5. ết cấu của Luận văn
3.5.2. Những hạn chế tồn tại và nguyên nhân
3.5.2.1. Hạn chế
Bên cạnh những thành tựu đạt được, công tác quản l NSNN huyện Cô Tô còn một số hạn chế nhất định. Cụ thể:
* Về quản lý dự toán ngân sách
Việc lập dự toán ngân sách nhà nước hàng năm của huyện Cô Tô chưa thực sự xuất phát từ cơ sở. Nguyên nhân do các xã, phường, thị trấn lập dự toán chậm không đảm bảo thời gian để tổng hợp toàn huyện, việc lập dự toán chủ yếu do cơ quan chuyên môn cấp huyện làm. Điều đó khiến cho dự toán ngân sách khi giao cho từng địa phương sẽ có những bất cập, không sát với tình hình thực tế là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng điều chỉnh, bổ sung dự toán trong quá trình chấp hành ngân sách.
Thực tế công tác giao dự toán hiện nay của huyện trên cơ sở số giao của tỉnh, tính toán và ấn định mức giao thu, chi cho các đơn vị và địa phương trực thuộc. Việc thảo luận dự toán ngân sách chỉ được thực hiện vào năm đầu của thời kỳ ổn định ngân sách, các năm tiếp theo hầu như các xã và các đơn vị không có yêu cầu thảo luận, do đó mặc nhiên thừa nhận theo số tính toán của cấp trên dù có những chỉ tiêu không còn phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của địa phương, làm giảm chất lượng của công tác xây dựng dự toán ngân sách rất nhiều. Đồng thời các địa phương cũng gặp nhiều khó khăn trong công tác điều hành do nguồn thu và nhiệm vụ chi không cân xứng.
Việc lập dự toán thu, chi ngân sách Nhà nước chất lượng chưa cao, chưa phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế và chính sách, chế độ quy định. Do nguồn thu NSNN trên địa bàn còn hạn hẹp, hầu hết các xã trong huyện chưa tự cân đối được ngân sách, phải nhận trợ cấp từ ngân sách cấp trên (huyện); ngân sách cấp trên sẽ cân đối hộ ngân sách cấp dưới, thực hiện trợ cấp bổ sung cho ngân sách cấp dưới nếu tổng thu nhỏ hơn tổng số chi được duyệt, nên các địa phương không lập kế hoạch tích cực, xây dựng kế hoạch
thu ngân sách thấp, che dấu nguồn thu để hưởng trợ cấp và hưởng phần thu vượt kế hoạch.
Thời gian lập dự toán đối với các đơn vị dự toán và các xã, thị trấn quy định thực hiện trước ngày 20 tháng 7 của năm báo cáo là quá sớm, dẫn tới không ít đơn vị không hình dung hết được tất cả các nhiệm vụ của mình phải triển khai trong năm sau (nhất là những nhiệm vụ theo các văn bản chỉ đạo và chế độ bổ sung của Trung ương, của cấp trên ban hành sau ngày 20 tháng 7 năm báo cáo áp dụng cho năm kế hoạch). Từ đó dẫn tới dự toán ban đầu mang nặng tính hình thức, nhiều chỉ tiêu không sát với thực tế, số liệu mang tính ước đoán, độ chuẩn xác không cao, dự toán chính thức thường có sự điều chỉnh lớn so với dự toán ban đầu.
Định mức phân bổ ngân sách ổn định trong 5 năm trong khi giá cả thị trường thường xuyên biến động cũng là một vấn đề bất cập khi xây dựng dự toán chi ngân sách.
* Về quản lý chấp hành ngân sách - Quản lý thu ngân sách
Nhìn chung tuy nguồn thu các năm qua đều tăng với tốc độ khá, nhưng tốc độ tăng thu so yêu cầu chi còn thấp, chưa giải quyết triệt để mâu thuẫn giữa nhu cầu tăng chi nhanh chóng để đáp ứng các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội huyện. Thu ngân sách chưa thực sự dựa trên nền tảng phát triển kinh tế và hiệu quả kinh tế, số thu còn bị ảnh hưởng bởi thu khác ngân sách như: thu thu phạt vi phạm hành chính, thu thanh l tài sản nhà nước, thu mặt bằng, … do đó tính bền vững không cao.
