Khuyến khích doanh nghiệp xuất khẩu theo hình thức thương mạiđiện tử

Một phần của tài liệu Xúc tiến thương mại điện tử xuyên biên giới tại việt nam thực trạng và giải pháp,khoá luận tốt nghiệp (Trang 81 - 102)

Một số giải pháp để khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu theo hình thức B2C:

- Tuyên truyền những lợi ích của hình thức này đến doanh nghiệp xuất khẩu và các nhà sản xuất trong nước thông qua các buổi hội thảo để các tổ chức này nhìn nhận được những lợi ích nãy cũng như định hướng kinh doanh theo hình thức này.

- Tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo kiến thức và kĩ năng cho các doanh nghiệp khắc

phục điểm yếu về các kĩ năng marketing và bán hàng thông qua thương mại điện tử. - Thu hút đầu tư và vốn trong và ngoài nước, hợp tác với các sàn giao dịch có uy

tín ở quốc tế nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp.

- Chính phủ và các cơ quan nhà nước cũng cần tiến hành các hoạt động hỗ trợ các như hỗ trợ về tiếp cận tài chính, tiếp cận thị trường, hỗ trợ về thuế, hỗ trợ về xúc tiến thương mại... cho các doanh nghiệp xuất khẩu mà đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất bán hàng thông qua thương mại điện tử theo hình thức B2C. Bên cạnh đó cũng

Hiện nay ở Việt Nam có rất ít các sàn thương mại điện tử B2C xuyên biên giới do đó việc thiết lập các sàn thương mại điện tử B2C xuyên biên giới uy tín của Việt Nam là rất cần thiết để thúc đẩy xuất khẩu qua hình thức B2C. Một số biện pháp nhằm xây dựng các sàn TMĐT xuyên biên giới B2C:

- Chính phủ cần có các chính sách ưu ái nhằm khuyến khích các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ sàn nội địa tiến hành phát triển thành các sàn thương mại điện tử xuyên

68

biên giới. Một số chính sách có thể tiến hành như ưu ái về thuế quan, đầu tư về tài chính,

cử các chuyên gia hỗ trợ,...

- Các sàn tiến hành đầu tư và phát triển về các dịch vụ kèm theo thương mại điện

tử xuyên biên giới như dịch vụ thanh toán, phân phối, lưu kho,... phù hợp với hình thức thương mại điện tử xuyên biên giới B2C, bên cạnh đó có hỗ trợ nhiều ngôn ngữ khác nhau trên các website sàn thương mại điện để khách hàng từ các quốc gia khác nhau đều

có thể tiếp cận được.

- Thu hút các doanh nghiệp nước ngoài đặc biệt là các doanh nghiệp hay các công

ty có uy tín trên thị trường thế giới bán hàng trên các sàn thương mại nội địa, đồng thời đưa ra các chính sách ưu ái các doanh nghiệp này kinh doanh và phát triển nhằm lôi kéo

họ sử dụng các dịch vụ của sàn. Thông qua đó thu hút người tiêu dùng nước ngoài mua hàng trên các website TMĐT nội địa cũng như người tiêu dùng trong nước sẽ có cơ hội mua hàng hóa nước ngoài từ chính các doanh nghiệp nước ngoài thông qua các sàn thương mại trong nước.

- Xây dựng và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước bán hàng

lẻ xuyên biên giới nhằm phát triển cả về chiều nhập và chiều xuất.

- Thu hút đầu tư cho các sàn thương mại nội địa, tiến hành hợp tác, liên kết sàn TMĐT có uy tín ở nước ngoài.

- Chính phủ có thể hành thiết lập sàn thương mại điện tử xuyên biên giới B2C, cung cấp các dịch vụ sàn cũng như hỗ trợ đến các doanh nghiệp muốn bán hàng theo hình thức này hoặc Chính phủ khuyến khích thiết lập các sàn TMĐT xuyên biên giới B2C bởi các tổ chức khác trong nước.

- Tuyên truyền quảng cáo sàn ở trong nước cũng như quốc tế thông qua các công

cụ như email, mạng xã hội, banner,... nhằm tăng độ phủ sóng và nhận diện của sàn đối với khách hàng bao gồm cả những doanh nghiệp và người tiêu dùng.

- Các sàn cần đưa ra những chính sách khuyến mại, ưu đãi cho khách hàng nhằm

lôi kéo khách hàng sử dụng dịch vụ của các sàn đồng thời tạo thói quen mua hàng thông

69

3.3. KIẾN NGHỊ 3.3.1. Chính phủ

Thứ nhất, tăng cường đầu tư và hoàn thiện cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin quốc gia, có những chính sách nhằm thu hút đầu tư trong nước cũng như quốc tế vào lĩnh vực thương mại điện tử trong nước đặc biệt là lĩnh vựa thương mại điện tử xuyên biên giới.

