Giải pháp xúc tiến thương mạiđiện tử xuyên biên giới tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Xúc tiến thương mại điện tử xuyên biên giới tại việt nam thực trạng và giải pháp,khoá luận tốt nghiệp (Trang 75)

3.2.1. Phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật Internet và chú trọng bảo mật an toàn thông tin

Tốc độ cũng như sự ổn định của của Internet sẽ ảnh hưởng đến tốc độ giao dịch và giảm rủi ro tắc nghẽn mạng khi giao dịch. Do đó, Internet phải đủ nhanh, mạnh để truyền tải các thông tin, các sản phẩm số hóa và thực hiện thành công các lệnh giao dịch

đặc biệt là các giao dịch điện tử xuyên biên giới. Để đáp ứng nhu cầu đó của thương mại

điện tử xuyên biên giới cần:

- Tăng cường và thu hút đầu tư cho hạ tầng kỹ thuật Internet, nghiên cứu và triển

khai các gói dịch vụ Internet có tốc độ cao tại Việt Nam. Đẩy nhanh việc triển khai 5G thương mại ở nước ta vào năm 2020.

62

- Cần đưa ra những chính sách cho việc phát triển hạ tầng viễn thông bền vững, đúng đắn, phù hợp với tình hình hiện tại nhằm cụ thể hóa, vạch ra từng bước thực hiện và phát triển cho các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp triển khai thực hiện thống nhất và đạt được những mục tiêu phát triển đặt ra.

Trong khi Internet ngày phát triển, các hoạt động giao thương cũng như thanh toán đã và đang được triển khai thực hiện thông qua Internet thì vấn đề bảo mật an toàn thông tin trong các hoạt động thương mại điện tử là vô cùng cần thiết và càng trở nên quan trọng hơn đối với các hoạt động TMĐT xuyên biên giới bởi các loại tội phạm trong

thương mại điện tử đều tinh vi và phức tạp hơn so với tội phạm theo hình thức truyền thống. Một số các giải pháp bảo đảm an toàn thông tin trong TMĐT:

- Đào tạo lực lượng lao động về an ninh mạng có kiến thức và kĩ năng chuyên sâu, nắm bắt được tình hình an ninh mạng trong nước cũng như trên thế giới.

- Xây dựng một chính sách bảo mật an toàn thông tin trong thương mại điện tử rõ ràng, phù hợp với pháp luật và lợi ích an ninh quốc gia. Xây dựng các công cụ nghiệp

vụ nhằm kiểm tra và phát hiện xâm nhập, có biện pháp dự phòng, và khắc phục sự cố xảy ra.

- Thành lập các công ty đóng vai trò bên thứ ba cung cấp dịch vụ về an ninh mạng

và an toàn thông tin thực hiện việc đánh giá an ninh mạng cho các doanh nghiệp, tư

vấn và

cung cấp các giải pháp tối ưu cho các tổ chức doanh nghiệp thương mại điện tử.

3.2.2. Hoàn thiện môi trường và khung pháp lí cho thương mại điện tử

- Cần có văn bản pháp lí khác nhằm thay thế cho nghị định số 52/2013/NĐ-CP cập nhật hơn thiết thực hơn, trước những biến đổi khôn lường của thương mại điện tử, trong đó cần bổ sung thương mại điện tử xuyên biên giới vào quản lí. Hoặc có thể xây dựng một văn bản pháp lí riêng quy định về thương mại điện tử xuyên biên giới bởi TMĐT xuyên biên giới là hình thức mà không còn bị giới hạn phạm vi trong nước mà mở rộng ra phạm vi quốc tế, chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố và có nhiều bên trong giao

dịch hơn cũng như cách hoạt động ngày càng diễn ra phức tạp không lường trước được vì vậy mà nhiều vấn đề pháp lí có thể phát sinh trong giao dịch. Các văn bản pháp lí ban

hành ngoài việc cập nhật và thiết thực hơn với tình hình phát triển trong nước và đưa ra quy

tắc xử sự chung mà còn phải thích ứng, hài hòa với pháp lý và tập quán quốc tế về giao dịch

63

- Sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các văn bản pháp lí liên quan đến thương mại điện

tử cập nhật hơn với các tình hình và diễn biến trên thị trường cũng như phù hợp hơn với

luật pháp quốc tế.

- Các văn bản pháp lí được ban hành cần phải phù hợp và đồng bộ với các chính sách của nhà nước về thương mại điện tử nói chung và thương mại điện tử xuyên biên giới nói riêng nhằm tạo thuận lợi cho việc thực hiện hình thức kinh doanh này.