Dự toán thu tỉnh giao chưa sát với tình hình thực tế của huyện, do đó có sự chênh lệch đáng kể giữa nguồn thu đạt so với nguồn thu không đạt. Việc phân chia tỷ lệ điều tiết các khoản thu điều tiết cho các xã chưa sát với thực tế do có sự chênh lệch về điều kiện phát triển kinh tế giữa các xã, thị trấn. Vì
vậy nếu tăng tỷ lệ phân chia nguồn thu tạo sự chủ động cho ngân sách xã thì nguồn thu sẽ tập trung vào các xã có nền kinh tế phát triển, các xã kinh tế kém phát triển sẽ rơi vào tình trạng không có nguồn thu.
Một số khoản thu gắn với nhiệm vụ và quá trình quản l của địa bàn cơ sở mặc dù đã điều tiết 100% cho cấp xã nhưng chưa mạnh dạn ủy nhiệm thu cho cấp xã quản l thu nên chưa phát huy hết việc quản l khai thác triệt để nguồn thu như: thuế môn bài thu từ cá nhân hộ kinh doanh, thuế tài nguyên, lệ phí trước bạ nhà đất, thuế chuyển quyền sử dụng đất……
- Về quản lý chi ngân sách nhà nước
Các đơn vị lập dự toán chi còn chậm, dẫn đến công tác tổng hợp dự toán ngân sách huyện chưa kịp thời theo quy định. Việc phân bổ dự toán chi cho các đơn vị còn mang tính định mức theo quy định, chưa mạnh dạn phân bổ dự toán theo nhu cầu thực tế của từng đơn vị.
Một số nhiệm vụ chi gắn trực tiếp với quản l điều hành của cấp huyện nhưng chưa được phân cấp và cân đối vào dự toán giao ngay từ đầu năm đã không phát huy việc chủ động kế hoạch hoá sắp xếp điều hành của cấp huyện gây khó khăn trong việc quản l theo dự toán như: giao thông nông thôn, kiên cố hoá kênh mương, hỗ trợ xây dựng trường học, ….
Cơ cấu chi ngân sách cho xây dựng cơ bản trong tổng chi ngân sách huyện hàng năm tuy có tăng về số tuyệt đối nhưng chiếm tỷ lệ còn thấp trong tổng chi ngân sách huyện.
Ngoài ra, qua kiểm tra thực tế cho thấy công tác quyết toán ngân sách đúng quy định nhưng đạt chất lượng chưa cao. Việc tổ chức xét duyệt và thẩm định quyết toán của đơn vị dự toán cấp I còn mang tính hình thức, thời gian quyết toán còn chậm nên việc phát hiện những sai sót, sai phạm trong quyết toán ngân sách khó xử l theo quy định. Công tác thanh tra, kiểm tra
chưa mang tính thường xuyên, đột xuất do đó khó phát hiện những sai phạm để xử l kịp thời.
* Về quản lý công tác quyết toán ngân sách Nhà nước
Công tác quyết toán NSNN của huyện hiện nay vẫn còn một số yếu kém như: một số đơn vị dự toán và ngân sách cấp xã lập báo cáo quyết toán còn chậm, nội dung quyết toán một số mục thu - chi không đúng mục lục ngân sách nhà nước. Báo cáo quyết toán ngân sách các cấp chính quyền từ xã đến huyện mới chỉ dừng lại ở báo cáo thu - chi ngân sách chi tiết theo nội dung và mục lục NSNN. Cơ quan tài chính cấp xã và huyện khi lập báo cáo quyết toán ngân sách hàng năm đều chưa lập được bảng cân đối các tài khoản kế toán ngân sách, do đó số liệu trên báo cáo quyết toán không thể phản ánh được một số chỉ tiêu cần thiết phục vụ cho quản l vĩ mô nền kinh tế.
Nhìn chung chất lượng đội ngũ kế toán tại các đơn vị dự toán, các xã, thị trấn của huyện còn yếu. Một số nơi chấp hành chưa nghiêm chỉnh Luật kế toán thống kê về chế độ chứng từ kế toán, nguyên tắc ghi sổ, về sử dụng tài khoản kế toán.
Cán bộ tài chính có kiến thức về nghiệp vụ chuyên ngành song còn thiếu kiến thức quản l kinh tế tổng hợp, hạn chế về kiến thức quản l nhà nước. Quản l cơ sở còn mang tính hình thức, chưa đi sâu, sát cơ sở, xử l công việc có lúc, cơ nơi còn chưa kịp thời, đúng tiến độ mặc dù đã đề ra thời gian thụ l và giải quyết công việc, đặc biệt là trong lĩnh vực xử l hồ sơ xây dựng cơ bản.
Công tác thẩm tra, xét duyệt quyết toán vẫn còn mang tính hình thức, nhiều khi chỉ là thủ tục hợp thức hoá số liệu thu, chi NSNN cho các đơn vị sử dụng ngân sách. Công tác quyết toán vốn đầu tư XDCB hoàn thành còn chậm dẫn đến số lượng công trình tồn đọng chưa thẩm tra phê
Chế độ công khai tài chính đối với NSNN chưa được thực hiện nghiêm túc. Theo Quyết định số 192/2004/QĐ-TTg ngày 16 tháng 11 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành qui chế công khai tài chính đối với NSNN các cấp, quy định ngân sách huyện, các đơn vị dự toán, các xã, thị trấn đều phải thực hiện công khai NSNN. Thực tế trong những năm qua, ngân sách huyện chỉ thực hiện công khai trong các kỳ họp HĐND, chưa thực hiện niêm yết tại trụ sở các cơ quan. Các đơn vị dự toán, các xã, thị trấn hầu như chưa thực hiện công khai theo quy định này và chưa thực hiện tốt qui chế dân chủ ở cơ sở.
* Về quản lý công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán NSNN
Cán bộ chuyên quản của các phòng Tài chính - ế hoạch huyện chủ yếu chỉ quan tâm tới việc cấp phát, chưa chú trọng tới nhiệm vụ kiểm tra, giám sát các đơn vị cơ sở chấp hành qui định quản l tài chính, kế toán, ngân sách như thế nào. iểm toán nhà nước và Thanh tra tài chính do biên chế có hạn nên làm không thường xuyên, thường mỗi đơn vị phải vài năm mới tổ chức thanh tra tài chính hoặc kiểm toán được một lần.
Công tác kiểm soát chi của ho bạc Nhà nước đặc biệt là ở ho bạc nhà nước huyện nhiều khi cán bộ thừa hành không hiểu hết chính sách chế độ, làm sai chức năng thẩm quyền, máy móc dập khuôn nên gây ra không ít khó khăn, ách tắc trong quá trình thanh toán cho các đơn vị dự toán.
3.5.2.2. Nguyên nhân * Nguyên nhân khách quan
Tình trạng thiếu năng động, sáng tạo trong quản l NSNN bộc lộ rất rõ ràng của cơ chế bao cấp còn rơi rớt lại đối với ngành Tài chính. Đối với chính sách quản l vĩ mô cùng có những bất cập nhất là trong việc lập, quyết định và phân bổ ngân sách. Phân bổ ngân sách cấp dưới phải phù hợp với ngân sách cấp trên theo từng lĩnh vực và khi được tổng hợp chung phải đảm bảo mức HĐND thông qua, không được bố trí tăng, giảm các khoản chi trái với định mức được
giao. Chính điều này đã không khuyến khích địa phương ban hành các chính sách, chế độ, biện pháp nhằm thực hiện tốt dự toán. Các định mức, chế độ, tiêu chuẩn nhà nước ban hành chưa đầy đủ, lại chậm thay đổi nên không phù hợp với tình hình thực tế, có lúc không thực hiện được.
Cơ sở hạ tầng kinh tế của huyện vẫn còn thấp, một số lĩnh vực chưa phát huy hết thế mạnh như nuôi trồng thủy sản, thương mại, du lịch … nên mặc dù ngành thuế và các cấp chính quyền đã cố gắng trong công tác thu ngân sách song tổng số thu ngân sách dù đã có bước tăng trưởng vượt bậc song vẫn chưa thể đáp ứng được nhu cầu chi. Do các địa phương thu không đủ bù đắp chi nên khi lập dự toán ngân sách thường đưa tăng số chi, giảm số thu để được tăng số trợ cấp cân đối.
Nguồn thu được phân cấp, điều tiết thì nhỏ và tăng chậm mà nhu cầu chi cho việc phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của địa phương lại lớn dẫn đến căng thẳng trong cân đối ngân sách.
Chính sách tiết kiệm, chống lãng phí trong chi tiêu ngân sách chưa được cụ thể hoá đầy đủ để có căn cứ thực hiện có hiệu quả nguồn kinh phí.
