thị trường chứng khoán so với các hoạt động khác của nền kinh tế [3] và các quy chế do các tổ chức tự quản ban hành có vai trò bổ trợ vô cùng quan trọng đối với hệ thống pháp luật thực định trong việc điều chỉnh các hoạt động trên thị trường chứng khoán. Về vấn đề này, Richard W. Jennings (Mỹ) cho rằng: “Hoạt động quản lý thị trường chứng khoán từ xưa nay đã đặt một niềm tin cậy lớn lao vào các nguyên tắc của các tổ chức tự quản. Từ rất lâu trước khi Luật Chứng khoán và Giao dịch Chứng khoán 1934 được áp dụng thì các Sở Giao dịch Chứng khoán đã tham gia một cách sâu sắc vào hệ thống quản lý ngành chứng khoán thông qua việc chấp thuận gia nhập và điều chỉnh các hoạt động của thành viên của mình” [99, tr.663] . Thậm chí, theo luật gia Bernard S.Black (Mỹ), “Các quy chế tự quản của Sở Giao dịch Chứng khoán có thể được coi là thành tố quan trọng trong tổng thể các thể chế pháp lý của thị trường chứng khoán, là cơ sở để thiết lập một thị trường chứng khoán vững mạnh” [102, tr.22]. Theo quy định của Luật Chứng khoán và Giao dịch Chứng khoán Mỹ, các công ty môi giới và tự doanh chứng khoán buộc phải tham gia ít nhất một tổ chức tự quản [96]. Thông thường, các công ty này là thành viên của nhiều tổ chức tự quản và cùng một lúc chịu sự giám sát của các tổ chức này. Chính vì thế, giữa Sở giao dịch chứng khoán và các tổ chức tự quản có sự phân định chức năng giám sát đối với các công ty chứng khoán để hạn chế giám sát chồng chéo, tăng cường bảo vệ nhà đầu tư và hợp tác giữa các tổ chức này. Như vậy, bên cạnh Uỷ ban Chứng khoán Mỹ thì Sở giao dịch chứng khoán Mỹ (AMEX), Sở giao dịch quyền chọn Chicago (CBOE), Hiệp hội Kinh doanh Chứng khoán (NASD), Sở giao dịch chứng khoán New York