Nhóm giải pháp về đẩy mạnh chuyên môn nghiệp vụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn phường thọ sơn, thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 110 - 114)

5. Bố cục của luận văn

4.2.3. Nhóm giải pháp về đẩy mạnh chuyên môn nghiệp vụ

4.2.3.1. Tăng cường công tác quản lý ngân sách trên địa bàn theo đúng nội dung của quản lý ngân sách phường. Tuân thủ nghiêm ngặt các khâu lập dự toán, chấp hành dự toán, quyết toán ngân sách.

Công tác quản lý NSXP hiện nay đang trong quá trình hoàn thiện, nhiều văn bản hướng dẫn mới được ban hành. Việc quản lý NSXP đang thực hiện theo luật NSNN, tuy nhiên do trình độ năng lực cán bộ cơ sở còn yếu, cơ chế quản lý mới mẻ nên trong thực tế việc điều hành của chính quyền phường còn lúng túng. Trên cơ sở các chính sách, chế độ mà Nhà nước ban hành, UNBD tỉnh, Sở Tài chính cần ban hành thêm các văn bản hướng dẫn rõ ràng, cụ thể, Nhà nước cần nghiên cứu và đưa ra các chế độ quy định về phân cấp quản lý hoạt động thu chi ở các xã, phường một cách cụ thể hơn nhằm nâng cao hơn nữa tính chủ động sáng tạo của chính quyền Nhà nước cấp xã, phường trong công tác quản lý ngân sách.

Trên thực tế các xã, phường có sự khác nhau khá lớn về nguồn lực, yêu cầu khả năng quản lý, nếu một quy định đem áp dụng đồng bộ cho tất cả các xã, phường sẽ không phù hợp. Do đó Nhà nước cần có cơ chế phân cấp cho địa phương được quyền ban hành một số chính sách, chế độ, cách thức tổ chức thu có tính đặc thù của địa phương. Nguồn ngân sách thực hiện chế độ, chính sách do địa phương ban hành thì do ngân sách địa phương đảm nhận. Điều này tạo ra cơ chế linh hoạt cho các xã, phường trong quản lý NSXP.

Trong một số trường hợp, do chưa bao quát, lường hết được những yếu tố phát sinh mới. Chẳng hạn như một xã, phường có nguồn thu của hộ kinh doanh sản xuất có nhà máy hoạt động kinh doanh có hiệu quả, số thu ngân sách tăng đột biến so với kế hoạch giao. Ngược lại, theo đánh giá kết quả thu năm trước để giao dự toán cho năm sau, nhưng trong quá trình tổ chức thu có một số cơ sở sản xuất kinh doanh đóng trên địa bàn xã, phường làm ăn thua lỗ dẫn đến không hoàn thành về chỉ tiêu thuế, làm mất cân đối cục bộ ở xã, phường. Trong khi đó xã, phường thừa nguồn thu không điều chỉnh cho xã, phường bị hụt thu, mất cân đối. Nếu không xử lý kịp thời thì có thể dẫn đến tình trạng địa phương bị giảm thu đột biến lâm vào tình trạng rất khó khăn, phải đề nghị cấp trên bổ sung cân đối, nghĩa là sẽ dẫn đến cơ chế xin cho.

- Kho bạc Nhà nước, cần nghiên cứu quản lý tốt nguồn thu, giảm bớt những thủ tục phiền hà cho xã, phường theo hướng đơn giản, dễ làm nhưng vẫn quản lý chặt chẽ ngân sách.

- Thực hiện tốt chế độ, chính sách động viên, khuyến khích, khen thưởng kịp thời và thoả đáng đối với các đơn vị, cá nhân có nhiều thành tích trong công tác quản lý xây dựng ngân sách xã, phường.

4.2.3.2. Tăng cường cải tạo, phát triển các nguồn thu, cơ chế quản lý nguồn thu

* Phát triển kinh tế để tăng nguồn thu, cải thiện nguồn thu.

Tăng cường công tác xúc tiến đầu tư, huy động tối đa các nguồn lực cho đầu tư phát triển. Hoàn thiện và tổ chức thực hiện có hiệu quả các chính sách khuyến khích, thu hút đầu tư của các thành phần kinh tế vào khu công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, khu du lịch, khu vực làng nghề...

Đổi mới hoạt động thu NSNN, chú trọng xây dựng nuôi dưỡng nguồn thu mới, lâu dài, ổn định, vững chắc kết hợp với khai thác tốt các nguồn thu hiện có trên cơ sở phát huy thế mạnh, điều kiện tự nhiên của từng địa phương và tiềm năng của từng lĩnh vực để tạo nguồn thu cho NSNN.

