5. Bố cục của luận văn
4.3.2. Với UBND phường Thọ Sơn
Tăng cường quản lý khai thác tốt nguồn thu, quản lý chặt chẽ mọi khoản chi NSNN.
Tiếp tục hoàn thiện phân cấp quản lý NSNN.
Nâng cao chất lượng công tác lập, phân bổ, chấp hành và quyết toán NSNN.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý NSNN.
Đổi mới công tác tổ chức và cán bộ để đồng bộ với việc đổi mới cơ cấu tài chính, chức năng nhiệm vụ của các cơ quan tài chính, nâng cao năng lực và trình độ đội ngũ cán bộ. Đồng thời đòi hỏi có sự chỉ đạo thống nhất đồng bộ của Trung ương, sự quan tâm chỉ đạo của các cấp uỷ, chính quyền địa phương và sự cố gắng nỗ lực phối, kết hợp giữa các ngành, các đơn vị trong quản lý NSNN.
KẾT LUẬN
Ngân sách Nhà nước nói chung và ngân sách xã, phường nói riêng là một trong những công cụ của chính sách tài chính nhà nước và địa phương để quản lý kinh tế vĩ mô, đáp ứng mục tiêu ổn định KT-XH theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Vì vậy tăng cường quản lý thu, chi NSNN có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế, đáp ứng tốt nhu cầu chi tiêu của bộ máy nhà nước khi thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh, quốc phòng.
Thực trạng về quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn phường Thọ Sơn trong những năm đã có nhiều cố gắng, đảm bảo được nguồn tài chính cho đầu tư phát triển hạ tầng, xây dựng được nhiều công trình điện đường, trường, trạm đóng góp nhiều cho sự phát triển nền kinh tế xã hội của địa phương, làm thay đổi bộ mặt đô thị. Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức công tác quản lý ngân sách nhà nước vẫn còn nhiều những bất cập, những hạn chế và yếu kém, đó cũng là những tồn tại chung của ngân sách phường hiện nay, cụ thể: công tác lập dự toán chưa được sát so với thực tế, chất lượng dự toán chưa cao, công tác quản lý ngân sách còn lỏng lẻo; Trình độ của cán bộ còn hạn chế; Công tác kiểm tra giám sát của các ngành chức năng còn chưa thường xuyên, sâu sát; tinh thần tự giác của Nhân dân một số nơi còn chưa cao...
Mục tiêu quản lý Ngân sách phường Thọ Sơn là nâng cao trình độ cán bộ quản lý ngân sách, kế toán tài chính, thường xuyên bồi dưỡng nâng cao trình độ, tu dưỡng rèn luyện phẩm chất đạo đức. Thu đúng, thu đủ, phấn đấu tăng thu bình quân hàng năm tăng 15%. Thực hiện chi tiết kiệm và có hiệu quả để nâng cao giá tri ̣ gia tăng đầu ra từ các hoa ̣t đô ̣ng sử du ̣ng ngân sách phường. Giảm chi phí quản lý, ưu tiên các phương pháp đã được thử nghiê ̣m trong thực tế như khoán chi hành chính. Thực hành tiết kiệm chống lãng phí, tăng cường pháp chế đảm bảo cho pháp luật nghiêm minh tới từng quan hệ tài chính. Ưu tiên hàng đầu chi cho đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng như đường
giao thông, trường học, trạm y tế, chi sự nghiệp giáo dục, chi hỗ trợ sản xuất,... góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của phường.
Để hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước của phường Thọ Sơn, thành phố Việt Trì thành hiện thực cần thực hiện các giải pháp sau: Nhó m giải pháp chung cần nâng cao chất lượng công tác xây dựng dự toán ngân sách phường. Củng cố tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực, trình độ của cán bộ quản lý ngân sách phường. Nhóm giải pháp về chuyên môn nghiệp vụ, thể chế chính sách cần phải tăng cường công tác quản lý ngân sách trên địa bàn theo đúng nội dung của quản lý ngân sách phường. Tuân thủ nghiêm ngặt các khâu lập dự toán, chấp hành dự toán, quyết toán ngân sách. Tăng cường cải tạo, phát triển các nguồn thu, cơ chế quản lý nguồn thu. Hoàn thiện hệ thống căn cứ, định mức trong công tác lập và phân bổ dự toán ngân sách. Khuyến khích phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn phường Thọ Sơn tăng cường khả năng kiểm tra nội bộ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Tài chính (2006), Thông tư 60/2006/TT-BTC quy định về quản lý Ngân sách xã và các hoạt động Tài chính khác của xã, phường, thị trấn, NXB Tài chính, Hà Nội 2006.
2. Bộ Tài chính (2007), Thông tư 59/2003/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định số 60/2007/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật NSNN, NXB Tài chính, Hà Nội 2007.
3. Bộ Tài chính (2010), Hướng dẫn quản lý thu, chi Ngân sách xã, phường, thị trấn, NXB Tài chính, Hà Nội tháng 4-2010.
4. Bộ Tài chính (2010), Hướng dẫn thực hiện Luật NSNN, NXB Tài chính, Hà Nội 2010.
5. Bộ Tài chính (2010), Quản lý Ngân sách xã, phường, NXB Tài chính, Hà Nội tháng 6-2010.
6. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2003), Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật NSNN, Nghị định số 60/NĐ-CP ngày 6/06/2003.
7. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2016), Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật NSNN, Nghị định số 163/NĐ-CP ngày 21/12/2016. 8. GS.,TS.Vũ Văn Hóa, PGS.,TS.Lê Văn Hưng (2010), Giáo trình Tài
Chính Quốc Tế ”. Đại Học KD & CN Hà Nội.
9. GS.,TS.Vũ Văn Hóa, PGS.,TS.Lê Văn Hưng &TS.Vũ Quốc Dũng (2011),
Giáo trình “Lý thuyết Tiền Tệ và Tài Chính”, ĐH Kinh Doanh & Công Nghệ Hà Nội.
10. Lịch sử Tài chính Việt Nam, NXB Thống kê, Hà Nội 1992.
11. PGS.TS. Dương Đăng Chính, TS. Phạm Văn Khoan (2007), Giáo trình Quản lý tài chính nhà nước, Nhà xuất bản Tài Chính
12. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2002), Luật số 01/2002/QH11, Luật NSNN, NXB Tài chính, Hà nội 2003.
13. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2016), Luật số 83/2015/QH13, Luật NSNN, NXB Tài chính, Hà nội 2016.
14. UBND phường Thọ Sơn (2013), Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ Kinh tế - Xã hội năm 2013, phương hướng nhiệm vụ năm 2014.
15. UBND phường Thọ Sơn (2014), Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ Kinh tế - Xã hội năm 2014, phương hướng nhiệm vụ năm 2015.
16. UBND phường Thọ Sơn (2013), Báo cáo quyết toán thu chi ngân sách phường Thọ Sơn năm 2013.
17. UBND phường Thọ Sơn (2014), Báo cáo quyết toán thu chi ngân sách phường Thọ Sơn năm 2014.
18. UBND phường Thọ Sơn (2015), Báo cáo quyết toán thu chi ngân sách phường Thọ Sơn năm 2015.
19. UBND phường Thọ Sơn (2016), Báo cáo thực hiện thu chi ngân sách phường Thọ Sơn năm 2016.
20. Website Tỉnh Thái Bình (2007), Kinh nghiệm Quản lý thu, chi của Huyện Hưng Hà tỉnh Thái Bình http://www.thaibinh.gov.vn/end-user/.
PHỤ LỤC PHIẾU ĐIỀU TRA
Về tiêu chí phân bổ ngân sách nhà nước
I. NGHIÊN CỨU HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN
Từ nhận định của mình về thực trang phân bổ NSNN hiện nay, Anh/Chị vui lòng đánh dấu √ đúng với sự lựa chọn của Anh /Chị.
1. Chi đầu tư phát triển
2. Chi thường xuyên
II. Xây dựng tiêu chí phân bổ chi đầu tư phát triển
Từ nhận định của mình về tiêu chí phân bổ chi đầu tư phát triển hiện nay, theo Anh/Chị tiêu chí nào là quan trọng hơn khi phân bổ chi đầu tư phát triển?
1.2 Tính công bằng
Đạt yêu cầu
Tốt Chưa đạt yêu cầu Không xác định
1.3 Tính khoa học và hợp lý Đạt yêu cầu
Tốt Chưa đạt yêu cầu Không xác định
1.4 Sự phù hợp với tình hình thực tế Đạt yêu cầu
Tốt Chưa đạt yêu cầu Không xác định
1.1 Tính minh bạch
Đạt yêu cầu
Tốt Chưa đạt yêu cầu Không xác định
2.2 Tính công bằng
Đạt yêu cầu
Tốt Chưa đạt yêu cầu Không xác định
2.3 Tính khoa học và hợp lý Đạt yêu cầu
Tốt Chưa đạt yêu cầu Không xác định
2.4 Sự phù hợp với tình hình thực tế Đạt yêu cầu
Tốt Chưa đạt yêu cầu Không xác định
2.1 Tính minh bạch
Đạt yêu cầu
Xin vui lòng đánh dấu √ đúng với sự lựa chọn của Anh /Chị.
III. Xây dựng tiêu tiêu chí phân bổ chi thường xuyên
Từ nhận định của mình về tiêu chí phân bổ chi thường xuyên hiện nay, theo Anh/Chị tiêu chí nào là quan trọng hơn khi phân bổ chi thường xuyên? Xin vui lòng đánh dấu √ đúng với sự lựa chọn của Anh /Chị.
1. Dân số
2. Diện tích tự nhiên
3. Khu vực kinh tế trọng điểm 4. Số đơn vị
5. Số học sinh 6. Số hộ nghèo 7.Thu ngân sách
1.1 Dân số kết hợp với hệ số vùng
1.2 Theo biên chế kết hợp với hệ số vùng
1.3 Theo biên chế kết hợp với hệ số vùng, dân số và bổ sung chi cho một số hoạt động đặc thù
1.4 Theo tiêu chí khác
2. Nhóm chi sự nghiệp:
2.1 Theo quỹ lương kết hợp với bổ sung chi cho một số hoạt động đặc thù
2.2 Theo dân số kết hợp với hệ số vùng
2.3 Theo dân số kết hợp hệ số vùng và bổ sung chi cho một số hoạt động đặc thù
2.4 Theo dân số kết hợp với hệ số vùng và bổ sung chi cho một số hoạt động đặc thù, riêng sự nghiệp giáo dục đào tạo tính theo đối tượng
2.5 Theo tiêu chí khác