- Lừa đảo chứng khoán: mọi hành vi phạm các quy định pháp luật nhằm lừa dối hoặc lợi dụng nhà đầu tư đều bị coi là lừa đảo.
Tuy nhiên, việc chuyển đổi thành sở hữu tư nhân và niêm yết cũng đặt ra vấn đề liệu một Sở giao dịch chứng khoán có tính thương mại sẽ thực hiện đúng
vấn đề liệu một Sở giao dịch chứng khoán có tính thương mại sẽ thực hiện đúng vai trò cơ quan quản lý hay tổ chức tự quản hay không? Liệu Sở giao dịch này có giảm bớt nguồn lực quản lý để tiết kiệm chi phí hay nó sẽ làm giảm năng lực của cơ quan quản lý trong việc thu hút thêm công ty tham gia niêm yết? Mặt khác, liệu Sở giao dịch chứng khoán có thực hiện một cách công bằng vai trò của cơ quan quản lý hay tổ chức tự quản hay không? Liệu nó có hoạt động theo cách độc quyền hay không? Quá trình cổ phần hoá Sở giao dịch chứng khoán Tokyo (TSE) của Nhật Bản là một bài học kinh nghiệm mà chúng ta cần tham khảo. Kế hoạch cổ phần hoá và niêm yết ngay tại “sân nhà” của TSE bị trì hoãn nhiều lần, một trong những lý do là do Cơ quan Dịch vụ Tài chính Nhật Bản phản đối kế hoạch cổ phần hoá do lo ngại có sự đối nghịch về lợi ích giữa chủ thể hay chủ sở hữu vốn với người đại diện hay nhà quản trị trên thị trường chứng khoán. Theo cơ quan này, với tư cách vừa là nhà điều hành thị trường chứng khoán, vừa theo đuổi mục tiêu lợi nhuận cho bản thân nên TSE sẽ khó có thể dung hoà lợi ích để cùng có lợi và cùng phát triển. Tuy nhiên, không thể cưỡng lại xu thế phát triển của thế giới, nhất là trong bối cảnh cạnh tranh mạnh mẽ với các trung tâm tài chính khác của Mỹ, Anh, TSE vẫn kiên định con đường cổ phần hoá của mình, song vẫn cố gắng tìm kiếm những giải pháp để cân bằng giữa trách nhiệm cung cấp cơ sở hạ tầng tài chính cho công chúng và mục tiêu lợi nhuận. Giải pháp mà TSE đưa ra chính là mô hình bộ máy quản lý của Sở giao dịch chứng khoán. Mô hình này bao gồm: