Xúc tiến thương mạiđiện tử xuyên biên giới

Một phần của tài liệu Xúc tiến thương mại điện tử xuyên biên giới tại việt nam thực trạng và giải pháp,khoá luận tốt nghiệp (Trang 30)

1.2.1. Xúc tiến thương mại

XTTM được định nghĩa với nhiều cách khác nhau:

Philip Kotler cho rằng “Xúc tiến là hoạt động thông tin tới khách hàng tiềm năng.

Đó là các hoạt động trao quyền, chuyển tải đến khách hàng những thông tin cần thiết về doanh nghiệp, phương thức phục vụ và những lợi ích khác mà khách hàng có thể thu được từ việc mua sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp cũng như những thông tin phản hồi lại từ phía khách hàng để từ đó doanh nghiệp tìm ra cách thức tốt nhất để thảo mãn yêu cầu của khách hàng.”

Trong cuốn “Lý luận và nghệ thuật ứng xử trong kinh doanh” của trường Đại học

Kinh tế quốc dân lại đưa ra khái niệm “Xúc tiến là các biện pháp và nghệ thuật mà các nhà kinh doanh dùng để thông tin về hàng hóa, tác động tới người mua, lôi kéo họ về phía mình và các biện pháp hỗ trợ bán hàng. XTTM gồm 3 nội dung chính: quảng cáo, các hoạt động yểm trợ và xúc tiến bán hàng”

Theo luật thương mại năm 2005 thì “Xúc tiến thương mại là hoạt động thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội mua bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ, bao gồm hoạt động khuyến mại, quảng cáo thương mại, trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ và hội chợ, triển lãm

thương mại”.

Những định nghĩa trên dù khác nhau nhưng tựu chung đều ám chỉ XTTM là những hoạt động thông tin đến khách hàng để khuyến khích nhu cầu mua hàng của khách hàng. Điều này có nghĩa là vẫn coi XTTM là một trong 4P của marketing.

Trung tâm Thương mại quốc tê (ITC) lại đưa ra quan niệm rằng XTTM là tất cả các biện pháp có thể tác động, hỗ trợ, khuyến khích phát triển thương mại.

Trong bối cảnh mà kinh tế đang có nhiều biến đổi dưới sự tác động của toàn cầu hóa thì XTTM hiểu theo quan điểm của ITC là phù hợp hơn bởi nó mang nghĩa rộng hơn, khá toàn diện ở tầm vi mô và vĩ mô.

Xét dưới góc độ kinh doanh quốc tế, các hoạt động xúc tiến thương mại bao gồm:

18

một số trường hợp nhất định xúc tiến thương mại có thể đồng nhất và được hiểu là hoạt động xúc tiến xuất khẩu.

1.2.2. Xúc tiến thương mại điện tử xuyên biên giới.

1.2.2.1. Khái niệm

Xúc tiến thương mại điện tử có thể hiểu là tất cả các biện pháp có thể tác động, hỗ trợ, khuyến khích phát triển việc tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động thương mại bằng phương tiện điện tử có kết nối với mạng internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác.

Xúc tiến thương mại điện tử xuyên biên giới là việc thực hiện các biện pháp nhằm

khuyến khích phát triển hoạt động xuất nhập khẩu của thương mại xuyên biên giới được

thực hiện thông qua các phương thức điện tử giữa các bên trong giao dịch từ các quốc gia khác nhau.

Xúc tiến thương mại điện tử xuyên biên giới bao gồm hai hoạt động: xúc tiến xuất khẩu và xúc tiến nhập khẩu thông qua thương mại điện tử. Xúc tiến xuất (nhập) khẩu thông qua thương mại điện tử là các hoạt động nhằm tăng xuất (nhập) khẩu của một nước hay một doanh nghiệp thông qua thương mại điện tử.

1.2.2.2. Nội dung của xúc tiến thương mại diện tử xuyên biên giới

Hoạt động xúc tiến của nhà nước: Các hoạt động xúc tiến của nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy TMĐT xuyên biên giới ở nước ta. Xúc tiến TMĐT xuyên biên giới của nhà nước là những biện pháp chính sách của nhà nước có tác động trực tiếp hay gián tiếp khuyến khích các các doanh nghiệp trong nước trong hoạt động kinh doanh theo hình thức TMĐT xuyên biên giới. Các hoạt động xúc tiến của nhà nước

bao gồm: Tạo dựng và hoàn thiện khung pháp lí về TMĐT xuyên biên giới, đàm phán và kí kết các hiệp định song phương và đa phương về TMĐT xuyên biên giới, xây dựng

cơ sở hạ tầng thương mại điện tử, hợp tác quốc tế với các tổ chức, các quốc gia khác về TMĐT, cải cách dịch vụ công trực tuyến, tổ chức các buổi hội thảo, tập huấn, thiết lập và tiến hành các đề án, kế hoạch, chính sách về TMĐT xuyên biên giới,....

