Giao dịch giữa doanh nghiệp và doanh nghiệp (B2B)

Một phần của tài liệu Xúc tiến thương mại điện tử xuyên biên giới tại việt nam thực trạng và giải pháp,khoá luận tốt nghiệp (Trang 43 - 45)

Kinh doanh thương mại điện tử theo mô mình B2B là một hình thức tiềm năng nhất trong lĩnh vực thương mại điện tử. Tại Việt Nam hình thức kinh doanh này đã và đang được triển khai, có nhiều tiềm năng nhưng hiện vẫn còn khá mờ nhạt, chưa được chú trọng phát triển và bỏ ngỏ, cũng như chưa thực sự tạo ra sự đột phá trong nền kinh tế chung của cả nước.

Các website dùng cho giao dịch B2B tại Việt Nam vẫn còn có số lượng khiêm tốn,

hiện nay có thể kể đến một số website thương mại điện tử B2B như vietnamexport.com,

gocom.vn, vietgo.vn, Alibaba.com... Trong quá trình hình thành và phát triển thương mại

điện tử ở nước ta, đã có nhiều website và sàn thương mại điện tử B2B được lập nên nhằm

phục vụ cho nhu cầu của giao thương. Trong giai đoạn trước, nhiều website thương mại điện tử B2B xuất hiện và hoạt động khá tốt nhưng cho đến hiện tại thì nhiều sàn giao dịch

đã phải đóng cửa như vnemart.com, gophatdat.com, ecvn.com, b2bvietnam.com, vietnamb2b.com... Qua đó, có thể thấy được phần nào những khó khăn trong việc phát triển của thị trường thương mại điện tử B2B.

Đối với việc nhận đơn đặt hàng và đặt hàng thông qua các công cụ trực tuyến thì theo “Báo cáo chỉ số thương mại điện tử 2018” của Bộ công thương, hiện nay, email vẫn là hình thức nhận đơn đặt hàng chủ yếu qua các công cụ trực tuyến của doanh nghiệp. Năm 2017, tỷ lệ doanh nghiệp tham gia khảo sát nhận đơn đặt hàng thông qua email chiếm 79%, giảm 6% so với 85% của năm 2016. Ngoài email, doanh nghiệp còn nhận đơn đặt hàng thông qua hai hình thức khác là website và sàn thương mại điện tử và tỷ lệ doanh nghiệp nhận đơn đặt hàng thông qua hai hình thức này cũng giảm so với 2016 lần lượt là 6% và 4%.

31

Bảng 2.1: Tỷ lệ doanh nghiệp nhận đơn đặt hàng thông qua các công cụ trực tuyến

2016 85 45 36 20N 79 39 32 Năm Tỷ lệ (%) Email Website Sàn TMĐT 2016 84 46 32 2017 79 41 29

(Nguồn: Bộ Công Thương, Báo cáo chỉ sô TMĐT 2017)

Trong khi đó, việc đặt hàng của doanh nghiệp với đối tác thông qua các công cụ trực tuyến chiếm phần lớn cũng là thông qua email (79%), còn lại là website chiếm 41% và sàn TMĐT chiếm 29%.

(Nguồn: Bộ Công Thương, 2018)

Qua đó có thể thấy, thương mại điện tử B2B ở Việt Nam vẫn còn rất nhiều tiềm năng để phát triển đặc biệt là thương mại điện tử B2B thông qua các sàn TMĐT.

Một phần của tài liệu Xúc tiến thương mại điện tử xuyên biên giới tại việt nam thực trạng và giải pháp,khoá luận tốt nghiệp (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w