Đánh giá của các cán bộ về quản lý ngân sách Nhà nước trên địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn phường thọ sơn, thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 90)

5. Bố cục của luận văn

3.2.5. Đánh giá của các cán bộ về quản lý ngân sách Nhà nước trên địa

bàn phường Thọ Sơn

Để đánh giá được việc quản lý NSNN đã phù hợp hay chưa thể hiện qua bảng tổng hợp 3.9 sau:

Bảng 3.9. Đánh giá quản lý NS Nhà nước trên địa bàn phường Thọ Sơn

TT Nội dung

Mức độ đánh giá

Tốt Đạt yêu cầu Chưa đạt

yêu cầu Không chấp nhận SL (người) CC (%) SL (người) CC (%) SL (người) CC (%) SL (người) CC (%) 1 Chi đầu tư

1.1 Tính minh bạch 25 53 20 20 3 10 1 3

1.2 Tính công bằng 35 57 25 25 2 7

1.3 Tính khoa học và hợp lý 30 67 15 15 3 10 1 3

1.4 Sự phù hợp với tình hình thực tế 20 60 40 40 3 10 2 7

2 Chi thường xuyên

2.1 Tính minh bạch 20 60 6 20 5 15

2.2 Tính công bằng 30 70 8 25 1 3

2.3 Tính khoa học và hợp lý 18 60 10 30 2 7 1 3

2.4 Sự phù hợp với tình hình thực tế 16 57 8 25 5 15 2 7

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả)

Nhìn chung phân bổ chi của phường được đánh giá mức tốt gần và trên 60% về tính minh mạch, công bằng và hợp lý, sự phù hợp với tình hình thực tế, còn lại từ 20-37% là đạt yêu cầu, còn lại số rất ít là chưa đạt yêu cầu và không chấp nhận. Không chấp nhận thường rơi vào tính khoa học, hợp lý và sự phù hợp với tình hình thực tế.

Bảng 3.10. Chỉ tiêu căn cứ phân bổ vốn đầu tư

TT Chỉ tiêu làm căn cứ phân bổ

Số ý kiến của người điều tra SL (người) Cơ cấu (%)

1 Dân số 15 30

2 Diện tích tự nhiên 5 10

3 Thu NS nhà nước giao 15 30

4 Tốc độ tăng GDP bình quân 3 năm 5 10

5 Số học sinh 5 10

6 Số CB công nhân viên chức phường 3 6

7 Số hộ nghèo 2 4

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả)

Chỉ tiêu tốc độ tăng GDP bình quân 3 năm liền kề phản ánh trình độ phát triển được khá nhiều người quan tâm nhưng chỉ tiêu này đã được phản ánh một phần trong chỉ tiêu thu NSNN trên địa bàn; hơn nữa việc tính toán chính xác các chỉ tiêu này đối với cấp xã, phường có khó khăn nên không xét chọn. Mặt khác, số hộ nghèo cần phải được ưu tiên xét chọn nhằm thể hiện đường lối đẩy nhanh tốc độ xóa đói giảm nghèo của Đảng và Nhà nước ta. Nhưng với góc độ của cán bộ và lãnh đạo bên ngành tài chính kế hoạch thì việc phân bổ vốn đầu tư căn cứ nhiều nhất là vào dân số chiếm 30% ý kiến, thứ 2 là căn cứ vào diện tích tự nhiên chiếm 17% ý kiến, thứ 3 dựa vào thu NS nhà nước giao chiếm 13%. Nhìn chung theo sự sắp xếp thứ tự của chỉ tiêu làm căn cứ.

* Định mức phân bổ chi thường xuyên

Bảng 3.11. Tiêu chí chi thường xuyên ở phường Thọ Sơn

Chỉ tiêu điều tra

Số ý kiến của người điều tra SL (người) Cơ cấu (%) 1 Nhóm chi hành chính 50 100

1.1 Theo dân số kết hợp với hệ số vùng 5 10

1.2 Theo biên chế kết hợp với hệ số vùng 10 20 1.3 Theo biên chế kết hợp với hệ số vùng, dân

số và bổ sung chi cho một số hoạt động đặc thù 30 60

1.4 Theo tiêu chí khác 5 10

2 Nhóm chi sự nghiệp 50 100

2.1 Theo quỹ lương kết hợp với bổ sung chi cho

một số hoạt động đặc thù 5 10

2.2 Theo dân số kết hợp với hệ số vùng 5 10

2.3 Theo dân số kết hợp với hệ số vùng và bổ

sung chi cho một số hoạt động đặc thù 10 20

2.4 Theo dân số kết hợp với hệ số vùng và bổ sung chi cho một số hoạt động đặc thù, riêng sự nghiệp giáo dục đào tạo tính theo số đối tượng