Hoạt động xúc tiến của doanh nghiệp: Doanh nghiệp xuất nhập khẩu là lực lượng

chính trong việc thúc đẩy thương mại điện tử xuyên biên giới ở nước ta. Hiện nay các doanh nghiệp này đang thực hiện xúc tiến TMĐT xuyên biên giới thông qua các kênh như email, website bán hàng và các sàn TMĐT xuyên biên giới...

19

Ngoài ra, các tổ chức cung cấp dịch vụ sàn cũng có những hoạt động hỗ trợ xúc tiến lĩnh vực này. Các tổ chức cung cấp dịch vụ sàn là tổ chức thiết lập website TMĐT để các thương nhân, tổ chức, cá nhân khác có thể tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình mua bán hàng hóa, dịch vụ trên đó. Các hoạt động xúc tiến của các tổ chức này có thể kể đến như có những chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp đăng kí gian hàng, tổ chức các chương trình hỗ trợ và đào tạo cho các doanh nghiệp kiến thức và kĩ năng bán hàng,

thực hiện các chương trình hỗ trợ tạo động lực và nền tảng thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu thông qua thương mại điện tử...

1.2.2.3. Tầm quan trọng của xúc tiến thương mại điện tử xuyên biên giới

Thương mại điện tử xuyên biên giới đang là lĩnh vực phát triển nhanh nhất và là xu hướng phát triển toàn cầu của thương mại xuyên biên giới toàn cầu. Với những ưu thế vượt trội của mình, có thể nói TMĐT xuyên biên giới chính là hình thức kinh doanh quốc tế trong tương lai gần và có thể sẽ dần thay thế phương thức truyền thống. Chính vì vậy, việc tiến hành các hoạt động xúc tiến thúc đẩy TMĐT xuyên biên giới là vô cùng

quan trọng nhằm phát triển nền kinh tế thế giới nói chung và ở các quốc gia nói riêng. Xúc tiến TMĐT xuyên biên giới mà chủ yếu là xúc tiến xuất khẩu nhằm tăng khối lượng

hàng hóa xuất khẩu cho quốc gia, thúc đẩy kinh tế - xã hội, nâng cao vị thế quốc gia trên

thế giới, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo công ăn việc làm, cải thiện thu nhập của người lao động,giúp tăng ngoại tệ đáp ứng nhu cầu nhập khẩu phục vụ cho việc phát

đất nước, đồng thời giúp cân bằng cán cân thương mại...

1.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬXUYÊN BIÊN GIỚI XUYÊN BIÊN GIỚI

1.3.1. Các yếu tố bên trong

Thứ nhất, sản phẩm là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng để doanh nghiệp thực hiện XTTMĐT xuyên biên giới. Các sản phẩm phải là những

sản phẩm có tính quốc tế, đáp ứng được nhu cầu của người tiếu dùng ở nước ngoài hay nói cách khác là các sản phẩm phải có nhu cầu hoặc đó phải là những sản phẩm có thể tạo ra nhu cầu tại thị trường mục tiêu.

Thứ hai, là chiến lược xúc tiến TMĐT xuyên biên giới. Chiến lược kinh doanh đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sự tồn tại va phát triển của mỗi doanh nghiệp. Đối với hoạt động XTTMĐT xuyên biên giới, chiến lược XTTMĐT có thể dẫn tới sự thành bại của doanh nghiệp. Chiến lược XTTMĐT giúp các doanh nghiệp phân tích và

20

định hướng được các hoạt động, giúp doanh nghiệp thích ứng được những biến động trên thị trường có thể sảy ra và có những biện pháp đối phó kịp thời nhằm tăng cơ hội thành công và rủi ro cho doanh nghiệp.

Thứ ba, trình độ am hiểu công nghệ. Thương mại điện tử là việc mua bán trao đổi thông qua các phương tiện điện tử và mạng Internet. Vì vậy, yếu tố am hiểu công nghệ cũng là một yếu tố quan trọng tại các doanh nghiệp khi muốn tiến hành XTTMĐT xuyên biên giới. Bên cạnh đó việc am hiểu kiến thức về thương mại điện tử xuyên biên giới và áp dụng vào XTTMĐT xuyên biên giới cũng vô cùng quan trọng.

Nguồn nhân lực thành thạo các hoạt động trên mạng, có sự am hiểu về công nghệ

thông tin đặc biệt là thương mại điện tử cũng là nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện XTTMĐT xuyên biên giới.