3.2.3. Tiếp tục cải cách thủ tục hải quan

Tiếp tục tăng cường thực hiện việc đơn giản hóa thủ tục hải quan, rút gọn hơn nữa thời gian thực hiện thủ tục hải quan đặc biệt là thời gian kiểm tra chuyên ngành đang chiếm 55% tổng thời gian nhập khẩu tại Việt Nam. Có thể thực hiện “áp dụng chuẩn quốc tế trong phân loại các biện pháp KTCN theo tiêu chí của UNCTAD và hợp lý hóa các biện pháp KTCN dựa trên cơ sở thực hiện phân tích chi phí, lợi ích của từng biện pháp. Tăng cường quản lý KTCN hiệu quả bằng cách áp dụng quản lý tuân thủ dựa

trên rủi ro, ứng dụng công nghệ thông tin, đặc biệt thông qua NSW và cho phép kiểm tra sau thông quan. Cải thiện tính minh bạch bằng cách áp mã HS cho hàng hóa cần áp dụng biện pháp. Nâng cao hiệu quả theo dõi cải cách các biện pháp KTCN thông qua sử

dụng cơ sở dữ liệu của Cổng Thông tin thương mại Việt Nam (VTIP). Tạo thuận lợi cho

công tác kiểm nghiệm nhanh bằng cách cho phép doanh nghiệp thuê ngoài cơ sở kiểm nghiệm có giấy phép thực hiện dịch vụ kiểm nghiệm độc lập.” (Ousmane Dione, 2018). Ngoài ra, có thể thực hiện loại bỏ những sản phẩm nằm trong danh sách có nguy cơ thấp

về khả năng có dịch bệnh, gây nguy hiểm,... nhằm giảm thời gian thông quan cho hàng hóa và đem lại những lợi ích tích cực cho quốc gia và và các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

3.2.4. Xây dựng hệ thống thanh toán điện tử quốc tế phục vụ cho thương mại điệntử xuyên biên giới tử xuyên biên giới

Nhằm xây dựng và phát triển hệ thống thanh toán quốc tế phục vụ thương mại điện tử cần:

- Khuyến khích người tiêu dùng Việt Nam mở các loại thẻ thanh toán quốc tế như

Visa Card, Master Card thông quan những chính sách như mở thẻ miễn phí, giảm phí cho người mở, giảm phí cho các giao dịch...

- Tăng cường triển khai hệ thống thanh toán điện tử xuyên biên giới, nâng cao quản lí đối với thanh toán điện tử xuyên biên giới, đồng thời tiến hành tuyên truyền

64

những lợi ích của hệ thống đến doanh nghiệp và người tiêu dùng nhằm thay đổi tư duy cũng như thói quen sử dụng tiền mặt, khuyến khích thực hiện thanh toán điện tử

- Có chính sách và khung pháp lí bảo vệ an toàn thông tin cho thanh toán điện tử

mà đặc biệt là thanh toán điện tử xuyên biên giới nhằm tăng sự tin tưởng của doanh nghiệp và người tiêu dùng.

- Thu hút vốn đầu tư và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho Thanh toán điện tử xuyên biên giới.

- Hoàn thiện khung pháp lí cho thanh toán điện tử xuyên biên giới đáp ứng tình hình phát triển trong nước và phù hợp với pháp luật quốc tế.

3.2.5. Phát triển hệ thống logistics đáp ứng thương mại điện tử xuyên biên giới

Nhằm phát triển hệ thống logistics trong nước đáp ứng nhu cầu đặt ra của TMĐT

xuyên biên giới thì:

- Nhà nước cần đưa ra những chính sách hỗ trợ phát triển dịch vụ Logistics, pháp

luật điều chỉnh ngành, bộ máy quản lí để đảm bảo vai trò hỗ trợ, kiến tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, bình đẳng, phù hợp với cam kết hội nhập.

- Xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng giao thông, hạ tầng công nghệ thông tin nhằm tạo ra nền tảng cho hệ thống Logistics phát triển, tăng cường ứng dụng công nghệ

khoa học vào Logistics nhằm rút ngắn thời gian, tiết kiệm chi phí, nâng cao khả năng cạnh tranh của thương mại điện tử xuyên biên giới.