25 50

2.5 Theo tiêu chí khác 5 10

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả)

Dân số kết hợp với hệ số vùng và bổ sung chi cho một số hoạt động đặc thù, riêng sự nghiệp giáo dục đào tạo tính theo số đối tượng là được đánh giá nhiều nhất chiếm 66%; Biên chế kết hợp với hệ số vùng, dân số và bổ sung chi cho một số hoạt động đặc thù chiếm 67% ý kiến. Nên 2 yếu tố trên cần phải quan tâm nhiều hơn khi tiến hành phân bổ ngân sách.

Trên cơ sở các nguyên tắc, căn cứ và phương pháp xác định định mức phân bổ ngân sách nêu trên, số liệu thu chi thực tế qua những năm gần đây và dự kiến khả năng thu NSNN, các cấp ngân sách sẽ tiến hành phân bổ và điều hành ngân sách hợp lý và có hiệu quả hơn.

3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý ngân sách phường Thọ Sơn

3.3.1. Nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động thu

Tình hình thu NSNN trên địa bàn phường Thọ Sơn nhìn chung tương đối tốt tuy nhiên vẫn có những khoản thu không hoàn thành kế hoạch chủ yếu là do:

- Chất lượng dự toán: Việc dự toán thu các loại thuế còn chưa sát với thực tế phát triển kinh tế trên địa bàn, còn xảy ra tình trạng nợ thuế, trốn thuế gây thất thu nguồn thu cho ngân sách Nhà nước. Cụ thể năm 2013 thu các khoản phân chia theo tỷ lệ % so với dự toán đạt 52%, năm 2014 đạt 122,9%, năm 2015 đạt 50,4%, năm 2016 đạt 29,2%.

- Tình hình phát triển kinh tế: Các thành phần kinh tế phát triển không đồng đều, thành phần kinh tế tư nhân là nguồn thu chủ yếu của ngân sách địa phương nhưng chưa được quan tâm đầu tư. Cụ thể thu thuế môn bài so với dự toán năm 2013 đạt 106,6%, năm 2014 đạt 106%, năm 2015 đạt 95%, năm 2016 đạt 128,6%...

- Tình hình an ninh, chính trị: Trên địa bàn xã vẫn còn xảy ra tình trạng buôn lậu, trốn thuế. Đề nghị các cơ quan có thẩm quyền cần có những biện pháp giải quyết kịp thời, để giảm sự thất thu cho nguồn thu ngân sách.

- Trình độ đội ngũ cán bộ: Do trình độ của các cán bộ Đội thuế còn nhiều hạn chế, biên chế ít cũng gây ảnh hưởng không nhỏ tới công tác thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn phường. Cụ thể năm 2013 có 2 cán bộ của Chi cục thuế phụ trách địa bàn cùng 5 cán bộ ủy nhiệm thu, năm 2015 không còn số cán bộ ủy nhiệm thu nữa mà do Đội thuế liên phường phụ trách đảm nhiệm với 2 cán bộ của Chi cục thuế Việt Trì. (Báo cáo tình hình phát triển kinh tế xã hội phường Thọ Sơn từ năm 2013 đến 2016)

- Chính sách: Cơ chế chính sách kinh tế của phường còn chưa thực sự phát triển đúng với tiềm năng sẵn có của địa phương, việc đầu tư tràn lan, không đúng trọng tâm, trọng điểm cũng gây ảnh hưởng tới công tác thu ngân sách của phường.

3.3.2. Nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động chi

Việc chi ngân sách trên địa bàn trong 4 năm luôn tạo điều kiện chủ động trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chi và những khoản chi bất thường đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của toàn xã tuy nhiên vẫn còn có các khoản chi vượt dự toán làm ảnh hưởng cho các khoản chi của đơn vị khác nguyên nhân chính là do:

- Chất lượng dự toán: Việc dự toán chi chưa sát với thực tế, một số khoản chi thường xuyên còn vượt dự toán gây lãng phí nguồn ngân sách của phường. Ví dụ khoản chi sự nghiệp xã hội so với dự toán năm 2013 bằng 403,8%, năm 2014 bằng 507,7%, năm 2015 bằng 344,4%, năm 2016 bằng 392%...

