Công tác lập dự toán ngân sách huyện Cô Tô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý ngân sách tại huyện cô tô tỉnh quảng ninh (Trang 57 - 60)

5. ết cấu của Luận văn

3.2.1. Công tác lập dự toán ngân sách huyện Cô Tô

Quy trình NSNN bao gồm 3 bộ phận là lập, chấp hành và quyết toán. Trong đó, công tác lập dự toán được xác định là khâu hết sức quan trọng, bởi nó quyết định chất lượng phân bổ về sử dụng nguồn lực tài chính, nó cũng là căn cứ quan trọng cho việc kiểm soát chi phí hàng năm của NSNN.

Hằng năm, căn cứ Quyết định giao dự toán của Ủy ban nhân dân tỉnh, đồng thời căn cứ vào nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh quốc phòng ở huyện.Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn xây dựng dự toán ngân sách hằng năm trình Ủy ban nhân dân huyện để trình Hội đồng nhân dân huyện Quyết định. Nhìn chung, công tác lập dự toán trên địa bàn huyện Cô Tô đảm bảo thủ tục và thời gian theo quy định.

3.2.1.1. ập dự toán thu ngân sách nhà nước

Dựa theo sự chỉ đạo của Ủy ban nhân tỉnh và hướng dẫn của Sở Tài chính, Căn cứ Nghị quyết HĐND huyện giao, Chi cục thuế, các cơ quan liên quan, UBND các xã, thị trấn tổ chức thu, nộp ngân sách hằng năm.

Bảng 3.1. Dự toán thu ngân sách theo từng địa phƣơng trong huyện

Chỉ tiêu Năm (Triệu đồng)

2011 2012 2013

Tổng thu NSNN trên địa bàn 11.189 15.740 20.185

I. Tổng các khoản thu cân đối 650 756 978

1. Thị Trấn Cô Tô 500 560 764

3. Xã Thanh Lân 119 150 134 II. Số bổ sung từ ngân sách cấp tỉnh cho

ngân sách cấp huyện 10.539 14.984 19.207

1. Bổ sung cân đối 10.539 14.984 19.207

2. Bổ sung có mục tiêu1

Nguồn: Báo cáo dự toán thu NSNN huyện Cô Tô năm 2011 - 2013

Dựa vào bảng số liệu tổng dự toán thu ngân sách của huyện tăng đều qua các năm. Năm 2012 tăng 4551 triệu so với năm 2011; năm 2013 tăng 4.445 triệu đồng trong đó dự toán tăng thu chủ yếu từ bổ sung cân đối từ ngân sách tỉnh.

3.2.1.2. ập dự toán chi ngân sách nhà nước

Căn cứ theo các khoản chi năm trước, nhiệm vụ cụ thể của năm kế hoạch vùng cơ quan có thẩm quyền thông báo và hướng dẫn của cấp trên làm cơ sở lập dự toán chi ngân sách hàng năm

Bảng 3.2. Lập kế hoạch dự toán chi ngân sách huyện Cô Tô

Chỉ tiêu Năm (Tr.đ) So sánh (%)

2011 2012 2013 12/11 13/12

Tổng chi ngân sách huyện (A+B) 96.485 144.294 144.712 149,6 100,3 A. Chi cân đối ngân sách huyện 96.175 144.146 144.652 149,9 100,4

I. Chi đầu tư phát triển 23.832 33.500 37.459 140,6 111,8

1. Chi đầu tư xây dựng cơ bản 21.832 31.100 36.059 142,5 115,9 2. Chi xây dựng cơ sở hạ tầng bằng

nguồn thu tiền sử dụng đất 2.000 2.400 1.400 120 58,3

II. Chi thư ng xuyên

1. Chi quốc phòng 1.768 2.360 1.280 133,5 54,2

2. Chi an ninh 928 700 560 75,4 80

3. Chi sự nghiệp giáo dục và đào tạo 21.031 28.371 30.923 134,9 109 4. Chi sự nghiệp y tế 4.588 7.245 7.604 157,9 105 5. Chi sự nghiệp khoa học công nghệ

6. Chi sự nghiệp văn hóa thông tin 1.146 1.696 2.225 148 131,2 7. Chi sự nghiệp phát thanh truyền hình 1.014 1.399 1.598 138 114,2 8. Chi sự nghiệp thể dục thể thao 572 573 585 100,2 102

10. Chi sự nghiệp kinh tế 9.940 20.776 10.468 209 50,4 12. Chi quản l hành chính nhà nước 25.545 34.389 37.481 134,6 109 13. Chi khác ngân sách 1.202 1.780 1.710 148,1 96,1

III. Dự phòng 3.510 6.257 3.493 178,3 55,8

B. Chi từ khoản thu để lại quản l qua

NSNN 310 148 47,7

Nguồn: Báo cáo dự toán chi ngân sách huyện từ năm 2011- 2013

Dựa vào bảng 3.3 cho thấy nhiệm vụ chi ngân sách huyện Cô Tô tăng qua các năm, mức tăng bình quân hàng năm 24,95% trong giai đoạn từ năm 2011- 2013 để đảm bảo chi trả các đúng quy định của khoản đầu tư phát triển, theo chế độ và các khoản chi khác theo quy định nhà nước.

