Hại, khía cạnh xung đột pháp lý), thực tiễn pháp luật về giao dịch chứng khoán trên thế giới cho thấy việc cứng nhắc xử lý hình sự các hành vi vi phạm (trừ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về giao dịch chứng khoán trên thị trường giao dịch tập trung (Trang 55)

- Lừa đảo chứng khoán: mọi hành vi phạm các quy định pháp luật nhằm lừa dối hoặc lợi dụng nhà đầu tư đều bị coi là lừa đảo.

hại, khía cạnh xung đột pháp lý), thực tiễn pháp luật về giao dịch chứng khoán trên thế giới cho thấy việc cứng nhắc xử lý hình sự các hành vi vi phạm (trừ

trên thế giới cho thấy việc cứng nhắc xử lý hình sự các hành vi vi phạm (trừ trường hợp đặc biệt cần thiết) là không hiệu quả. Ví dụ: theo pháp luật úc, hành vi giao dịch nội gián bị coi là tội phạm hình sự, trong khi ở Hongkong thì không. Do vậy, ở úc, để buộc tội và xử lý một hành vi giao dịch nội gián, bắt buộc phải có đầy đủ các căn cứ chứng minh theo qui định của pháp luật hình sự. Mặt khác, hành vi giao dịch nội gián được xét xử tại các Toà hình sự thông thường, và các Toà này thường không đủ chuyên gia để xét xử chính xác các vụ việc liên quan tới giao dịch chứng khoán. Chính vì vậy, rất nhiều cuộc điều tra hành vi nghi ngờ có giao dịch nội gián, nhưng số lượng các vụ việc bị xử phạt rất hạn chế. Sau một thời gian dài xử lý hình sự đối với hành vi vi phạm này không hiệu quả, úc chuyển sang xử lý dân sự và vụ việc Uỷ ban Chứng khoán và Đầu tư úc (ASIC) khởi kiện M.J.Petsa và M.Miot cho thấy hiệu quả của sự chuyển hướng đó. Ngày 24/8/2004, ASIC tuyên bố đệ trình các thủ tục xử phạt dân sự lên Toà án Liên bang tại Melbourne đối với ông Messrs John Petsas và Marc Miot vì đã có hành vi giao dịch nội gián vào tháng 1/2003. Petsas – nhân viên phụ trách quan hệ khách hàng tại Tập đoàn Ngân hàng New Zealand và úc đã biết được thông tin mật về việc sáp nhập BRL Hardy và Constellation. Petsas đã bán thông tin nội bộ này cho Miot và ngay sau đó ông Miot đã mua 95 hợp đồng quyền chọn mua cổ phiếu BRL để kiếm một khoản lợi nhuận xấp xỉ 128.000 AUD. ASIC cáo buộc bị đơn đã vi phạm các quy định về giao dịch nội gián và phải chịu phạt tiền lên tới 200.000 AUD. ASIC cũng yêu cầu bồi thường cho các bên đối tác chịu thiệt hại do bán hợp đồng quyền chọn cho bị đơn và bất kỳ lợi nhuận nào mà các bị đơn thu được đều được chuyển thành tiền bồi thường. Đây là lần đầu tiên ASIC thực hiện thủ tục xử phạt dân sự đối với hành vi giao dịch nội gián và hướng xử lý này tỏ ra hiệu quả hơn nhiều so với xử lý về hình sự [73, tr.14]. Mỹ cũng là một ví dụ thành công trong việc xét xử các vụ vi phạm trên thị trường chứng khoán theo thủ tục dân sự chứ không phải theo thủ tục hình sự. Theo thống kê năm 2006, 95% các vụ vi phạm pháp luật về chứng khoán tại Mỹ được giải quyết theo thủ tục dân sự, chỉ có 5% giải quyết theo thủ tục hình sự [44].

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về giao dịch chứng khoán trên thị trường giao dịch tập trung (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)