- Phương pháp chi: Một số khoản chi cho các cơ quan thụ hưởng từ ngân sách địa phương còn quá lớn, các khoản chi không cần thiết như: chi cho hội nghị, tiếp khách, mua sắm tài sản và những thiết bị không cần thiết. Một số đơn vị chi vượt dự toán, đã làm giảm khoản chi cho các đơn vị khác gây ảnh hưởng tới sự phát triển đồng đều của các thành phần kinh tế như: Chi sự nghiệp văn hóa, chi dân quân tự vệ đều vượt dự toán năm.

- Trình độ đội ngũ cán bộ: Do trình độ của các cán bộ kế toán cũng ảnh hưởng tới công tác dự toán chi ngân sách của phường.

- Hình thức đầu tư: Các khoản chi thường xuyên còn chiếm tỷ lệ lớn so với khoản chi cho đầu tư phát triển, một số chính sách chưa thực sự đem lại hiểu quả cao, ngược lại còn gây ra lãng phí nguồn ngân sách.

- Tình hình an ninh, chính trị: An ninh chính trị thường xuyên bất ổn, hàng năm vẫn còn xảy ra thiên tai, lũ lụt. Khoản chi cho công tác này còn lớn cũng gây ảnh hưởng tới công tác chi cho sự nghiệp khác.

- Khả năng làm việc: Công tác kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng còn mang tính công việc, chưa thực sự đi sâu tìm hiểu nguyên nhân cũng là nguyên nhân ảnh hưởng tới công tác chi ngân sách Nhà nước.

3.3.3. Nhân tố ảnh hưởng tới cân đối ngân sách

Việc cân đối thu, chi ngân sách Nhà nước là khâu quan trọng trong công tác quyết toán ngân sách Nhà nước. Luôn đảm bảo thu không vượt quá chi, thực hiện theo quy định của Luật ngân sách Nhà nước. Do vậy, trình độ năng lực của các cán bộ làm công tác tài chính, kế toán sẽ ảnh hưởng tới công tác cân đối ngân sách Nhà nước. Hy vọng Ủy ban nhân dân phường phối hợp với các cơ quan ban ngành sẽ luôn hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong những năm tới.

3.4. Đánh giá chung tình hình quản lý ngân sách trên địa bàn phường Thọ Sơn Thọ Sơn

3.4.1. Những mặt đạt được

Về tư tưởng nhận thức: nhận thức của các cấp Đảng uỷ, chính quyền về vai trò quan trọng của ngân sách trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước ở cấp xã, phường đã có sự chuyển biến rõ rệt. Việc chỉ đạo điều hành và quản lý ngân sách phường Thọ Sơn đã dần đi vào nề nếp, ngân sách phường thực sự trở thành điều kiện vật chất của chính quyền cấp xã trong việc quản lý kinh tế - xã hội ở mỗi địa phương.

- Khâu lập dự toán ngân sách: được thực hiện theo đúng trình tự, trên cơ sở phân tích tình hình chi của năm ngân sách trước đó và yêu cầu thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước. Chính điều này đã cho phép các địa phương có thể dự báo một cách tương đối về tình hình Ngân sách trong năm Ngân sách tiếp theo.

- Khâu chấp hành dự toán ngân sách: Nhìn chung, khâu chấp hành dự toán Ngân sách ở phường Thọ Sơn được thực hiện tương đối thuận lợi.

- Khâu quyết toán ngân sách: được thực hiện theo đúng trình tự, quy định của Nhà nước và chỉ đạo hướng dẫn của cấp trên, bảo đảm phản ánh chính xác, kịp thời công tác quản lý Ngân sách phường.

3.4.2. Những tồn tại cần khắc phục và nguyên nhân

3.4.2.1. Những tồn tại cần khắc phục

Khâu lập dự toán Ngân sách: vẫn còn nhận thức về công tác quản lý ngân sách còn đơn giản. Vì thế công tác lập dự toán Ngân sách phường bị coi nhẹ, chỉ làm lấy lệ. Việc lập dự toán Ngân sách không sát thực tế, không phù hợp với yêu cầu địa phương dẫn đến phải bổ sung thay đổi nhiều lần. Vì vậy công tác lập dự toán Ngân sách phường theo Luật NSNN bị coi nhẹ, chưa lập theo mục lục Ngân sách Nhà nước tới từng mục thu, chi cụ thể và theo biểu mẫu lập dự toán Ngân sách cấp xã của Bộ Tài chính.

- Việc lập dự toán chưa sát với thực tế; Chưa chủ động được nguồn chi xây dựng cơ bản.