3.2.1.3 Công tác quản lý dự toán ngân sách

Phòng Tài chính - ế hoạch huyện Cô Tô phối hợp với Chi cục Thuế Cô Tô dựa trên tình hình kinh tế địa phương, phân cấp nhiệm vụ thu của tỉnh và số thực hiện thu ngân sách năm trước lập dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn báo cáo Thường trực HĐND, UBND huyện và gửi Sở Tài chính. Sở Tài chính cùng với Cục Thuế tỉnh tổ chức thảo luận dự toán thu với UBND huyện sau đó thống nhất trình HĐND, UBND tỉnh quyết định.

Dự toán chi ngân sách huyện (bao gồm ngân sách các đơn vị dự toán, các đơn vị sự nghiệp và các xã, thị trấn) do phòng Tài chính - ế hoạch huyện lập trên cơ sở định mức chi của Nhà nước, phân cấp nhiệm vụ chi của tỉnh và kết quả thảo luận với UBND các xã, thị trấn. Phòng Tài chính - ế hoạch báo cáo Thường trực HĐND và UBND huyện đồng thời gửi Sở Tài chính, Sở ế hoạch và Đầu tư thẩm định. Sau khi có quyết định giao thu, phân bổ chi ngân sách của UBND tỉnh, thì Phòng tham mưu cho UBND huyện trình HĐND đồng cấp quyết định giao kế hoạch thu, phân bổ dự toán chi cho các xã, thị trấn và các đơn vị thụ hưởng ngân sách trực thuộc huyện.

Nhìn chung công tác lập dự toán hàng năm đã đi vào nề nếp, các nguồn thu, nhiệm vụ chi tương đối ổn định. Những năm gần đây hệ thống văn bản hướng dẫn lập dự toán NSNN ngày càng đầy đủ và hoàn thiện, chất lượng

công tác lập dự toán ngày càng được nâng cao, đặc biệt là việc giao ổn định ngân sách từ 3 - 5 năm, ổn định tỷ lệ điều tiết, ổn định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi đã tạo sự chủ động cho địa phương trong việc xác định nguồn lực, bảo đảm các nhiệm vụ chi theo thẩm quyền.

Tuy nhiên, trong xây dựng dự toán NSNN hàng năm vẫn còn bộc lộ một số điểm bất cập ảnh hưởng tới chất lượng của dự toán như:

- Thời gian trong quy trình lập dự toán địa phương hàng năm chưa hợp l , còn dồn nén tạo ra nhiều áp lực cho các cơ quan, các cấp chính quyền địa phương trong lập dự toán, dẫn đến quy trình lập dự toán đối với ngân sách huyện và ngân sách xã không thực hiện theo quy định các bước (2 xuống, 1 lên) của Luật ngân sách, thực tế chỉ đạt hai bước là (1 lên, 1 xuống). Những bất cập về thời gian trình tự, thủ tục pháp l như hiện nay dẫn đến các chỉ tiêu trong dự toán thu, chi ngân sách thiếu căn cứ khoa học, thiếu tính thực tiễn.

- Công tác lập dự toán của các đơn vị, các cấp ngân sách thiếu tính tích cực; dự toán thu thường là xây dựng thấp, dự toán chi thường là đưa ra nhu cầu quá cao, trong khi khả năng cân đối ngân sách của cấp trên còn rất khó khăn, do đó quá trình thảo luận giao kế hoạch ngân sách rất khó thống nhất, thường dẫn đến sự áp đặt số liệu của cơ quan quản l Ngân sách cấp trên.

- Công tác lập dự toán Ngân sách ở cấp xã mới chỉ bước đầu thực hiện theo luật phần lớn đều do cấp huyện làm thay, và chủ yếu mới tính toán được phần chi cho con người và một phần chi cho hoạt động không tính toán được phần chi cho phát triển, đầu tư, nuôi dưỡng nguồn thu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý ngân sách tại huyện cô tô tỉnh quảng ninh (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)