Southwest Airlines lại là một ví dụ điển hình về việc tiếp cận văn hóa doanh nghiệp theo mô hình thoải mái. Công ty cho phép nhân viên tùy ý làm tất cả những gì có thể để làm khách hàng hài lòng. Đây chính là bí quyết thành công của hãng. Ngược lại với một số hãng hàng không khác, việc bị phàn nàn về dịch vụ chăm sóc khách hàng,
Khóa luận tốt nghiệp Khoa quản trị kinh doanh
hay tình trạng delay, thì ở Southwest Airlines tình trạng này gần như không xảy ra. Họ được đánh giá rất cao vì thái độ ân cần, niềm nở của nhân viên vì họ chuyển tải được giá trị hạnh phúc của công ty muốn hướng tới. Tuy nhiên để làm được nhân viên của Southwest Airlines thì cần phải đi qua một chặng được rất chông gai. Vì để có thể theo đuổi được hướng văn hóa doanh nghiệp tự do thoải mái thì nhân viên của họ phải là những người biết chia sẻ, thân thiện, nhiệt tình, và hài hước. Đây chính là điểm khác biệt, sự tự chủ của nhân viên khiến họ cảm thấy họ chính là một phần của công ty và họ sẽ cống hiến để tạo nên giá trị đó
Qua 2 ví dụ, ví dụ đầu về công ty Zappos - một công ty giày online lớn, ví dụ thứ hai là về Southwest Airlines, ta có thể rút ra 2 bài học sau. Thứ nhất, để có thể xây dựng được văn hóa doanh nghiệp toàn diện, cần phải chọn những người phù hợp với định hướng công ty và đưa ra nhũng chính sách xứng đáng cho họ. Thứ hai, cách nhanh nhất để xây dựng một nền văn hóa doanh nghiệp thành công là truyền đạt tầm nhìn và những giá trị công ty mang lại đến với nhân viên của mình.
Khóa luận tôt nghiệp Khoa quản trị kinh doanh
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
VHDN là toàn bộ các giá trị văn hóa được gây dựng nên trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, trở thành các giá trị, các quan niệm và tập
quán, truyền thống ăn sâu vào hoạt động doanh nghiệp ấy, chi phối tình cảm, nếp suy
nghĩ và hành vi của các thành viên của doanh nghiệp trong việc theo đuổi và thực hiện các mục đích chung. VHDN được biểu hiện ở 3 cấp độ: Các giá trị trực quan, giá trị được tuyên bố và giá trị ngầm định. VHDN là tài sản vô hình của doanh nghiệp,
có vai trò to lớn trong sự phát triển của doanh nghiệp; là nền tảng, mục tiêu, động lực,
bản sắc, thương hiệu của doanh nghiệp.
Hơn nữa qua hai ví dụ của hai doanh nghiệp về việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Người đọc cũng có thể đúc kết được hai điều. Thứ nhất, để có thể xây dựng được văn hóa doanh nghiệp toàn diện, cần phải chọn những người phù hợp với định hướng công ty và đưa ra nhũng chính sách xứng đáng cho họ. Thứ hai, cách nhanh nhất để xây dựng một nền văn hóa doanh nghiệp thành công là truyền đạt tầm nhìn và những giá trị công ty mang lại đến với nhân viên của mình.
Có thể thấy rằng việc dựa vào việc cô đọng lại hệ thống lý luận để áp dụng vào thực tế, bài nghiên cứu đã góp phần làm rõ hơn các quan điểm, ý kiến về văn hoá
doanh nghiệp, nền tảng cốt lõi và tầm quan trọng của vấn đề đó đối với mỗi doanh nghiệp và đặc biệt với lĩnh vực ngân hàng trong tiến trình hội nhập ngày càng sâu của
Việt Nam. Để doanh nghiệp có một nền văn hoá riêng, đủ mạnh và đặc sắc, các doanh
nghiệp phải nghiên cứu, vạch ra chiến lược xây dựng văn hoá đó một cách rõ ràng, cụ thể, không thể mơ hồ, bắt chiếc một doanh nghiệp nào đó được. Doanh nghiệp phải nghiên cứu kỹ nền tảng các giá trị văn hoá doanh nghiệp đã được các nhà khoa học nghiên cứu, đồng thời học hỏi các doanh nghiệp có nền tảng tài chính mạnh và một nền văn hoá đặc sắc để từ đó học hỏi, rút kinh nghiệm, kiến tạo nên các giá trị văn hoá riêng không ai có nhưng vẫn phù hợp với những giá trị văn hóa dân tộc.
Khóa luận tốt nghiệp Khoa quản trị kinh doanh
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CNTT XMEDIA