Như đã đề cập trong chương 2, đa số nhân viên của XMedia là thế hệ trẻ và họ có mong muốn được ăn mặc thoải mái khi đi làm. Làm việc trong một môi trường sáng tạo thì sự thoải mái về đầu óc là điều tất yếu. Tuy nhiên, nếu theo đuổi một phong cách làm việc chuyên nghiệp thì XMedia vẫn nên giữ nguyên trang phục công sở như hiện tại. Thay vào đó cần củng cố nhận thức của nhân viên. Để nhân viên có thể thoải mái làm việc trong bất cứ bộ trang phục nào, trước hết cần phải tạo một môi trường gắn kết. Để có thể tạo một môi trường gắn kết, cần phải hoàn thiện văn hóa giao tiếp, sẻ chia của
Khóa luận tốt nghiệp Khoa quản trị kinh doanh
sự tin tưởng và tín nhiệm. Cấp trên cần tránh những trường hợp truyền đạt thông tin mang tính áp đặt, bắt buộc. Cần phải tôn trọng cấp dưới và tạo mối quan hệ khăng khít đối với cấp dưới. Khen chê đúng lúc và khi trao đổi thông tin cần phải chắc chắn rằng mọi người đã hiểu rõ và nắm được nó. Ngược lại cấp dưới cũng phải tôn trọng vị trí của
cấp trên, không được vượt cấp. Cần phải phản hồi thường xuyên với cấp trên về tiến độ công việc của mình. Học hỏi phong cách của cấp trên và phối hợp với đồng đội để hoàn
thành nhiệm vụ được giao.
- Thứ hai, cải thiện mối quan hệ giữa các nhân viên. Trong công ty không nên để
xảy ra tình trạng bè phái, chia rẽ nội bộ. Mối quan hệ đồng nghiệp nên được xây dựng trên nền tảng hợp tác đôi bên cùng có lợi. Cấp lãnh đạo cần đưa ra biện pháp kỷ luật khi
nhân viên không tuân thủ quy định của công ty. Các cá nhân cũng nên giữ khoảng cách,
không nên tò mò vào đời tư, không nói xấu sau lưng, không bè phái, không cố chấp. Cần tránh những mối quan hệ vụ lợi. Tạo một môi trường cạnh tranh nhưng vì mục tiêu của công ty.
- Thứ ba, cải thiện cơ hội việc làm và sự công bằng trong công việc. Luôn luôn hỗ trợ nhân viên khi họ cần. Cho nhân viên biết nhiệm vụ của họ, và phải có kế hoạch cụ thể. Nếu nhân viên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao có thể trao thưởng. Ngăn chặn
những lời qua tiếng lại trong công ty. Thực hiện các báo cáo đánh giá kết quả làm việc để theo dõi và thay đổi nếu cần thiết. Tuyển dụng nhân sự cần phải phù hợp với công việc đang thiếu. Không được thiện vị, xem thường nhân viên.
Trên đây chính là ba hướng tiếp cận có thể làm thay đổi nhận thức của nhân viên,
tạo mối quan hệ khăng khít giữa doanh nghiệp với người đi làm. Ngoài ra, cần thay đổi nhận thức nhân viên để họ hiểu rằng: Văn hóa doanh nghiệp không phải là kết quả riêng
của người lãnh đạo mà do tập thể lao động tạo nên. Nếu chỉ có ban lãnh đạo cố gắng xây dựng văn hóa doanh nghiệp thì văn hóa đó không phải là văn hóa doanh nghiệp vì nó không được thừa nhận rộng rãi bởi các thành viên. Chính vì vậy, sự nhận thức về văn
Khóa luận tôt nghiệp Khoa quản trị kinh doanh
3.3.3. Cải thiện sự giao tiếp giữa lãnh đạo và nhân viên
Cần lắng nghe những ý kiến, đóng góp của nhân viên và có cách tiếp nhận cũng như giải quyết một cách phù hợp. Cảm giác mà mọi người mong muốn nhận được chính
là sự tôn trọng, mà một trong những biểu hiện của sự tôn trọng chính là lắng nghe. Lắng
nghe là 1 cách hiệu quả để nhân viên cởi mở hơn, sẵn sàng giãi bày những vấn đề mà họ không có cách giải quyết. Bên cạnh đó, cần khuyến khích nhân viên đưa ra ý kiến và
phản hồi. Bởi hầu hết mọi người đều muốn được tôn trọng, khi những đóng góp của mình được ghi nhận, nhân viên sẽ cố gắng đưa ra những đóng góp thiết thực nhất, giúp hoàn thiện những chính sách mà ban lãnh đạo đưa ra. Ý kiến đóng góp của nhân viên là những kinh nghiệm quý giá vào việc hoàn thiện, để cho văn hoá của XMedia ngày càng
vững mạnh.
