2.2.1.1. Xây dựng hạ tầng viễn thông và Internet
Hạ tầng viễn thông và Internet chính là một trong những cơ sở hạ tầng của TMĐT,
thúc đẩy TMĐT nói chung và thương mại điện tử xuyên biên giới nói riêng trong nước phát triển. Internet xuất hiện ở Việt Nam từ năm 1997 và sau hơn hai thập kỉ xây dựng và phát triển, Việt Nam đã có được một hạ tầng Internet hiện đại. Cho đến nay, Việt Nam đã kết nối với nhiều tuyến cáp quang biển quốc tế bao gồm SMW3, AAG, APG, IA và AAE-1; hàng triệu km cáp quang, ADSL kết nối phủ sóng trên khắp cả nước.
Ngoài ra, Việt Nam có hạ tầng viễn thông 2G, 3G, 4G phủ sóng trên cả nước với hệ thống hơn 150.000 trạm BTS. Theo các số liệu từ báo cáo của Speedtest.net, tại Việt Nam tính đến đầu năm 2018, tốc độ Internet trên thiết bị di động ở Việt Nam là 20 Mbps,
36
xếp thứ 62 trên toàn cầu, tốc độ mạng ở băng rộng thông cố định là 24,46 Mbps, xếp thứ 59. Đặc biệt, dịch vụ mạng 5G dự kiến sẽ được triển khai vào năm 2020.
2.2.1.2. Tạo khung pháp lí cho thương mại điện tử
Chính phủ và các cơ quan nhà nước đã đưa ra các văn bản pháp lí làm cơ sở để hình thành khung pháp lí cho các hoạt động TMĐT tạo môi trường phát triển và duy trì sự ổn định của TMĐT trong nước, đồng thời cũng là công cụ quản lí của nhà nước. Các văn bản pháp lí được đưa ra bao gồm: văn bản pháp lí để hướng dẫn, quản lý hoạt động giao dịch và các hoạt động liên quan đến TMĐT, văn bản quy định xử lý vi phạm trong lĩnh vực TMĐT và thông tư hướng dẫn thi hành các nghị định liên quan đến TMĐT. Trong đó, Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ về thương mại điện tử là văn bản quan trọng, đóng vai trò cốt lõi trong hệ thống pháp luật của Việt Nam về thương mại điện tử, đánh dấu sự đổi mới về quan điểm quản lý nhà nước đối với một hình thức kinh doanh hiện đại. (Chi tiết xem tại phụ lục 1)
Ngoài ra còn có một số những văn bản pháp lí khác như Bộ luật Dân sự, Bộ luật Hình sự, Luật an ninh mạng, Luật an toàn thông tin... cũng là những văn bản pháp lí điều chỉnh đối với các hoạt động thương mại điện tử nói chung và thương mại điện tử xuyên biên giới ở nước ta nói riêng.
2.2.1.3. Cải cách thủ tục hành chính
Cho đến cuối năm 2018, Cục TMĐT và Kinh tế số đã thực hiện thành công việc triển khai các dịch vụ công và Chính phủ điện tử. Cục đã tiến hành “rà soát, thống kê, giảm thiểu thủ tục hành chính, tăng cường triển khai dịch vụ công trực tuyến, ban hành sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật nhằm pháp lý hóa việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến ở mức độ 3 và 4, nâng cao việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước” (Lan Anh, 2019). Trong đó, Cục đã phối hợp với các đơn vị liên quan khác cập nhật, nâng cấp các dịch vụ công trực tuyến thuộc lĩnh vực xuất nhập khẩu. Một số dịch vụ nổi bật như: Hải quan điện tử, Cấp phép giấy chứng nhận xuất xứ C/O điện tử, nhập khẩu thép tự động và nhiều dịch vụ công liên quan đến xuất nhập khẩu khác đã góp phần tăng hiệu quả các hoạt động xuất nhập khẩu nói chung và xuất nhập khẩu thông qua thương mại điện tử nói riêng.
2.2.1.4. Thiết lập và tiến hành thực hiện các kế hoạch liên quan đến thương mại điện tử
37
Năm 2014, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Chương trình phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2014 - 2020” với mục tiêu nhằm đưa thương mại điện tử trở thành hình thức kinh doanh phổ biến ở nước ta, đồng thời tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và quốc gia, tạo động lực thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong đó có nội dung liên quan đến TMĐT xuyên biên giới như “hợp tác quốc tế về thương mại điện tử với việc tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế về thương mại điện tử tại các tổ chức kinh tế, thương mại quốc tế, thúc đẩy hoạt động thương mại điện tử qua biên giới và thương mại phi giấy tờ” (Chính phủ, 2014).
