đến mức tối đa các khoản chi không cần thiết như: mua sắm, hội nghị, tiếp khách, điện thoại… khoản chi tiết kiệm được chi thu nhập tăng thêm góp phần nâng cao thu nhập cho cán bộ công chức .

Thứ hai, nâng cao chất lượng công tác lập, quyết định và phân bổ dự toán ngân sách của các đơn vị thụ hưởng ngân sách, cơ quan tài chính, HĐND và UBND huyện. Điều này có nghĩa rất quan trọng. Trong điều kiện phân

cấp ngân sách, định mức phân bổ ngân sách hiện còn chưa hợp l thì vấn đề đặt ra là làm sao phân bổ được tối ưu các nguồn lực tài chính được phân cấp này. Cơ cấu lại các khoản chi thường xuyên của ngân sách một cách hợp l nhất có thể.

Thứ ba, thay đổi phương thức thực hiện, quản l đối với một số khoản chi thường xuyên lớn, cụ thể là đối với khoản chi sự nghiệp kinh tế. Do đó cần tập trung cho những chương trình, dự án trọng điểm. Nâng dần tỷ trọng các nội dung chi chuyển đổi giống cây, giống con, hỗ trợ phát triển vùng nguyên liệu, chuyển đổi nghề nghiệp. Thực hiện huy động nguồn lực xã hội rộng rãi để phát triển sự nghiệp kinh tế.

Thứ tư, thực hiện xã hội hoá tối đa để huy động các nguồn lực xã hội cùng với nguồn lực ngân sách phát triển các sự nghiệp xã hội theo định hướng, mục tiêu đề ra. Đổi mới cơ chế quản l sự nghiệp công, giao quyền và trách nhiệm cho đơn vị trên cả 3 mặt: tổ chức thực hiện nhiệm vụ, bộ máy tổ chức và tài chính; thực hiện chuyển cơ chế hoạt động của các cơ sở sự nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý ngân sách tại huyện cô tô tỉnh quảng ninh (Trang 95 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)