1.3.2. Các yếu tố bên ngoài

Thứ nhất, xu hướng phát triển về công nghệ, Internet: Công nghệ thông tin và Internet ngày càng phát triển mạng mẽ. Thế giới đang ở đỉnh của cuộc cách mạng 4.0. Sự phát triển của công nghệ thông tin gắn liền với sự phát triển của TMĐT, do đó, sự phát triển của công nghệ thông tin và internet cũng tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của TMĐT đồng thời thúc đẩy xúc tiến TMĐT xuyên biên giới.

Thứ hai, hạ tầng cơ sở công nghệ: Thương mại điện tử là kết quả của sự phát triển

của kỹ thuật số hóa và công nghệ thông tin. Do đó để tiến hành xúc tiến thương mại điện

tử thì phải có một hạ tầng cơ sở thông tin vững chắc.

Thứ ba, các chính sách của nhà nước và hệ thống pháp lí ở cấp quốc gia và quốc tế: các chính sách của quốc gia sẽ tạo ra môi trường kinh tế, pháp lí và xã hội cho xúc tiến TMĐT xuyên biên giới. Thương mại điện tử xuyên biên giới diễn ra giữa các nước khác nhau do đó mà cũng chịu sự điều chỉnh của pháp luật quốc gia đó cũng như pháp luật quốc tế.

Thứ tư, hệ thống logistics là một yếu tố ảnh hưởng đến xúc tiến TMĐT xuyên biên giới. Các dịch vụ logistics được ví như “xương sống” của thương mại điện tử, gắn liền và hỗ trợ TMĐT. Sự phát triển thống logistics cũng là yếu tố thúc đẩy xúc tiến TMĐT xuyên biên giới.

21

Thứ năm, sự cạnh tranh không chỉ giữa các doanh nghiệp trong nước mà còn với các doanh nghiệp quốc gia nước ngoài cũng là yếu tố ảnh hưởng, thúc đẩy xúc tiến TMĐT xuyên biên giới.

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Chương 1 - Cơ sở lí luận về thương mại điện tử xuyên biên giới trình bày các khái niệm, nội dung liên quan đến thương mại điện tử, thương mại điện tử xuyên biên giới và xúc tiến thương mại điện tử xuyên biên giới. Thương mại điện tử xuyên biên giới là việc thực hiện các giao dịch kinh doanh trực tuyến giữa các bên ở các khu vực hoặc các quốc gia khác nhau thông qua Internet và các phương tiện điện tử. Đây là hình thức mang lại nhiều ưu thế vượt trội như giúp các doanh nghiệp mở rộng thị trường và mạng lưới khách hàng ra phạm vi quốc tế khắc phục được rào cản về khoảng cách địa lí và thời gian cũng như không tốn chi phí như phương thức truyền thống, giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, chi phí về nhiều mặt, tăng doanh thu và hiệu quả giao dịch, khách hàng có thể mua hàng trực tiếp từ nhà cung ứng nước ngoài với mức giá tốt mà không phải qua trung gian..., bên cạnh đó cũng tồn tại những rủi ro như rủi do pháp lí, văn hóa, gian lận... Xúc tiến TMĐT xuyên biên giới được hiểu là tất cả những biện pháp

nhằm thúc đẩy TMĐT xuyên biên giới. Các yếu tố ảnh hưởng đến xúc tiến TMĐT xuyên

biên giới bao gồm các yếu tố như nguồn nhân lực, trình độ về công nghệ, kiến thức kĩ năng bán hàng thông qua TMĐT, hệ thống pháp lí trong nước và quốc tế, nguồn nhân lực, khả năng cạnh tranh...

22

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ XUYÊN BIÊN GIỚI TẠI VIỆT NAM

2.1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM

Những năm gần đây, Internet phát triển nhanh cũng làm tăng nhanh lượng người dùng. Năm 2018, dân số Việt Nam chạm mốc 96.963.958 người (tính đến 31/12/2018), trong đó, số người sử dụng Internet lên đến hơn 64 triệu người, chiếm 66,65% dân số và chính sự phát triển này của Internet đã trở thành đòn bẩy, thúc đẩy thương mại điện tử tại Việt Nam.

Sau giai đoạn hình thành và phổ cập, từ năm 2016, cùng với sự phát triển của Internet, thương mại điện tử nước ta đã bước sang giai đoạn phát triển nhanh và có bước

tiến đáng khích lệ. Tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử ở Việt Nam trong những năm

gần đây luôn giữa ở mức trên 20%, Việt Nam cũng là quốc gia xếp hạng thứ 4 về lợi nhuận thương mại điện tử thu được ở Đông Nam Á vào năm 2018, với mức lợi nhuận đạt 2,733 tỷ USD, sau các quốc gia khác là Indonesia, Singapore và Thái Lan.