Thứ hai, đưa ra và thực hiện những chính sách và biện pháp nhằm đảm bảo an toàn trong các giao dịch điện tử tránh các tác động tiêu cực như bị tin tặc tấn công website, ăn cắp thông tin... tăng lòng tin của người mua hàng và doanh nghiệp vào sử dụng thương mại điện tử trong mua bán hàng hóa.

Thứ ba, Chính phủ cần ban hành một văn bản pháp lí mới cập nhật hơn, phù hợp với thực tiễn hơn thay thế cho nghị định số 52/2013/NĐ-CP; đưa ra một văn bản pháp lí điều chỉnh thương mại điện tử xuyên biên giới nhằm có một văn bản pháp luật cụ thể điều chỉnh lĩnh vực này cũng như giải quyết sự chồng chéo về pháp luật điều chỉnh TMĐT xuyên biên giới, thích ứng với luật pháp quốc tế, với tình hình hiện tại và tương lai của TMĐT xuyên biên giới; ngoài ra, bổ sung thêm những điều luật giải quyết những

thiếu sót trong quy định của các văn bản pháp lí về thương mại điện tử.

Thứ tư, thiết lập hệ thống thanh toán điện tử quốc tế phù hợp để phục vụ cho thương mại điện tử xuyên biên giới, cùng với đó cần tiếp tục thực hiện rà soát, sửa đổi, bổ sung và ban hành các chính sách, cơ chế chính sách phát triển thanh toán điện tử nhằm tăng lòng tin của người tiêu dùng và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vào việc sử dụng hệ thống thanh toán điện tử.

Thứ năm, đề ra và tiến hành những chính sách, kế hoạch phát triển logistics cụ thể

và toàn diện, hoàn thiện khung pháp lí cho Logistics nhằm phát triển hệ thống logistics phù

hợp và đáp ứng cho thương mại điện tử đặc biệt là TMĐT xuyên biên giới.

Thứ sáu, tăng cường hợp tác trong khu vực và quốc tế về thương mại điện tử nhằm nhận được hỗ trợ, học hỏi được những kinh nghiệm và phát triển thương mại điện

tử xuyên biên giới trong nước.

Thứ bảy, tiếp tục có sự hỗ trợ đến các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thông qua thương mại điện tử như hỗ trợ về tiếp cận tài chính, tiếp cận thị trường, hỗ trợ về thuế, hỗ

trợ về xúc tiến thương mại, nâng cao năng lực quản lí các vấn đề TMĐT xuyên biên giới.

70

Thứ tám, đối với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ sàn điện tử xuyên biên giới trong

nước: chính phủ khuyến khích, có cơ chế đặc thù cho doanh nghiệp kinh doanh sàn thương mại điện tử hoặc có sự đầu tư về mặt tài chính nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp này

phát triển, góp phần hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa thông qua thương mại điện tử, góp phần tạo chuỗi cung ứng giá trị toàn cầu.

3.3.2. Bộ ban ngành

3.3.2.1. Đối với cơ quan Hải quan thuộc Bộ Tài Chính

Thứ nhất, Hải quan cùng các cơ quan ban ngành liên quan cần phối hợp tích cực và chặt chẽ với nhau nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính đối với hàng hóa xuất nhập khẩu đặc biệt là các thủ tục kiểm tra chuyên ngành nhằm rút gọn thời gian thông quan, giảm chi phí, tạo thuận lợi cho dòng lưu chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu của các doanh

nghiệp trong nước. Bên cạnh đó, nâng cao mức độ tin vậy trong các kết quả kiểm tra đối

với hàng hóa xuất nhập khẩu giữa các đơn vị có chức năng.

Thứ hai, tăng cường học hỏi và áp dụng các công nghệ hiện đại vào việc thực hiện các thủ tục hải quan, đẩy nhanh nghiên cứu và áp dụng Blockchain vào lĩnh vực Hải quan nhằm kiểm soát hàng hóa theo chuỗi trong kiểm tra chuyên ngành, thông quan

hàng hóa. Bên cạnh đó, cũng đẩy nhanh trong việc xây dựng “Đề án quản lý hoạt động thương mại điện tử xuyên biên giới đối với hàng hóa xuất nhập khẩu” để nâng cao quản lí và tạo thuận lợi cho các hoạt động xuất nhập khẩu thông qua thương mại điện tử.