Khâu quyết toán Ngân sách: Công tác duyệt quyết toán thiếu chính xác, báo cáo không kịp thời theo quy định. Tình trạng nợ nần sinh hoạt phí, trợ cấp cán bộ còn dây dưa kéo dài. Công tác quản lý ngân sách gặp phải khó khăn vì thông tin không đầy đủ, đồng thời gây khó khăn lớn cho cơ quan Tài chính cấp trên trong việc phân tích số liệu đề nghị quyết toán chi của Ngân sách.

- Việc thực hiện quy trình quản lý sử dụng NSNN chưa được tuân thủ chặt chẽ.

- Công tác thanh quyết toán đầu tư xây dựng cơ bản còn chậm, năng lực tư vấn, giám sát, thi công còn hạn chế.

Khâu chấp hành dự toán Ngân sách: Việc chấp hành dự toán Ngân sách và sự kiểm soát của phòng giao dịch KBNN thành phố còn phải chỉnh sửa nhiều.

Chưa chủ động trong việc khai thác các nguồn thu tại địa phương và chưa phối kết hợp chặt chẽ với đơn vị có liên quan (Chi cục thuế) khi triển khai thực hiện chính sách mới. Tuyên truyền vận động Nhân dân tự giác chấp hành chưa thường xuyên, liên tục và hiệu quả (thuế, phí xây dựng nhà ở tư nhân, chuyển nhượng quyền sử dụng đất).

3.4.2.2. Nguyên nhân của những tồn tại

- Do quán triệt không chặt chẽ của cấp trên và thời gian lập dự toán của thành phố còn chậm trễ trong khâu giao số kiểm tra xuống phường.

- Do chưa bám sát vào thực tế nên lập dự toán thu nhất là khoản thu ngân sách phường được hưởng 100% thường thấp (chưa hết các khoản thu, giấu nguồn thu). Trong khi đó không chủ động được nguồn chi đầu tư XDCB, bị động từ thành phố nên khoản thu trợ cấp có mục tiêu thường vượt xa dự toán được giao. Khi thành phố phân bổ nguồn chi đầu tư XDCB vẫn còn tình trạng “ưu tiên” cho những đơn vị chưa thực sự cần vốn.

- Theo quy định, dự toán ngân sách phường trước khi gửi Kho bạc được phòng Tài chính kế hoạch thông qua, tuy nhiên trên thực tế các đơn vị xã, phường bỏ qua bước này. Phòng Giao dịch Việt Trì chỉ căn cứ vào dự toán chi theo chương loại khoản mục được chủ tài khoản và kế toán đơn vị ký xác nhận là nhập vào phần mềm quản lý dự toán theo tổng số tiền và cho thanh toán chi theo yêu cầu, vì vậy mới có tình trạng chi sai nguồn, chi vượt định mức.

- Các thủ tục hành chính nhất là trong đầu tư XDCB còn rườm rà, mất nhiều thời gian, năng lực của các nhà tư vấn, giám sát, thi công còn hạn chế nên làm ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành các công trình XDCB.

- Do trình độ chuyên môn, nghiệp vụ Tài chính của đội ngũ cán bộ chưa theo kịp với nhịp độ triển khai ngân sách. Việc lập dự toán chi tiết, đầy đủ theo mục lục NSNN đối với phường còn rất lúng túng, dẫn đến những khó khăn trong công tác kiểm tra, kiểm soát với phòng giao dịch Kho bạc nhà nước thành phố.

- Công tác tuyên truyền, vận động về thực hiện các loại thuế, phí và lệ phí nộp vào ngân sách nhà nước cho người dân hiểu, tự giác chấp hành; mức hỗ trợ cán bộ, người thu trực tiếp còn rất thấp nên thiếu sự nhiệt tình và mang tính qua loa.

Chương 4

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA PHƯỜNG THỌ SƠN, THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ

4.1. Quan điểm, định hướng, mục tiêu quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn phường Thọ Sơn, thành phố Việt Trì địa bàn phường Thọ Sơn, thành phố Việt Trì

4.1.1. Quan điểm quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn phường Thọ Sơn, thành phố Việt Trì Sơn, thành phố Việt Trì

Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách phường nhằm góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương theo hướng bền vững và ổn định lâu dài.

Quản lý ngân sách phường phải đảm bảo nguyên tắc, phù hợp với quản lý kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của nhà nước và năng lực quản lý ngân sách phường trên địa bàn. Quán triệt Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Luật Phòng chống tham nhũng; đảm bảo việc xây dựng dự toán ngân sách, bố trí và sử dụng ngân sách thực sự tập trung, chặt chẽ, chống lãng phí nhằm nâng cao chất lượng dự toán và hiệu quả ngân sách.

Tăng tính hiệu quả của quản lý ngân sách nhà nước cấp xã, phường tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn phường thọ sơn, thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)