*Nguyên nhân chủ quan
Sự phối hợp giữa các cơ quan trong bộ máy quản l ngân sách tại địa phương và giữa các cơ quan trong bộ máy quản l ngân sách với các cấp chính quyền địa phương chưa tốt. Xuất phát từ công tác tổ chức bộ máy các đơn vị trong hệ thống ngành Tài chính, chỉ duy nhất phòng Tài chính huyện là đơn vị trực thuộc sự quản l toàn diện của chính quyền cấp huyện, tất cả các đơn vị còn lại (Thuế, ho bạc) là các đơn vị ngành dọc trực thuộc các cơ quan Trung ương quản l về nghiệp vụ, tổ chức, biên chế. Do đó dẫn tới khó khăn trong việc tạo ra sự nhịp nhàng, đồng bộ trong thực hiện nhiệm vụ thu chi, quản l ngân sách tại địa phương giữa các cấp chính quyền với các đơn vị thuộc bộ máy tài chính địa phương nhưng do Trung ương quản l . Từ đó làm hạn chế việc phát huy sức mạnh tổng hợp trong quản l ngân sách.
Công tác quản l tài sản công tuy đã được tập huấn nghiệp vụ, trang bị phần mềm quản l song vẫn buông lỏng trong chỉ đạo. Do vậy, đến nay việc nắm tình hình tài sản công của các đơn vị không kịp thời và chưa thu được kết quả mong muốn.
Trình độ, phẩm chất, năng lực của cán bộ quản l ngân sách nhà nước chưa theo kịp được yêu cầu nhiệm vụ mới. Đội ngũ công chức làm công tác ngân sách ở huyện, xã chưa được đào tạo bồi dưỡng định kỳ, chưa tổ chức đúc rút kinh nghiệm trong công tác chuyên môn.
Việc xử l sai phạm trong quản l ngân sách thiếu kiên quyết, nghiêm minh dẫn đến chi tiêu lãng phí kém hiệu quả, mua sắm tài sản công không đúng tiêu chuẩn định mức.
Việc thực hiện qui chế dân chủ ở cơ sở còn hình thức, chưa thực hiện tốt nguyên tắc công khai tài chính. HĐND các cấp (đặc biệt là cấp xã) chưa làm tốt chức năng giám sát đối với NSNN.
Chƣơng 4
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH TẠI HUYỆN CÔ TÔ - TỈNH QUẢNG NINH
4.1. Phƣơng hƣớng, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội các huyện, thị xã, thành phố ở tỉnh Quảng Ninh đến năm 2015
4.1.1. Định hướng phát triển kinh tế - xã h i các huyện, thị xã, thành phố ở tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2015 - 2020
Duy trì tốc tăng trưởng kinh tế cao, bền vững, đẩy mạnh phát triển kinh tế theo hướng hiện đại, văn minh đi đôi với công tác bảo vệ môi trường. Thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước giai đoạn 2010 - 2020, phát huy những kết quả đạt được, khắc phục những mặt còn yếu kém và từ những bài học rút ra từ việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội trong 5 năm quaphấn đấu phát triển công nghiệp - TTCN, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng và sức cạnh tranh trên thị trường; phát triển nông nghiệp đô thị; phát triển và khai thác tốt các tiềm năng về thương mại, du lịch. Xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật vững chắc, nâng cao chất lượng các hoạt động văn xã, thực hiện tốt công tác an sinh xã hội; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXII đã định hướng phát triển của huyện Cô Tô phấn đấu đạt được các chỉ tiêu sau:
* Các ch tiêu về kinh tế:
- Tổng giá trị sản xuất trong toàn huyện tăng từ 14% - 15%; - Tổng sản lượng khai thác thuỷ sản: 5.000 - 5.500 tấn; - Tổng sản lượng lương thực: 500 - 550 tấn;
- Chỉ số giá tiêu dùng tăng dưới 10%;
- Tổng thu ngân sách trên địa bàn phấn đấu tăng 10-15% so với dự toán Tỉnh giao;
* Các ch tiêu xã hội
- Tạo việc làm mới cho 1200 lao động; - Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 60%; - Mức giảm tỷ lệ sinh là 0,02%;
- Giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng xuống dưới 12%; - 80% các hộ dân trên địa bàn được cấp bảo hiểm y tế;
-Diện tích nhà ở bình quân đầu người: 15,5 m2. - Tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 0,5%