Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Xúc tiến thương mại điện tử xuyên biên giới tại việt nam thực trạng và giải pháp,khoá luận tốt nghiệp (Trang 62 - 64)

49

Thứ nhất, thông qua việc ban hành những nghị định, thông tư, chỉ thị, văn bản pháp luật, Chính phủ và các cơ quan nhà nước đã tạo môi trường cho các doanh nghiệp trong nước ứng dụng TMĐT và kinh doanh số, bước đầu đã tạo được khung pháp lí cho việc thực thương mại điện tử xuyên biên giới. Việt Nam là quốc gia có mặt trong danh sách 78% các quốc gia trên thế giới có giao dịch điện tử. Việt Nam là một trong 38% quốc gia có chính sách bảo vệ người tiêu dùng và 45% quốc gia thiết lập chính sách bảo

vệ dữ liệu cá nhân và nằm trong số 75% quốc gia có Luật An ninh mạng.

Thứ hai, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã tiếp cận được và thực hiện áp dụng hình thức kinh doanh thương mại điện tử xuyên biên giới vào trong hoạt động kinh doanh ngày càng tăng lên. Ngày càng nhiều doanh nghiệp Việt nhận thức được lợi ích mà thương mại điện tử xuyên biên giới mang lại và có nhu cầu tham gia vào thương mại điện tử xuyên biên giới, xem đây là công cụ quan trọng trong chiến lược phát triển ra thị trường toàn cầu. OSB cho biết, trong năm 2016, số doanh nghiệp tham gia các chương trình tư vấn về lĩnh vực xuất khẩu trực tuyến tăng

và đào tạo kĩ năng xuất khẩu trực tuyến tăng đáng kể, các doanh nghiệp có nhu cầu tham

gia xuất khẩu trực tuyến chạm mức 2400 lượt tăng 34% so với năm 2015, đối với số doanh nghiệp tham gia đào tạo kĩ năng xuất khẩu cũng tăng lên 2600 lượt, cao hơn so với năm 2015 là 27%.

Thứ ba, nhờ có các hoạt động xúc tiến thương mại điện tử xuyên biên giới, thương

mại điện tử xuyên biên giới tại Việt Nam ngày càng phát triển. Tại Việt Nam, thương mại điện tử xuyên biên giới đang phát triển với tốc độ nhanh 20 - 30%/năm. Ước tính doanh thu thương mại điện tử xuyên biên giới của Việt Nam vào năm 2018 vào khoảng 28 triệu USD, đóng góp khoảng 1% doanh thu toàn ngành thương mại điện tử.

Thứ tư, nhờ có thương mại điện tử xuyên biên giới, người tiêu dùng Việt Nam có

thể dễ dàng tiếp cận thông tin và mua các hàng hóa có nguồn gốc ở nước ngoài. Trên trang thương mại điện tử hàng đầu trên thế giới - Alibaba, Việt Nam có đến 2,8 triệu người mua hàng. Bên cạnh đó, Fado cũng hỗ trợ khách hàng Việt Nam mua hàng trực tuyến hơn 80 triệu sản phẩm trên trang thương mại điện tử Amazon, trong đó chủ yếu là các mặt hàng thời trang, điện tử, vật dụng cho mẹ và bé...

Ngoài ra, đã có nhiều doanh nghiệp đã thành công với thương mại điện tử xuyên biên giới như Andre Gift Shop đã thực hiện bán hàng thành công trên Amazon, nhờ Amazon, thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty ở nước ngoài đã mở rộng rất nhiều

50

và doanh thu từ Amazon đóng góp khoảng 70% vào doanh số bán hàng trực tuyến của công ty này tính trong năm 2018, Công ty Dệt sợi Đam San cũng đã thành công trên lĩnh

vực TMĐT xuyên biên giới trên sàn Alibaba...

Một phần của tài liệu Xúc tiến thương mại điện tử xuyên biên giới tại việt nam thực trạng và giải pháp,khoá luận tốt nghiệp (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w