- Cần có một chiến lược tổng thể để phát triển đồng bộ hệ thống logistics Việt Nam, yêu cầu phải có sự liên kết chặt chẽ giữa các bộ như bộ công thương, bộ Giao thông

vận tải và một số bộ ngành liên quan khác trong chủ chương phát triển logistics Việt Nam,

cụ thể hóa những chính sách đường lối của đảng nhằm phát triển ngành logistics tại Việt

nam và đáp ứng được nhu cầu của thương mại điện tử xuyên biên giới.

- Thu hút đầu tư trong nước và ngoài nước để phát triển hạ tầng logistics và ứng

dụng công nghệ hiện đại vào logistics, đồng thời, thực hiện hợp tác quốc tế nhằm phát triển hệ thống Logistics.

65

- Xây dựng các trung tâm logistics ở cấp khu vực và quốc tế, nâng cao hiệu quả kết nối Việt nam với các nước trên thế giới, đưa Việt Nam trở thành đầu mối, trung tâm logistic của khu vực.

- Xây dựng và hoàn thiện khuôn khổ pháp lí về Logistics cho TMĐT nhằm tạo ra môi trường và thúc đẩy logistics cho thương mại điện tử phát triển bền vững.

3.2.6. Đào tạo đội ngũ nhân lực có kiến thức, kĩ năng đáp ứng thương mại điện tử xuyên biên giới

Đối với học sinh sinh viên

- Thành lập ngành TMĐT trở thành một trong những ngành đào tạo tại các trường

đại học trong nước, đặc biệt là đối với những trường đại học về kinh tế, công nghệ thông

tin, tăng chỉ tiêu tuyển sinh ngành thương mại điện tử hằng năm nhằm đào tạo ra đủ lực lượng lao động cho ngành trong tương lai. Đồng thời, xây dựng hệ thống kiến thức đào tạo chuyên sâu, gắn với thực tiễn.

- Cử học sinh, sinh viên, giảng viên các trường đại học có điều kiện ra nước ngoài

học hỏi về thương mại điện tử. Chú trọng vào việc đào tạo nhằm tăng cường đội ngũ chuyên gia am hiểu về TMĐT phục vụ cho nhu cầu đào tạo tại quốc gia cũng như trong việc phát triển TMĐT nói chung và thương mại điện tử xuyên biên giới nói riêng.

- Có sự đầu tư phù hợp vào giáo dục và đào tạo nhân lực về TMĐT về các mặt đầu tư tài chính, cơ sở vật chất, mở các Trung tâm đào tạo chuyên về thương mại điện tử, ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại vào giảng dạy nhằm đạt hiệu quả cao nhất,...

- Thực hiện liên kết giữa các trường đại học học và các doanh nghiệp TMĐT để đào tạo nhân lực cho thương mại điện tử, nhờ đó mà tận dụng được năng lực và thế mạnh của nhà trường cũng như các doanh nghiệp để khai thác và sử dụng hiệu quả các tiềm năng về cơ sở vật chất, con người, chuyên môn trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao về thương mại điện tử.

- Bên cạnh đó, chú trọng đào tạo về ngoại ngữ, nâng cao trình độ ngoại ngữ của học sinh, sinh viên và lao động Việt Nam. Trong quá trình hội nhập, ngoại ngữ là nhân tố không thể thiếu đối với lao động trong thời đại mới mà đặc biệt là đối với thương mại

điện tử xuyên biên giới - hình thức kinh doanh giúp doanh nghiệp tiếp cận trực tiếp với đối tác và khách hàng ở các nước khác nhau trên thế giới, ngoại ngữ chính là công cụ thể đàm phán, thỏa thuận trong quá trình mua bán hàng hóa và giúp cho các bên hiểu nhau hơn tránh những hậu quả đáng tiếc có thể sảy ra do hiểu sai đối tác. Đối với khách

66

hàng Việt Nam, việc thông thạo ngoại ngữ sẽ giúp người mua hàng hiểu rõ các quy trình

mua hàng trên các website thương mại điện tử nước ngoài không được hỗ trợ tiếng Việt,

thông tin sản phẩm doanh nghiệp được trình bày bằng những ngôn ngữ khác nhau, hỏi đáp nhằm được giải đáp thắc mắc...

Đối với nhân viên trong doanh nghiệp:

- Tổ chức các lớp đào tạo, thuê chuyên gia về giảng dạy và hướng dẫn cho nhân viên trong các công ty về TMĐT nhằm giúp cho những nhân viên đã quen với hình thức

truyền thống thay đổi tư duy, tiếp thu cái mới, rèn luyện các kiến thức và kĩ năng về thương mại điện tử, đối với những nhân viên đã có hiểu biết và kĩ năng về TMĐT giúp những nhân viên này nâng cao kiến thức, kĩ năng, cập nhập xu hướng thương mại điện tử trên thế giới đáp ứng được mục tiêu phát triển của doanh nghiệp.

