Những tồn tại cần khắc phục và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn phường thọ sơn, thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 97 - 99)

5. Bố cục của luận văn

3.4.2. Những tồn tại cần khắc phục và nguyên nhân

3.4.2.1. Những tồn tại cần khắc phục

Khâu lập dự toán Ngân sách: vẫn còn nhận thức về công tác quản lý ngân sách còn đơn giản. Vì thế công tác lập dự toán Ngân sách phường bị coi nhẹ, chỉ làm lấy lệ. Việc lập dự toán Ngân sách không sát thực tế, không phù hợp với yêu cầu địa phương dẫn đến phải bổ sung thay đổi nhiều lần. Vì vậy công tác lập dự toán Ngân sách phường theo Luật NSNN bị coi nhẹ, chưa lập theo mục lục Ngân sách Nhà nước tới từng mục thu, chi cụ thể và theo biểu mẫu lập dự toán Ngân sách cấp xã của Bộ Tài chính.

- Việc lập dự toán chưa sát với thực tế; Chưa chủ động được nguồn chi xây dựng cơ bản.

Khâu quyết toán Ngân sách: Công tác duyệt quyết toán thiếu chính xác, báo cáo không kịp thời theo quy định. Tình trạng nợ nần sinh hoạt phí, trợ cấp cán bộ còn dây dưa kéo dài. Công tác quản lý ngân sách gặp phải khó khăn vì thông tin không đầy đủ, đồng thời gây khó khăn lớn cho cơ quan Tài chính cấp trên trong việc phân tích số liệu đề nghị quyết toán chi của Ngân sách.

- Việc thực hiện quy trình quản lý sử dụng NSNN chưa được tuân thủ chặt chẽ.

- Công tác thanh quyết toán đầu tư xây dựng cơ bản còn chậm, năng lực tư vấn, giám sát, thi công còn hạn chế.

Khâu chấp hành dự toán Ngân sách: Việc chấp hành dự toán Ngân sách và sự kiểm soát của phòng giao dịch KBNN thành phố còn phải chỉnh sửa nhiều.

Chưa chủ động trong việc khai thác các nguồn thu tại địa phương và chưa phối kết hợp chặt chẽ với đơn vị có liên quan (Chi cục thuế) khi triển khai thực hiện chính sách mới. Tuyên truyền vận động Nhân dân tự giác chấp hành chưa thường xuyên, liên tục và hiệu quả (thuế, phí xây dựng nhà ở tư nhân, chuyển nhượng quyền sử dụng đất).

3.4.2.2. Nguyên nhân của những tồn tại

- Do quán triệt không chặt chẽ của cấp trên và thời gian lập dự toán của thành phố còn chậm trễ trong khâu giao số kiểm tra xuống phường.

- Do chưa bám sát vào thực tế nên lập dự toán thu nhất là khoản thu ngân sách phường được hưởng 100% thường thấp (chưa hết các khoản thu, giấu nguồn thu). Trong khi đó không chủ động được nguồn chi đầu tư XDCB, bị động từ thành phố nên khoản thu trợ cấp có mục tiêu thường vượt xa dự toán được giao. Khi thành phố phân bổ nguồn chi đầu tư XDCB vẫn còn tình trạng “ưu tiên” cho những đơn vị chưa thực sự cần vốn.

- Theo quy định, dự toán ngân sách phường trước khi gửi Kho bạc được phòng Tài chính kế hoạch thông qua, tuy nhiên trên thực tế các đơn vị xã, phường bỏ qua bước này. Phòng Giao dịch Việt Trì chỉ căn cứ vào dự toán chi theo chương loại khoản mục được chủ tài khoản và kế toán đơn vị ký xác nhận là nhập vào phần mềm quản lý dự toán theo tổng số tiền và cho thanh toán chi theo yêu cầu, vì vậy mới có tình trạng chi sai nguồn, chi vượt định mức.

- Các thủ tục hành chính nhất là trong đầu tư XDCB còn rườm rà, mất nhiều thời gian, năng lực của các nhà tư vấn, giám sát, thi công còn hạn chế nên làm ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành các công trình XDCB.

- Do trình độ chuyên môn, nghiệp vụ Tài chính của đội ngũ cán bộ chưa theo kịp với nhịp độ triển khai ngân sách. Việc lập dự toán chi tiết, đầy đủ theo mục lục NSNN đối với phường còn rất lúng túng, dẫn đến những khó khăn trong công tác kiểm tra, kiểm soát với phòng giao dịch Kho bạc nhà nước thành phố.

- Công tác tuyên truyền, vận động về thực hiện các loại thuế, phí và lệ phí nộp vào ngân sách nhà nước cho người dân hiểu, tự giác chấp hành; mức hỗ trợ cán bộ, người thu trực tiếp còn rất thấp nên thiếu sự nhiệt tình và mang tính qua loa.

Chương 4

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA PHƯỜNG THỌ SƠN, THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ

4.1. Quan điểm, định hướng, mục tiêu quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn phường Thọ Sơn, thành phố Việt Trì

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn phường thọ sơn, thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 97 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)