Thứ nhất, trong các vi phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực giao dịch chứng khoán, rất khó hoặc không thể xác định được người bị hại và mức độ thiệt

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về giao dịch chứng khoán trên thị trường giao dịch tập trung (Trang 52 - 53)

- Lừa đảo chứng khoán: mọi hành vi phạm các quy định pháp luật nhằm lừa dối hoặc lợi dụng nhà đầu tư đều bị coi là lừa đảo.

Thứ nhất, trong các vi phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực giao dịch chứng khoán, rất khó hoặc không thể xác định được người bị hại và mức độ thiệt

chứng khoán, rất khó hoặc không thể xác định được người bị hại và mức độ thiệt hại một cách cụ thể. Chính vì vậy, có quan điểm cho rằng các vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán là những “tội phạm không có nạn nhân” bởi không có ai bị thiệt hại cả [75, tr.3]. Song điều này là không đúng vì sẽ có những nạn nhân trực tiếp và gián tiếp khi công chúng đầu tư mất đi niềm tin vào thị trường, chất lượng thị trường bị giảm sút và hiệu quả của thị trường bị ảnh hưởng. Ví dụ: hành vi thao túng thị trường hoặc hành vi giao dịch nội gián làm tổn hại trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của một số đông công chúng đầu tư (do không có được thông tin, hoặc nhầm lẫn về giá trị thực của chứng khoán...). Điển hình là vụ thao túng thị trường cổ phiếu công ty Venture Capital Group, một công ty thực phẩm chăn nuôi niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Thâm Quyến (Trung Quốc). Công ty chứng khoán danh tiếng Shenyin Wanguo đã cùng một số nhà quản lý quỹ nước ngoài tiến hành các giao dịch nhằm thao túng thị trường cổ phiếu Venture Capital Group, làm cho giá cổ phiếu của công ty này tăng gần 10 lần trong suốt 3 năm từ 1999-2002. Sau khi vụ Venture Capital bị phát hiện và xử lý, toàn bộ hoạt động của thị trường chứng khoán Trung Quốc đã bị ảnh hưởng và giảm khoảng 3% vào tháng 1/2003 [73, tr.21]. Do vậy, xác định mức độ thiệt hại để làm căn cứ bồi thường trong việc xử lý một hành vi vi phạm về giao dịch chứng khoán cũng không đơn giản. Thiệt hại do vụ lừa đảo lớn nhất nước Mỹ của tập đoàn Enron tháng 12/2001 là minh chứng cho việc khó xác định cụ thể mức độ thiệt hại và số lượng người bị thiệt hại do hành vi vi phạm trên thị trường chứng khoán gây ra. Cho đến khi phá sản, Enron đã che dấu tổng số tiền nợ lên đến 22 tỷ USD. Toà án đã buộc tội ban lãnh đạo của Enron về tội gian lận tài chính, thổi phồng giá cổ phiếu để khuyến khích nhân viên và giới đầu tư mua cổ phần trong khi cố tình che đậy những thông tin về khó khăn tài chính của công ty. Hậu quả của vụ việc

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về giao dịch chứng khoán trên thị trường giao dịch tập trung (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)