- Tăng cường, thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, hội thảo về thương mại điện tử cho các doanh nghiệp, cá nhân,...

- Tham gia các chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thông qua TMĐT do các tổ chức cung cấp dịch vụ sàn TMĐT như Amazon, Alibaba, Fado,... để nhận được sự đào tạo về kiến thức, kĩ năng cũng như những hỗ trợ khác đến từ các doanh

nghiệp này.

3.2.7. Tăng cường đầu tư và áp dụng thương mại điện tử vào tất cả quy trình kinhdoanh của doanh nghiệp xuất nhập khẩu doanh của doanh nghiệp xuất nhập khẩu

- Thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài nhằm khắc phục các thiếu sót về mặt tài chính của doanh nghiệp. Tuyên truyền cho các doanh nghiệp về các lợi ích và hiệu quả kinh doanh khi tham gia vào hình thức kinh doanh này để các doanh nghiệp đẩy mạnh đầu tư vào thương mại điện tử xuyên biên giới.

- Khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước đặc biệt các doanh nghiệp vừa và nhỏ tích cực áp dụng hình thức thương mại điện tử vào các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa thông qua việc tuyên truyền, mở các buổi tập huấn, hội thảo, các khóa học chuyên về thương mại điện tử cho các doanh nghiệp,... giúp các doanh nghiệp nâng cao các kỹ năng, kiến thức để có thể áp dụng TMĐT vào tất cả quy trình giao dịch từ tìm đối tác, đàm phán, giao kết hợp đồng, thanh toán,...

- Doanh nghiệp có thể mời chuyên gia về thương mại điện tử tham vấn cho các doanh nghiệp thực hiện thương mại điện tử vào tất cả các khâu để thực hiện đúng và giảm nhiều rủi ro có thể gặp phải.

67

3.2.8. Cải biến sản phẩm hấp dẫn và phù hợp với thị trường mục tiêu

Sản phẩm là yếu tố cốt lõi khi thâm nhập vào bất kì thị trường nào. Một sản phẩm

không phù hợp và đáp ứng nhu cầu của khách hàng thì tất yếu sẽ bị đào thải khỏi thị trường đó. Đặc biệt là đối với các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa tạo dựng được thương hiệu và uy tín tại thị trường nước ngoài thì đây chính là cơ sở tồn tại, phát triển và cạnh tranh cho nhiều công ty. Chính vì vậy, cần cải biến sản phẩm kinh doanh hoàn thiện không chỉ về mặt chất lượng mà còn về mặt hình ảnh, nhãn hiệu, bao bì, phù hợp thói quen tiêu dùng của khách hàng tại thị trường mục tiêu. Bên cạnh đó cần có các chiến lược marketing phù hợp nhằm quảng bá sản phẩm, xây dựng thương hiệu tới khách hàng.

3.2.9. Khuyến khích doanh nghiệp xuất khẩu theo hình thức thương mại điện tửB2C và xây dựng các sàn thương mại điện tử B2C xuyên biên giới của Việt Nam B2C và xây dựng các sàn thương mại điện tử B2C xuyên biên giới của Việt Nam

Một số giải pháp để khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu theo hình thức B2C:

- Tuyên truyền những lợi ích của hình thức này đến doanh nghiệp xuất khẩu và các nhà sản xuất trong nước thông qua các buổi hội thảo để các tổ chức này nhìn nhận được những lợi ích nãy cũng như định hướng kinh doanh theo hình thức này.

- Tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo kiến thức và kĩ năng cho các doanh nghiệp khắc

phục điểm yếu về các kĩ năng marketing và bán hàng thông qua thương mại điện tử. - Thu hút đầu tư và vốn trong và ngoài nước, hợp tác với các sàn giao dịch có uy

tín ở quốc tế nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp.

- Chính phủ và các cơ quan nhà nước cũng cần tiến hành các hoạt động hỗ trợ các như hỗ trợ về tiếp cận tài chính, tiếp cận thị trường, hỗ trợ về thuế, hỗ trợ về xúc tiến thương mại... cho các doanh nghiệp xuất khẩu mà đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất bán hàng thông qua thương mại điện tử theo hình thức B2C. Bên cạnh đó cũng

Một phần của tài liệu Xúc tiến thương mại điện tử xuyên biên giới tại việt nam thực trạng và giải pháp,khoá luận tốt nghiệp (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w