Nhằm phát triển hệ thống logistics trong nước đáp ứng nhu cầu đặt ra của TMĐT
xuyên biên giới thì:
- Nhà nước cần đưa ra những chính sách hỗ trợ phát triển dịch vụ Logistics, pháp
luật điều chỉnh ngành, bộ máy quản lí để đảm bảo vai trò hỗ trợ, kiến tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, bình đẳng, phù hợp với cam kết hội nhập.
- Xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng giao thông, hạ tầng công nghệ thông tin nhằm tạo ra nền tảng cho hệ thống Logistics phát triển, tăng cường ứng dụng công nghệ
khoa học vào Logistics nhằm rút ngắn thời gian, tiết kiệm chi phí, nâng cao khả năng cạnh tranh của thương mại điện tử xuyên biên giới.
- Cần có một chiến lược tổng thể để phát triển đồng bộ hệ thống logistics Việt Nam, yêu cầu phải có sự liên kết chặt chẽ giữa các bộ như bộ công thương, bộ Giao thông
vận tải và một số bộ ngành liên quan khác trong chủ chương phát triển logistics Việt Nam,
cụ thể hóa những chính sách đường lối của đảng nhằm phát triển ngành logistics tại Việt
nam và đáp ứng được nhu cầu của thương mại điện tử xuyên biên giới.
- Thu hút đầu tư trong nước và ngoài nước để phát triển hạ tầng logistics và ứng
dụng công nghệ hiện đại vào logistics, đồng thời, thực hiện hợp tác quốc tế nhằm phát triển hệ thống Logistics.
65
- Xây dựng các trung tâm logistics ở cấp khu vực và quốc tế, nâng cao hiệu quả kết nối Việt nam với các nước trên thế giới, đưa Việt Nam trở thành đầu mối, trung tâm logistic của khu vực.
- Xây dựng và hoàn thiện khuôn khổ pháp lí về Logistics cho TMĐT nhằm tạo ra môi trường và thúc đẩy logistics cho thương mại điện tử phát triển bền vững.
3.2.6. Đào tạo đội ngũ nhân lực có kiến thức, kĩ năng đáp ứng thương mại điện tử xuyên biên giới
Đối với học sinh sinh viên
- Thành lập ngành TMĐT trở thành một trong những ngành đào tạo tại các trường
đại học trong nước, đặc biệt là đối với những trường đại học về kinh tế, công nghệ thông
tin, tăng chỉ tiêu tuyển sinh ngành thương mại điện tử hằng năm nhằm đào tạo ra đủ lực lượng lao động cho ngành trong tương lai. Đồng thời, xây dựng hệ thống kiến thức đào tạo chuyên sâu, gắn với thực tiễn.
- Cử học sinh, sinh viên, giảng viên các trường đại học có điều kiện ra nước ngoài
học hỏi về thương mại điện tử. Chú trọng vào việc đào tạo nhằm tăng cường đội ngũ chuyên gia am hiểu về TMĐT phục vụ cho nhu cầu đào tạo tại quốc gia cũng như trong việc phát triển TMĐT nói chung và thương mại điện tử xuyên biên giới nói riêng.
- Có sự đầu tư phù hợp vào giáo dục và đào tạo nhân lực về TMĐT về các mặt đầu tư tài chính, cơ sở vật chất, mở các Trung tâm đào tạo chuyên về thương mại điện tử, ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại vào giảng dạy nhằm đạt hiệu quả cao nhất,...
- Thực hiện liên kết giữa các trường đại học học và các doanh nghiệp TMĐT để đào tạo nhân lực cho thương mại điện tử, nhờ đó mà tận dụng được năng lực và thế mạnh của nhà trường cũng như các doanh nghiệp để khai thác và sử dụng hiệu quả các tiềm năng về cơ sở vật chất, con người, chuyên môn trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao về thương mại điện tử.
- Bên cạnh đó, chú trọng đào tạo về ngoại ngữ, nâng cao trình độ ngoại ngữ của học sinh, sinh viên và lao động Việt Nam. Trong quá trình hội nhập, ngoại ngữ là nhân tố không thể thiếu đối với lao động trong thời đại mới mà đặc biệt là đối với thương mại
điện tử xuyên biên giới - hình thức kinh doanh giúp doanh nghiệp tiếp cận trực tiếp với đối tác và khách hàng ở các nước khác nhau trên thế giới, ngoại ngữ chính là công cụ thể đàm phán, thỏa thuận trong quá trình mua bán hàng hóa và giúp cho các bên hiểu nhau hơn tránh những hậu quả đáng tiếc có thể sảy ra do hiểu sai đối tác. Đối với khách
66
hàng Việt Nam, việc thông thạo ngoại ngữ sẽ giúp người mua hàng hiểu rõ các quy trình
mua hàng trên các website thương mại điện tử nước ngoài không được hỗ trợ tiếng Việt,
thông tin sản phẩm doanh nghiệp được trình bày bằng những ngôn ngữ khác nhau, hỏi đáp nhằm được giải đáp thắc mắc...
Đối với nhân viên trong doanh nghiệp:
- Tổ chức các lớp đào tạo, thuê chuyên gia về giảng dạy và hướng dẫn cho nhân viên trong các công ty về TMĐT nhằm giúp cho những nhân viên đã quen với hình thức
truyền thống thay đổi tư duy, tiếp thu cái mới, rèn luyện các kiến thức và kĩ năng về thương mại điện tử, đối với những nhân viên đã có hiểu biết và kĩ năng về TMĐT giúp những nhân viên này nâng cao kiến thức, kĩ năng, cập nhập xu hướng thương mại điện tử trên thế giới đáp ứng được mục tiêu phát triển của doanh nghiệp.
- Tăng cường, thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, hội thảo về thương mại điện tử cho các doanh nghiệp, cá nhân,...
- Tham gia các chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thông qua TMĐT do các tổ chức cung cấp dịch vụ sàn TMĐT như Amazon, Alibaba, Fado,... để nhận được sự đào tạo về kiến thức, kĩ năng cũng như những hỗ trợ khác đến từ các