Trong đó, hai hình thức TMĐT chính là B2C và B2B, đặc biệt là hình thức B2C những năm qua tại Việt Nam đã có sự phát triển vượt bậc.

2.1.1. Giao dịch giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng (B2C)

Nhờ sự phát triển và lan tỏa của Internet tại Việt Nam mà hình thức kinh doanh thương mại điện tử B2C cũng ngày càng phát triển và nở rộ. Theo khảo sát năm 2017 của VECITA, 68% người dùng internet đã mua sắm trực tuyến với mức chi tiêu bình quân/người là 186 USD trong năm 2017, doanh thu thương mại điện tử B2C đạt 6,2 tỷ USD, tăng 24% so với năm 2016, chiếm 3 ,6% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước.

23 9 8 7 6 5 4 3 2 1 0

Doanh thu (tỷ USD) Tỷ lệ tăng trưởng

Hình 4.1: Doanh thu Thương mại điện tử B2C tại Việt Nam

(Nguồn: babuki.vn)

Năm 2018, doanh thu TMĐT B2C ở Việt Nam đạt mức 8 tỷ USD cao hơn so với mức 7 tỷ USD như dự tính ban đầu và tăng hơn 29% so với năm 2017. Việt Nam được đánh giá là một trong những thị trường có thương mại điện tử B2C phát triển nhanh trong khu vực và trên thế giới.

2.1.1.1. Tình hình lập Website của doanh nghiệp

Theo khảo sát của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam, số doanh nghiệp đã lập website của mình không thay đổi nhiều trong một số năm gần đây.

47% 46% 46% 45% 45% 44% 44% 43% 43% 42% 42%

Hình 2.2: Tỷ lệ doanh nghiệp có website

(Nguồn: Bộ Công thương, 2018)

Năm 2017, có 43% doanh nghiệp tham gia khảo sát đã lập website, tỷ lệ này giảm

không đáng kể so với các năm trước đó là năm 2016 và 2015. Nguyên nhân khiến tỷ lệ này giảm là bởi các doanh nghiệp hiện nay chú trọng làm App nhiều hơn là website do sự lên ngôi của thói quen sử dụng điện thoại di động có kết nối Internet của cộng đồng người tiêu dùng Việt Nam, cho nên số doanh nghiệp lập website có xu hướng giảm trong

24

về chức năng của website thì 89,9% website có chức năng giới thiệu về doanh nghiệp, 85,9% website có chức năng quảng bá cho sản phẩm, 38% website cho phép đặt

hàng và 3,5% website có chức năng thanh toán trực tiếp.

2.1.1.2. Tình hình kinh doanh trên mạng xã hội

Mua sắm trên các trang mạng xã hội ngày càng trở thành một hoạt động phổ biến

bởi tính tiện ích của nó. Hiện nay, thay vì phải đi đến các cửa hàng và tìm kiếm các sản phẩm mình muốn mua thì nhờ mạng xã hội, giờ đây người tiêu dùng cũng có thể xem và mua hàng khi ở bất cứ đâu.

Theo thống kê, số người sử dụng mạng xã hội tại Việt Nam ngày càng tăng, năm 2018, số người sử dụng lên tới 55 triệu người tăng gấp 2,1 lần so với năm 2015 là 26,25

triệu người.

(Đơn vị: Triệu người)

60 50 40 30 20 10 0 Hình 2.3: Số người sử dụng mạng xã hội (Nguồn: Internet)

Chỉ trong giai đoạn ngắn từ năm 2015 đến năm 2018, số lượng người sử dụng mạng xã hội có sự gia tăng mạnh như vậy là nhờ sự phát triển và lan tỏa mạnh mẽ của Internet và các thiết bị di động đặc biệt là điện thoại thông minh trong cộng đồng người Việt Nam. Các mạng xã hội phổ biến hiện nay người Việt Nam sử dụng đó là Facebook,

Zalo, Instagram, Twitter,... Mỗi người sử dụng có thể dùng đơn lẻ một mạng xã hội hoặc

sử dụng xen kẽ nhiều mạng xã hội khác nhau. Trong đó, Facebook và Zalo là hai mạng xã hội dẫn đầu về tỷ lệ người sử dụng, xếp sau là Instagram và Twitter. Năm 2018, tại Việt Nam, Facebook cũng đạt số người sử dụng là 58 triệu người, đứng thứ 7 trên thế giới.

Người Việt Nam sử dụng mạng xã hội với nhiều mục đích như giải trí, liên lạc

Một phần của tài liệu Xúc tiến thương mại điện tử xuyên biên giới tại việt nam thực trạng và giải pháp,khoá luận tốt nghiệp (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w