Các nhà quản trị nên hướng đến phong cách lãnh đạo tập trung nhiều vào nhân viên như vậy sẽ truyền được cảm hứng, khuyến khích nhân viên nói lên những quan điểm của bản thân, tạo ra sự gắn bó, gần gũi giúp nhân viên phát huy được tối đa năng lực của bản thân. Lúc này tiếng nói của nhân viên chân thành và dành nhiều tâm huyết khi muốn giãi bày ý kiến, quan điểm cá nhân lên lãnh đạo, để nhà quản trị có thể nắm bắt được những tâm tư nguyện vọng của nhân viên một cách kịp thời.
Tăng cường việc tương tác, hỗ trợ nhân viên trong những tình huống nghiệp vụ đòi hỏi sự giúp đỡ của cấp trên, nếu một lãnh đạo luôn lãnh đạm, thờ ơ, chỉ có sự chủ dộng của CBNV thì chính những nhân viên đó sẽ dần cảm thấy mình không được coi trọng trong tổ chức và những ý kiến mình đưa ra chưa chắc sẽ được cấp trên quan tâm từ đó tạo nên tâm lý chán trường, không muốn đưa ra các quan điểm, ý kiến, tiếng nói cá nhân
Nhà quản trị có thể khích lệ nhân viên từ những hành động nhỏ nhất như động viên, khích lệ, khen thưởng kịp thời nếu có thành tích, dùng ngôn ngữ cơ thể như vỗ vai,
bắt tay khen ngợi để thể hiện rõ nét sự ghi nhận của lãnh đạo
Thiết lập các kênh trực tiếp và gián tiếp cho tiếng nói của nhân viên: việc đưa ra đa dạng các kênh trực tiếp và gián tiếp để nhân viên có thể nói lên suy nghĩ, quan điểm của mình rất quan trọng, điều này ảnh hưởng đến các quyết định của CBNV công ty vì
Số ý kiến (N = 101)
Thêm cây cối ^54
Khóa luận tôt nghiệp Khoa quản trị kinh doanh
điều đó cho biết phòng ban nào sẽ trực tiếp xử lý các ý kiện của họ và ý kiến họ đưa ra có được lãnh đạo tiếp nhận không. XMedia có thể triển khai các kênh như sau:
- Đưa ra các bảng hỏi, khảo sát về những mong muốn đóng góp, ý kiến của nhân
viên vào mỗi bằng cách quý gửi qua email cá nhân, điều này sẽ được đưa trực tiếp lên hội sở để xử lý.
- Đưa ra những cuộc thi về ý tưởng sáng tạo cá nhân, đội nhóm, chi nhánh,... vừa tiếp cận được các ý kiến sáng tạo độc đáo vừa tăng tinh thần đoàn kết của tổ chức.
- Có các buổi đối thoại trực tiếp với ban lãnh đạo cấp cao trên hội sở để trao đổi
trực tiếp các vấn đề bức thiết, cần được giải quyết.
- Tạo ra các cuộc họp nhóm chuyên sâu về các mảng nghiệp vụ hay một sản phẩm dịch vụ mới được tung ra thị trường với một nhóm nhân viên phụ trách kế hoạch kinh doanh để họ có thể truyền đạt lại những kinh nghiệm khi tiến hành hoạt động kinh doanh đồng thời có thể trao đổi trực tiếp những vấn đề khó khăn, vướng mắc mà nhân viên còn chưa hiểu rõ, chưa nắm được, các nhân viên sẽ dễ đặt câu hỏi trong cuộc họp kín đó do được họp riêng, tránh tinh thần e ngại, rụt rè khi phát biểu ý kiến cá nhân.”