Thứ ba, khuyến khích các doanh nghiệp và cộng đồng tích cực hợp tác và đóng góp ý kiến về quy trình thủ tục hải quan, đồng thời, tổng hợp ý kiến, rà soát, phân tích tình hình thực tế sau đó báo cáo lên các cơ quan có thẩm quyền, đề xuất sửa đổi hoặc bãi bỏ những quy định, quy trình bất hợp lí.

3.3.2.2. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo

Để tạo ra nguồn nhân lực chất lượng và đáp ứng nhu cầu đặt ra của thị trường đặc biệt là thương mại xuyên biên giới thì việc giáo dục và đào tạo đóng vai trò cốt lõi. Trước tình hình đó, Bộ giáo dục và đào tạo cần có những hành động cụ thể đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực Thương mại điện tử nói chung và TMĐT xuyên biên giới

nói riêng đáp ứng nhu cầu trong nước và hoàn thành mục tiêu đào tạo nhân lực cho TMĐT do Chính phủ đề ra. Một số kiến nghị đến Bộ giáo dục và đào tạo:

71

Thứ nhất, đào tạo các chuyên gia tin học, thường xuyên nắm bắt các thành tựu công nghệ thông tin mới để phục vụ cho TMĐT, có khả năng thiết kế các phần mềm đáp ứng nhu cầu của TMĐT.

Thứ hai, tổ chức thực hiện các chương trình tuyên truyền và tư vấn cho các em học sinh sinh viên định hướng theo ngành thương mại điện tử

Thứ ba, khuyến khích các trường đại học đưa thương mại điện tử vào một trong những ngành đào tạo, tăng chỉ tiêu tuyển sinh viên ngành thương mại điện tử ở các trường đại học đã đưa ngành này vào giảng dạy nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Thứ tư, hực hiện các chương trình liên kết với các trường đại học nước ngoài, cử học sinh sinh viên, giảng viên các trường đại học đi du học ở nước ngoài về lĩnh vực thương mại điện tử, chú trọng vào việc đào tạo nhằm tăng cường đội ngũ chuyên gia am

hiểu về TMĐT phục vụ trong nước.

Thứ năm, hỗ trợ trong việc xây dựng giáo trình về TMĐT và công nghệ thông tin

cho các trường đại học trong nước, xây dựng chuẩn đầu ra về thương mại điện tử cũng như phải có kế hoạch đào tạo cụ thể nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra nguồn nhân lực.

Thứ sáu, ngoài triển khai đào tạo TMĐT xuyên biên giới tại các trường đại học, Bộ giáo dục và đào tạo mở rộng hình thức đào tạo online qua Internet cho những đối tượng quan tâm đến lĩnh vực này.

Thứ bảy, Bộ giáo dục và đào tạo cần chú trọng trong việc đào tạo ngoại ngữ nhằm

tạo ra những lao động quốc tế phục vụ thương mại xuyên biên giới mà đặc biệt là thương

mại điện tử xuyên biên giới, tạo ra những người tiêu dùng thông thái khi mua hàng thông

qua hình thức này và khắc phục rào cản về ngoại ngữ khi người tiêu dùng Việt Nam mua hàng từ nước ngoài thông qua thương mại điện tử.

3.3.2.3. Đối với Bộ công thương

Thứ nhất, triển khai cụ thể những chính sách, kế hoạch, đề án của nhà nước về TMĐT và TMĐT xuyên biên giới, có sự phân công rõ ràng giữa các bộ ban ngành liên quan, hoàn thiện các thể chế chính sách của nhà nước rõ ràng, minh bạch cho các cơ quan, tổ chức thực hiện thuận lợi và theo đúng hướng.

Thứ hai, xây dựng hay sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp lí về thương mại điện tử và TMĐT xuyên biên giới cập nhật và thiết thực hơn với tình hình phát triển trong nước và hài hòa với pháp lý và tập quán quốc tế về giao dịch thương mại điện tử

72

Thứ ba, đưa ra và tăng cường cung cấp, hỗ trợ những dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp

vẫn còn yếu về sử dụng TMĐT xuyên biên giới xuyên suốt quá trình xuất nhập khẩu thông qua thương mại điện tử từ bước tìm kiếm khách, chuẩn bị hàng hóa, bảo hiểm hàng hóa, thủ tục hải quan, vận chuyển, thủ tục thanh toán, giải quyết khiếu nại, tranh chấp giữa các bên...