Bên cạnh đó, năm 2016, Thủ tướng Chính phủ cũng đưa ra “Kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT giai đoạn 2016 - 2020” ban hành tại Quyết định số 1563/QĐ-TTg, trong
đó, cũng đề cập đến nội dung nhằm xúc tiến TMĐT xuyên biên giới như hợp tác với các
quốc gia để thúc đẩy hoạt động TMĐT xuyên biên giới và thương mại phi giấy tờ hay tập
trung đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử đối với các ngành hàng xuất khẩu chủ lực nhằm tăng cường khả năng tiếp cận thị trường, mở rộng hơn nữa quy mô xuất khẩu,... với
mục tiêu đặt ra nhằm giúp cho “TMĐT xuyên biên giới phát triển nhanh, phục vụ thiết thực hoạt động xuất nhập khẩu, giao dịch thương mại điện tử B2B chiếm 30% kim ngạch
xuất nhập khẩu vào năm 2020” (Thủ tướng Chính phủ, 2016).
Ngoài ra, trong việc triển khai chỉ thị 16/CT-TTg năm 2017 của Thủ tướng Chính
phủ ban hành về tăng cường tiếp cận cuộc CMCN lần thứ 4, cục Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số sẽ chủ trì xây dựng “Đề án phát triển thương mại điện tử và kinh tế số đến năm 2025”. Tổng cục Hải quan đang tiến hành xây dựng “Đề án quản lý hoạt động thương mại điện tử xuyên biên giới đối với hàng hóa xuất nhập khẩu”, theo đó, “Tổng cục Hải quan phải tiến hành hoàn thiện chính sách quản lý hoạt động thương mại điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đồng thời nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các thủ
tục hành chính nhằm quản lý hoạt động TMĐT đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, đồng thời, phải thiết lập cơ chế thanh toán, bảo lãnh và xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về giao
dịch và thương mại điện tử đối với hàng hóa xuất nhập khẩu” (Duyên Duyên, 2019) với mục đích giúp cho các hoạt động xuất nhập khẩu thông qua TMĐT diễn ra thuận lợi, vừa
đáp ứng yêu cầu của quản lý nhà nước về hải quan.
38
Cho đến nay, nhằm mục đích hội nhập kinh tế quốc tế, “Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với hơn 170 quốc gia trên thế giới, tăng cường quan hệ thương mại và xuất khẩu hàng hoá tới trên 230 thị trường của các quốc gia nước ngoài và vùng lãnh thổ, ký kết trên 90 Hiệp định thương mại song phương, gần 60 Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, 54 Hiệp định chống đánh thuế hai lần và nhiều Hiệp định hợp tác về văn hoá song phương với các nước và các tổ chức quốc tế” (Bộ Ngoại giao, 2012). Việt Nam đã kí kết các hiệp định FTA với nhiều quốc gia như Hàn quốc, Nhật Bản, Chile,... Việt Nam cũng đã kí kết và thực thi các FTA với tư cách là thành viên của ASEAN bao gồm FTA giữa ASEAN với đối tác là Hàn Quốc, Trung Quốc, Ản Độ, Nhật Bản, Úc và New Zealand. Đặc biệt mới đây, Việt Nam đã thông qua Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Trong những hiệp định Việt Nam đã tham gia và kí kết thì có hiệp định mà có những quy định về thương mại điện tử xuyên biên giới.
Như vậy, nhờ việc tham gia một loạt hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương cùng việc thông qua các hiệp định hợp tác quốc tế, đã đưa Việt Nam bước vào kỷ nguyên - hội nhập quốc tế sâu rộng. Trên cơ sở đó, giúp Việt Nam mở rộng thị trường xuất nhập khẩu cho các doanh nghiệp trong nước, là động lực thúc đẩy việc thực hiện xúc tiến thương mại điện tử xuyên biên giới.
2.2.1.6. Hợp tác quốc tế về thương mại điện tử xuyên biên giới
“Từ năm 2006 đến nay Việt Nam đã tích cực hợp tác đa phương về TMĐT với các tổ chức khu vực và quốc tế, như ASEAN, APEC, UNCITRAL (Ủy ban Liên hợp quốc về luật thương mại quốc tế)... Việt Nam cũng đã chủ động hợp tác song phương trong lĩnh vực này với Hoa Kỳ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản. Bộ Công Thương cũng đã hỗ trợ các doanh nghiệp, các hiệp hội của nước ta tham gia các tổ chức quốc tế về TMĐT, như Liên minh TMĐT châu Á - Thái Bình Dương (PAA), Liên minh các tổ chức cấp chứng nhận website TMĐT uy tín châu Á - Thái Bình Dương (ATA). Năm 2008, Trung tâm phát triển TMĐT Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của ATA” (Nguyễn Đình Luận 2015).
