Tình hình thương mạiđiện tử xuyên biên giới tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Xúc tiến thương mại điện tử xuyên biên giới tại việt nam thực trạng và giải pháp,khoá luận tốt nghiệp (Trang 45 - 49)

2.1.3.1. Tình hình chung

Hiện nay, trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, đặc biệt, thế giới đang đứng ở đỉnh của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, có thể nói, TMĐT xuyên biên giới đang là lĩnh vực đang phát triển nhanh nhất của thương mại thế giới. Tính đến cuối năm 2016, TMĐT xuyên biên giới đạt mức gần 1.920 tỷ USD trên toàn cầu. Trong đó, khu vực Châu Á - Thái Bình Dương là khu vực có khối lượng giao dịch cao nhất trong đó doanh thu ngành bán lẻ xuyên biên giới đạt 144 tỷ USD, chiếm gần 35,9% doanh thu ngành bán lẻ xuyên biên giới toàn cầu. Theo sau là khu vực Tây Âu và Bắc Mỹ.

Tại Việt Nam, thương mại điện tử xuyên biên giới cũng là lĩnh vực được quan tâm và phát triển. Việt Nam mới chỉ ở giai đoạn đầu tham gia vào TMĐT xuyên biên

32

giới, mức độ phát triển vẫn còn rất khiêm tốn, doanh thu thương mại điện tử xuyên biên

giới của Việt Nam năm 2018 vào khoảng 28 triệu USD, chiếm chưa đến 1% so với tổng doanh thu toàn ngành thương mại điện tử.

Nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu đã thiết lập được mối quan hệ với đối tác làm ăn ở nước ngài thông qua các kênh trực tuyến như qua email, website, sàn thương mại điện tử, tuy nhiên, họ vẫn cho rằng gặp mặt trực tiếp để đàm phán và kí kết hợp đồng theo phương thức truyền thống vẫn là hiệu quả nhất. Các kênh trực tuyến chủ yếu được các doanh nghiệp sử dụng để tìm kiếm và khai thác thông tin đối tác. Tỷ lệ các website của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu sử dụng tên miền quốc tế cũng cao hơn so với các doanh nghiệp tập trung vào thị trường nội địa.

Những năm qua với sự gia nhập thị trường Việt Nam của nhiều trang thương mại

điện tử hàng đầu ở quốc tế như Amazon, Alibaba, eBay,... đã tạo điều kiện đưa các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam đến gần hơn thị trường quốc tế. Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cũng tham gia các sàn thương mại điện tử ngày càng mạnh mẽ, trên trang thương mại điện tử quốc tế Amazon có khoảng trên 300 tài khoản được đăng kí bởi các doanh nghiệp Việt Nam, tính đến cuối năm 2016 có hơn 500.000 thành viên giao

dịch là các doanh nghiệp Việt Nam trên trang thương mại điện tử Alibaba.

Bên cạnh đó, người tiêu dùng Việt Nam có nhu cầu mua hàng nước ngoài thông qua thương mại điện tử ngày càng cao. Nhờ có thương mại điện tử mà giờ đây người tiêu dùng Việt Nam có thể mua hàng hóa từ nước ngoài một cách dễ dàng hơn. Trên trang thương mại điện tử hàng đầu trên thế giới - Alibaba, Việt Nam có đến 2,8 triệu người mua hàng. Bên cạnh đó, Fado cũng hỗ trợ khách hàng Việt Nam mua hàng trực tuyến hơn 80 triệu sản phẩm trên trang thương mại điện tử Amazon.

Đối với thương mại điện tử xuyên biên giới B2C, hiện nay vẫn đang có sự bất cân xứng giữa tỷ lệ người Việt mua hàng ở nước ngoài và người nước ngoài mua hàng của Việt Nam thông qua các trang thương mại điện tử là yếu tố khiến cho thương mại điện tử xuyên biên giới ở Việt Nam vẫn chậm hơn so với trên thế giới. Các hàng hóa giao dịch trong phương thức này chủ yếu là hàng tiêu dùng có giá trị thấp. Theo khảo sát của VECOM, hàng hóa giao dịch trong TMĐT xuyên biên giới B2C phần lớn là có giá trị dưới 30 USD, chiếm đến 80%.

Hiện nay, mặc dù TMĐT xuyên biên giới đang là lĩnh vực phát triển nhất của thương mại thế giới, có rất nhiều tiềm năng để phát triển ở nước ta nhưng tại Việt Nam

33

lĩnh vực này vẫn còn khá mới, chưa nhận được niềm tin của người tiêu dùng đặc biệt là ở phía các nhà nhập khẩu. Do đó, việc nhập khẩu hàng hóa vẫn còn nhiều doanh nghiệp thực hiện theo hình thức truyền thống; người tiêu dùng Việt Nam vẫn ưa thích mua hàng

thông qua các tổ chức kinh doanh hàng nhập khẩu hoặc các các nhân kinh doanh hàng xách tay hơn.

