1.1.2.1. Định nghĩa Thương mại điện tử xuyên biên giới
Thương mại điện tử xuyên biên giới có thể hiểu là hoạt động xuất nhập khẩu của thương mại xuyên biên giới được thực hiện thông qua các phương thức điện tử giữa các bên trong giao dịch từ các quốc gia khác nhau.
1.1.2.2. Lợi ích của thương mại điện tử xuyên biên giới
Thương mại điện tử xuyên biên giới có tốc độ tăng trưởng ngày càng nhanh trên thế giới đã mở ra nhiều cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp và các cá nhân, đồng thời mang lại nhiều lợi ích cho họ.
Thứ nhất, TMĐT xuyên biên giới giúp các doanh nghiệp mở rộng thị trường và mạng lưới khách hàng ra phạm vi quốc tế. Với TMĐT xuyên biên giới, các doanh nghiệp
có thể tìm kiếm và có cơ hội tiếp cận nhiều nhà cung ứng hay mua hàng trên toàn thế giới, nhờ đó, có thể mua bán hàng với mức giá tốt hơn, cạnh tranh hơn, bên cạnh đó đây
là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể vươn ra thị trường quốc tế, tiếp cận
trực tiếp với người tiêu dùng cuối cùng, xây dựng mối quan hệ với khách hàng quốc tế mà không gặp nhiều rào cản và tốn chi phí như phương thức truyền thống.
Thứ hai, TMĐT xuyên biên giới giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, chi phí về
nhiều mặt, tăng doanh thu và hiệu quả giao dịch. Nhờ TMĐT xuyên biên giới, doanh nghiệp có thể đàm phán, giao kết và triển khai hợp đồng trực tuyến với đối tác nước ngoài
mà không cần gặp gỡ trực tiếp, giải quyết được những khó khăn của rào cản về không gian và thời gian, tiết kiệm thời gian, chi phí nhiều mặt, bên cạnh đó còn giúp các nhà cung ứng thể xây dựng thương hiệu và cung ứng sản phẩm trực tiếp đến tay người tiêu dùng nước ngoài mà không phải qua các khâu trung gian, tối đa hóa việc bán hàng đối những sản phẩm mà nhu cầu trong nước thấp nhưng lại có nhu cầu cao trên thị trường quốc tế, thị trường và lượng khách được mở rộng khiến doanh thu tăng.
16
Thứ ba, Thương mại điện tử xuyên biên giới giúp các doanh nghiệp tăng cường nhận biết thương hiệu với khách hàng. Trong kinh doanh, việc nhận thức về thương hiệu
là một yếu tố vô cùng quan trong khi mà việc cung cấp những sản phẩm nhu cầu của khách hàng là chưa đủ. Thương hiệu các doanh nghiệp sẽ có tầm nhìn cao hơn và tin tưởng hơn khi họ tham gia thị trường quốc tế.
Thứ tư, TMĐT xuyên biên giới giúp các doanh nghiệp tăng tính bền vững trong kinh doanh. Đặc biệt với các doanh nghiệp vừa, nhỏ và rất nhỏ khi mà họ thường rất khó khăn trong việc cạnh tranh với các doanh nghiệp có quy mô lớn vì nhiều nguyên nhân như thiếu vốn, chưa có chỗ đứng trên thị trường, nhân lực và lượng khách hàng ít,... Việc tham gia vào thương mại điện tử xuyên biên giới chính là một giải pháp tăng tính bền vững trong kinh doanh cho chính họ khi mà thị trường trong nước cạnh tranh khốc liệt.
1.1.2.3. Rủi ro của thương mại điện tử xuyên biên giới
Bên cạnh những lợi ích mang lại thì thương mại điện tử xuyên biên giới cũng tồn
tại rất nhiều rủi ro:
Thứ nhất, rủi ro tài chính. Kinh doanh theo hình thức thương mại điện tử xuyên biên giới tức là các doanh nghiệp thâm nhập vào một thị trường mới vì vậy đòi hỏi phải có sự đầu tư vào một số vấn đề bao gồm nội địa hóa trang web, cung cấp dịch vụ phục vụ khách hàng theo ngôn ngữ của từng vùng miền, có một quy trình logistics hiện đại,...
Để thực hiện được những đòi hỏi doanh nghiệp phải tốn kém một khoản chi phí lớn.
Thứ hai, rủi ro gian lận. một vấn đề quan trọng thường xảy ra trong kinh doanh quốc tế mà kinh doanh theo hình thức thương mại điện tử xuyên biên giới cũng không tránh khỏi, đó chính là gian lận. Gian lận có thể khiến các doanh nghiệp gặp nhiều rủi ro như mất hàng hóa, trả lại các giao dịch gian lận, bỏ lỡ doanh thu từ các đơn đặt hàng thật và tiền chi cho bảo vệ gian lận nói chung,v.v...
Thứ ba, rủi ro pháp lí, văn hóa. Sự khác biệt về pháp lý, văn hóa giữ các quốc gia
có thể gây ra rủi ro cao cho các doanh nghiệp kinh doanh theo hình thức TMĐT xuyên biên giới. Việc không am hiểu về pháp luật, văn hóa của các quốc gia thị trường có thể khiến các doanh nghiệp phải trả giá đắt, sản phẩm có thể không được thị trường chấp nhận, dẫn đến thất bại trong kinh doanh.
17
Thứ tư, rủi ro về an toàn thông tin. Các hoạt động TMĐT đều được triển khai thực hiện thông qua Internet và các thiết bị điện tử, các loại tội phạm trong thương mại điện tử ngày càng tinh vi và phức tạp hơn so với tội phạm theo hình thức truyền thống.