Tiếp tục đẩy mạnh công tác thu ngân sách theo luật định. Trước mắt cần chú trọng khai thác tốt nguồn thu từ đất đai, quy hoạch và lập các dự án nhà ở để vừa phát triển đô thị vừa đấu giá tạo nguồn vốn sử dụng đất cho đầu tư phát triển. Tăng cường chỉ đạo thực hiện cơ chế phối hợp trong công tác thu ngân sách và các biện pháp chống thất thu ngân sách, đặc biệt là thu thuế khu vực hộ kinh doanh cá thể các khu đô thị, chợ, các trục đường phố chính, các hoạt động xây dựng cơ bản, vận tải…

Tạo điều kiện thuận lợi cho các Ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng mở rộng và phát triển. Thực hiện tốt các chính sách ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua hỗ trợ lãi suất tạo thuận lợi cho người gửi, người vay và sự an toàn của hoạt động ngân hàng nhằm hỗ trợ, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh và phục vụ đời sống Nhân dân.

* Đầu tư các nguồn thu cố định.

- Quy hoạch và đầu tư xây dựng chợ, các nơi giao lưu văn hoá… nhằm từng bước tạo dựng nguồn thu ổn định, lâu dài từ các khoản phí, lệ phí.

- Khuyến khích phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ đưa các ngành mới vào địa phương. Phát triển thêm làng nghề trồng cây cảnh, hoa tươi, tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá.

- Khai thác triệt để lợi thế của cầu, chợ, mở rộng liên doanh liên kết với bên ngoài. Tranh thủ vốn, kỹ thuật của cấp trên để mở mang kiến thức, phát triển kinh tế tạo công ăn việc làm cho người lao động.

- Ban tài chính cần phối hợp chặt chẽ với cơ quan thuế, kho bạc Nhà nước thành phố Việt Trì trong việc quản lý và khai thác triệt để các nguồn thu từ thuế.

- Tăng cường các biện pháp chính quyền, phối kết hợp với các đoàn thể nhân dân ở phường để tổ chức thu nợ cũ đảm bảo công bằng xã hội và có kinh phí đầu tư cho xây dựng giao thông, kết cấu hạ tầng.

- Làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục để mọi người tự giác chấp hành nghiêm chỉnh và nộp thuế theo qui định.

- Động viên khen thưởng cho những người chấp hành và hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế tốt. Xử lý nghiêm minh mọi trường hợp vi phạm. Khuyến khích lợi ích bằng vật chất trong tổ chức thu nộp.

* Phát triển nguồn thu trên địa bàn.

Thực hiện mục tiêu của Đảng và Nhà nước trong công cuộc Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước, chúng ta cần phát huy nội lực, nâng cao năng lực của nền kinh tế quốc dân đủ sức hội nhập kinh tế thế giới thì cần có những chính sách nhằm khuyến khích, thu hút đầu tư phát triển kinh tế, có những chiến lược phát triển kinh tế đúng đắn. Việc đầu tư phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn đã và đang được Đảng và Nhà nước coi là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược rút ngắn khoảng cách giữa thành thị và nông thôn. Đặc biệt, vấn đề thực hiện quản lý tốt ngân sách theo Luật Ngân sách Nhà nước nói chung và vấn đề tăng cường quản lý Ngân sách Nhà nước nói riêng, không thể không quan tâm tới việc khuyến khích thu hút đầu tư phát triển kinh tế - xã hội nhằm khai thác, nuôi dưỡng nguồn thu cho ngân sách một cách ổn định, bền vững lâu dài và phát triển, đảm bảo cân đối ngân sách trên địa bàn.

- Về Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp:

Tiếp tục triển khai và thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho hộ sản xuất kinh doanh, phát triển sản xuất và đảm bảo xã hội.

Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, hộ sản xuất duy trì, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh. Chú trọng phát triển các nghề truyền thống sử dụng nhiều lao động. Thực hiện hỗ trợ và đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Tranh thủ các nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng; tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế đầu tư vào sản xuất, kinh doanh, đảm bảo an toàn và có hiệu quả.

- Thương mại, dịch vụ:

Thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước đối với các cơ sở, doanh nghiệp, hộ gia đình kinh doanh các sản phẩm hàng hóa trên địa bàn; quan tâm

phát triển các ngành dịch vụ mà thành phố nói chung và phường nói riêng có thế mạnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn phường thọ sơn, thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 110 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)