2.1.3.2. Khảo sát nhu cầu mua hàng ở nước ngoài thông qua thương mại điện tử

Thiết kế khảo sát: Khảo sát về nhu cầu mua hàng ở nước ngoài thông qua thương

mại điện tử được thiết kế trên ứng dụng Google biểu mẫu và link khảo sát được gửi tới người tham gia khảo sát thông qua Facebook và Gmail. Khảo sát được thực hiện trong khoảng thời gian từ 26/3/2019 đến 30/4/2019 đối với đối tượng tham gia khảo sát hướng

đến là người tiêu dùng ở trong các độ tuổi dưới 18 tuổi, từ 18 đến 34 tuổi và trên 34 tuổi.

(Chi tiết bảng khảo sát xem phụ lục 2)

Kết quả khảo sát: Kết quả khảo sát cho thấy có 219 người tham gia khảo sát, tuy nhiên trong đó chỉ có 192 câu trả lời nhận được có tính xác thực, được sử dụng làm căn cứ nghiên cứu. Trong đó, số người tham gia khảo sát thuộc độ tuổi từ 18 đến 34 tuổi chiếm tỷ lệ lớn nhất với 91,7% tương đương 176 người. Đây cũng là độ tuổi mà có tỷ lệ

sử dụng Internet cao nhất ở nước ta.

■ < 18 tuổi ■ 18-34 tuổi ■ > 34 tuổi

Hình 2.9: Tỷ lệ các độ tuổi tham gia khảo sát

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

Bên cạnh đó, trong 192 câu trả lời đáng tin cậy trên, có 72,2% người đã từng sử dụng các loại hàng hóa có nguồn gốc nước ngoài, trong đó, tỷ lệ người tiêu dùng chưa

34

từng mua sắm các hàng hóa này thông qua Internet lại chiếm đến 52,8% và chỉ có 47,2%

người mua hàng online.

Trong 52,8% người chưa từng mua sắm hàng hóa nước ngoài thông qua Internet thì có đến 31,7% người cho rằng phương thức thanh toán phức tạp là lí do người tiêu dùng không sử dụng cách thức mua hàng này, 23,8% không tin tưởng chất lượng hàng hóa, 22,2% vì cách thức đặt hàng rắc rối, 15,9% chưa bao giờ thử và tỷ lệ không có nhu cầu cũng chiếm 15,9%.

Các loại hàng hóa nước ngoài thường được mua thông qua hình thức online như các mặt hàng thời trang, mỹ phẩm, thiết bị điện tử, thiết bị gia dụng, sách, báo, tạp chí, dụng cụ thể thao và du lịch và các hàng hóa khác.

Hình 2.10: Các loại hàng hóa nước ngoài thường được mua online

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

Người tiêu dùng thường mua sắm online các hàng hóa này thông qua các thiết bị như smartphone, máy tính hay một số các thiết bị điện tử khác, trong đó, mua sắm online

thông qua smartphone vẫn chiếm phần lớn (88,4%). Bên cạnh đó, người tiêu dùng tham gia khảo sát mua sắm hàng nước ngoài online thông qua 4 hình thức chính là mua hàng thông qua các sàn TMĐT xuyên biên giới, mua hàng trên website bán hàng của công ty nước ngoài, mua hàng của các cá nhân kinh doanh hàng xách tay bán online và mua hàng của các tổ chức nhập khẩu trong nước bán online. Trong đó, mua hàng từ các cá nhân kinh doanh hàng sách tay là hình thức được ưa chuộng hơn, chiếm tỷ lệ cao nhất 60,4%, thông qua các sàn TMĐT xuyên biên giới chiếm 26,4%, qua website bán hàng của người bán nước ngoài và tổ chức kinh doanh hàng nhập khẩu lần lượt là 22,6% và 24,5%.

35

Hình 2.11: Các kênh người tiêu dùng sử dụng để mua online hàng nước ngoài

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

Theo người tiêu dùng, họ thường mua hàng thông qua các cá nhân kinh doanh hàng xách tay là bởi giá rẻ hơn (25%), phương thức thanh toán đơn gản (43,8%), tin tưởng về chất lượng hơn (29,7%), cách thức mua hàng đơn giản hơn (37,5%) và một số lí do khác (1,6%).

Tỷ lệ mua hàng qua các sàn TMĐT xuyên biên giới và website bán hàng công ty nước ngoài vẫn còn thấp bởi phần lớn nguyên nhân là không rõ cách mua hàng trên đây (36,5%) và chưa thử bao giờ (34,9%), bên cạnh đó còn một số nguyên nhân khác như không biết đến hình thức này, phương thức thanh toán phức tạp, không tin tưởng chất lượng, sợ lộ thông tin cá nhân,...

Một phần của tài liệu Xúc tiến thương mại điện tử xuyên biên giới tại việt nam thực trạng và giải pháp,khoá luận tốt nghiệp (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w