Trong khuôn khổ khu vực châu Á - Thái Bình Dương: Nhận thức được xu hướng
phát triển và tầm quan trọng của TMĐT đặc biệt là thương mại điện tử xuyên biên giới, trong chương trình nghị sự APEC 2017 được tổ chức tại Đà Nằng, Việt Nam vừa qua, Việt Nam đã đưa ra sáng kiến thành lập “Khung thuận lợi hóa thương mại điện tử xuyên
39
biên giới” nhằm tạo động lực thúc đẩy TMĐT xuyên biên giới tăng trưởng hơn nữa cũng
như tăng cường liên kết thương mại và kinh tế trong khu vực. Là một thành viên của APEC, “khung thuận lợi hóa thương mại điện tử xuyên biên giới” đã có tác động không nhỏ tới việc XTTMĐT xuyên biên giới tại Việt Nam.
Trong khuôn khổ khu vực Đông Nam Á, Việt Nam tích cực phối hợp với các nước ASEAN triển khai các lĩnh vực ưu tiên trong năm 2018 trong đó có Hiệp định ASEAN về Thương mại điện tử và Hội nhập số nhằm “tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch thương mại điện tử qua biên giới, tạo môi trường tin cậy và sự tin tưởng trong việc sử dụng thương mại điện tử cũng như tăng cường hợp tác thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế khu vực” (Phương Hoa, 2018).
Ngoài ra, Việt Nam còn tiến hành một số hợp tác quốc tế khác như Cục Xúc tiến thương mại trực thuộc Bộ Công Thương và Amazon global selling đã tiến hành kế hoạch
hợp tác nhằm mục đích hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp vừa
và nhỏ, rất nhỏ đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu và phát triển thương hiệu của mình thông
qua TMĐT, Việt Nam đã cùng Austria kí “Bản ghi nhớ về hợp tác Thương mại điện tử và Công nghiệp 4.0” (2015) nhằm thúc đẩy thương mại điện tử ở cả hai nước, Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam cùng Viện Nghiên cứu và Phát triển Thương mại Đài Loan đã thực hiện một chương trình gặp gỡ kết nối giữa các doanh nghiệp Việt Nam với
các doanh nghiệp hàng đầu tại Đài Loan về thương mại điện tử vào năm 2017...
2.2.1.7. Tổ chức các buổi hội thảo, tập huấn về thương mại điện tử xuyên biên giới
Tổ chức các buổi hội thảo nhằm giúp các doanh nghiệp Việt Nam có cái nhìn tổng thể về tình hình TMĐTXBG trong nước và quốc tế, nhìn nhận những cơ hội và thách thức và tìm cho doanh nghiệp một hướng đi phù hợp. Có thể kể đến một số những
hội thảo như hội thảo “Thương mại điện tử và nâng cao năng lực xuất khẩu cho doanh nghiệp” do Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số thuộc Bộ Công Thương, Sở Công thương phối hợp với VESA tổ chức hội thảo “Giải pháp liên kết xúc tiến xuất khẩu trực tuyến cho doanh nghiệp Bình Dương qua Alibaba.com”, Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương đã thực hiện hội thảo “Xuất khẩu qua nền tảng TMĐT: Cơ hội với Amazon” (2019), ITPC phối hợp với công ty OSB tổ chức hội thảo “Xúc tiến xuất khẩu
thông qua thương mại điện tử” đến các doanh nghiệp TP.HCM, hội thảo “Xuất nhập khẩu trực tuyến 2017” (2017) do VECOM phối hợp với VESA tổ chức, VECOM cũng đã phối hợp với các cơ quan nhà nước tổ chức Diễn đàn Toàn cảnh Thương mại điện tử
40
Việt Nam hằng năm, đây là cơ hội để các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân tại Việt Nam có thể trao đổi về những cơ hội và thách thức của lĩnh vực thương mại điện tử và kinh tế số...
Các cơ quan, bộ ban ngành ngoài tổ chức nhiều hội thảo còn thực hiện các buổi tập huấn về TMĐT xuyên biên giới để nâng cao kiến thức, kĩ năng và năng lực quản lý của doanh nghiệp về lĩnh vực này.
2.2.1.8. Tạo Website vietnamexport.com thúc đẩy xuất khẩu trực tuyến
Bộ công thương đã cho ra mắt trang điện tử vietnnamexport.com nhằm thúc đẩy xuất khẩu trực tuyến với mục đích giúp các doanh nghiệp nước ngoài có thể xác định được họ sẽ tiếp cận thông qua những kênh nào, thị trường nào để dễ dàng tiếp cận với thị trường Việt Nam. Đối với các doanh nghiệp Việt Nam muốn xuất khẩu hàng hóa của
mình ra thị trường nước ngoài cũng có thể thông qua các kênh của vietnamexport với mục tiêu giúp các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận được từ những thông tin cơ bản nhất về thị trường mục tiêu của mình như biểu thuế quan của quốc gia muốn xuất khẩu sản phẩm đến, kênh môi giới giúp doanh nghiệp tìm kiếm hay thẩm định uy tín của đối tác.