Thứ tư, tổ chức các buổi hội thảo, tập huấn, xây dựng chương trình bài giảng và tổ chức các lớp giảng dạy về thương mại điện tử cho các cán bộ quản lí nhà nước, doanh

nghiệp, nhằm nâng cao năng lực quản lý TMĐT, bổ sung kiến thức TMĐT, hoàn thành mục tiêu là đến năm 2020, sẽ có “50.000 lượt doanh nghiệp, cán bộ quản lý nhà nước được tham dự các khóa đào tạo ngắn hạn về thương mại điện tử” (Chính phủ, 2014). Cần phổ biến các nội dung như công tác quản lí của nhà nước về thương mại điện tử; các gian lận và chế tài xử phạt trong thương mại điện tử; vai trò và lợi ích của thương mại điện tử; phương pháp lập kế hoạch, chiến lược xây dựng website; xu hướng kinh doanh TMĐT,...

3.3.3. Doanh nghiệp

3.3.3.1. Đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu:

Thứ nhất, doanh nghiệp cần tổ chức đào tạo cho nhân viên của mình thuê chuyên

gia về giảng dạy về thương mại điện tử xuyên biên giới tại công ty hay gửi nhân viên đi đào tạo tại các lớp tập huấn, đào tạo do các cơ quan, tổ chức thực hiện nhằm nâng cao kiến thức và kĩ năng của nhân viên.

Thứ hai, doanh nghiệp cần có nhận thức đúng về thương mại điện tử cả về xu hướng cũng như có cái “nhìn xa trông rộng” về thương mại điện tử xuyên biên giới để các doanh nghiệp có thể chuẩn bị và định hướng các hoạt động kinh doanh trong tương lai phù hợp, thích ứng với thị trường quốc tế nhằm tiến xa hơn và tránh bị đào thải.

Thứ ba, doanh nghiệp cần tích cực tham gia nhiều hơn các hoạt động của các hiệp

hội như hiệp hội xuất nhập khẩu, hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam để nhận được sự hỗ trợ trong quá trình thực hiện xuất nhập khẩu thông qua thương mại điện tử, tích cực tham gia các tập huấn, các hội thảo, các buổi đào tạo kỹ năng kiến thức về thương mại điện tử do các tổ chức, các cơ quan nhà nước thực hiện.

Thứ tư, nỗ lực học hỏi và áp dụng thương mại điện tử vào tất cả các khâu trong giao dịch kinh doanh chứ không dừng lại ở việc chỉ sử dụng để khai thác thông tin của đối tác, khách hàng.

73

Thứ năm, doanh nghiệp cần thiết lập một bộ phận riêng biệt phục vụ cho hoạt động kinh doanh thương mại điện tử xuyên biên giới vì đây là một hình thức kinh doanh

hoàn toàn mới, có rất nhiều khác biệt với hình thức thương mại xuyên biên giới truyền thống. Có một bộ phận chuyên phục vụ về thương mại điện tử giúp các doanh nghiệp có thể khai thác kinh doanh theo hình thức này một cách tối đa.

Thứ sáu, tham gia các sàn giao dịch thương mại điện tử. Hiện nay nhiều sàn giao

dịch thương mại điện tử xuyên biên giới như Fado, Amazon, Alibaba,... đang có nhiều chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiến hành xuất khẩu thông qua TMĐT. Tham gia các sàn này các doanh nghiệp sẽ nhận được nhiều sự hỗ trợ không chỉ được hỗ trợ về mặt được đào tạo các kiến thức chuyên sâu, các kĩ năng về thương mại điện tử mà còn được hỗ trợ bán hàng trên các trang này, tận dụng được tối đa những thông tin hữu ích, các gói giải pháp và hỗ trợ giúp doanh nghiệp tiếp cận và áp dụng thương mại điện tử vào kinh doanh dễ dàng và thuận tiện hơn.

Thứ bảy, cần thiết lập các chiến lược kinh doanh trung và dài hạn trong đó cần tiến hành xác định thị trường mục tiêu, đối tượng khách hàng tiềm năng, nghiên cứu những thói quen tiêu dùng, văn hóa, pháp luật tại thị trường mục tiêu, sản phẩm kinh doanh, chiến lược quảng bá, hướng đi trong kinh doanh và lựa chọn cách thức đưa sản phẩm ra thị trường nước ngoài thông qua các sàn giao dịch điện tử hay website bán hàng,...

Thứ tám, đầu tư hơn cho các website bán hàng, giới thiệu sản phẩm trong đó việc

lựa chọn tên miền phù hợp là bước đầu tiên để xây dựng một website tin cậy trong mắt khách hàng, các website cần phải có nội dung thu hút khách hàng, thiết kế website, sản

Một phần của tài liệu Xúc tiến thương mại điện tử xuyên biên giới tại việt nam thực trạng và giải pháp,khoá luận tốt nghiệp (Trang 81 - 102)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w